Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn - Đề số 2

PHẦN I- ĐỌC HIỂU (5điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

 NẮNG MỚI

Mỗi lần nắng mới hắt bên song

 Xao xác gà trưa gáy não nùng;

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời,

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ

 Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.

 Trích trong tập Tiếng thu (1939) - Lưu Trọng Lư

1.Bài thơ này sáng tác trong thời kì nào?

a.Trước năm 1945. b.Sau năm 1945. c.Sau năm 1975.

 

docx2 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 2768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn - Đề số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 2 Cô Hường
PHẦN I- ĐỌC HIỂU (5điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
 NẮNG MỚI
Mỗi lần nắng mới hắt bên song
 Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời,
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ
 Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.
 Trích trong tập Tiếng thu (1939) - Lưu Trọng Lư
1.Bài thơ này sáng tác trong thời kì nào?
a.Trước năm 1945. b.Sau năm 1945. c.Sau năm 1975.
2. Nêu chủ đề bài thơ?
3. Từ nắng mới trong khổ thơ đầu và khổ thơ thứ hai khác nhau ở chỗ nào?
4. Em hiểu hai câu Mỗi lần nắng mới hắt bên song/ Xao xác gà trưa gáy não nùng; như thế nào?
5.Cảm xúc của nhà thơ trong khổ thơ 1 như thế nào?
6.Chữ “ngoài nội” trong câu Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội có nghĩa là gì?
7.Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a.So sánh. b.Nhân hoá. c.Cả a và b.
8.Trong khổ thơ thứ 2 tác giả nhớ lại hình ảnh gì?
9. Hình ảnh “áo đỏ” là chiếc áo gì ? Tại sao tác giả lại nhớ đến?
10.Từ “chửa” trong câu Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ được hiểu là gì?
11. Cảm xúc của anh / chị khi đọc hai câu thơ Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ/ Hãy còn mường tượng lúc vào ra?
12.Hãy chỉ ra nghệ thuật đặc sắc nhất trong hai câu cuối bài là gì?
a.Sử dụng hình ảnh nhân hoá.
b. Sử dụng thủ pháp miêu tả.
c.Cả hai ý trên.
13. Ở khổ thơ cuối chân dung người mẹ hiện lên qua hình ảnh nào? Đọc câu thơ này làm em nhớ gì về phong tục của người phụ nữ xưa?
14.Cả bài thơ có những chi tiết nào làm nổi bật nội dung của toàn bài?
a.Nắng mới, tiếng gà, ngoài nội.
b.Nắng mới, áo đỏ, giậu thưa.
c.Nắng mới, áo đỏ, tay áo.
d.Nắng mới, áo đỏ, nét cười đen nhánh.
15. Cảm xúc nào của tác giả để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em?
16. Trong cuộc sống có nhiều tác phẩm viết về những kỉ niệm sâu sắc về mẹ. Hãy nêu tên một số tác phẩm mà em biết hoặc đã học?
17. Kể tên một vài bài hát mà có nội dung nhớ mẹ như bài thơ trên?
18. Đọc xong bài thơ em có suy nghĩ gì về các ứng xử của một số người trong mẩu tin sau:
- Ngày 14.4, TAND Tối cao tại Ðà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm, bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm, mức án tử hình đối với Nguyễn Mạnh Dương (35 tuổi, ngụ tổ 7, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) về tội "giết người". Nạn nhân là bà mẹ 58 tuổi của bị cáo.
- Mới đây trên báo chí đăng tải thông tin ở thôn Cao Xá (Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội), bà Nhưng bị vợ chồng cô con gái cả đánh và nhét bùn đất vào mồm chỉ vì dám đòi lại số tiền đã cho con gái vay.
PHẦN II – VIẾT (5điểm) Chọn 1 trong 2 câu sau:
 Câu 1: Ở địa phương em ở có cảnh đẹp . Em hãy viết một bài văn giới thiệu về cảnh đẹp ấy khiến người đọc có thể nghĩ đây là một điểm du lịch lí tưởng.
Câu 2: Em hãy nêu dụng ý của nhà văn khi xây dựng nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân?

File đính kèm:

  • docxĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN NĂM 2014.docx
Bài giảng liên quan