Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn: Ngữ văn

Câu 1 (2 điểm):

a. Phân tích ngữ pháp của câu văn sau:

Có lẽ thật thế, trong tôi đang sống lẫn lộn cả rồng phượng với rắn rết, thiên thần và ác quỉ. (Nguyễn Minh Châu – Bức tranh)

a. Chép thuộc theo trí nhớ khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh và thực hiện các yêu cầu sau:

- Giải nghĩa từ “chùng chình”?

- Tác dụng của cách dùng từ “Chùng chình” trong đoạn thơ?

Câu 2 (3 điểm):

Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, Lý Lan viết: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con”.

Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt tay con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn khoảng 01 trang giấy thi bàn về tính tự lập.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
- Tác dụng của cách dùng từ “Chùng chình” trong đoạn thơ?
Câu 2 (3 điểm):
Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, Lý Lan viết: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con”.
Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt tay con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn khoảng 01 trang giấy thi bàn về tính tự lập.
Câu 3 (5 điểm):
Học sinh được chọn 01 trong 02 đề bài sau:
Đề 1: Phân tích nhân vật ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (SGK Ngữ văn lớp 9 tập I, NXB Giáo dục) để làm nổi bật tình cảm cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Đề 2: Cảm nhận về cảnh mùa xuân trong bốn câu thơ đầu và sáu dòng thơ cuối của đoạn trích “cảnh ngày xuân”:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(..)
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
----------- Hết ------------
Họ tên thí sinh:...........; Số báo danh:.
Giám thị 1:..; giám thị 2:.
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG
ĐỀ THI THỬ LẦN THỨ I
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: Ngữ văn
THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 phút
Buổi chiều, ngày 09 tháng 6 năm 2013
Đề gồm 01 trang
Đáp án, biểu điểm hướng dẫn chấm
Câu/điểm
Ý/điểm
Điểm/nội dung cần đạt
Tổng
Câu 1/2đ
a/1đ
Cần đạt các yêu cầu: Phân tích được ngữ pháp của câu đơn không có từ là, có 1 bộ phận biệt lập tình thái, có 1 trạng ngữ. Cụ thể, chỉ rõ mỗi cấu tạo ngữ pháp và gọi đúng tên từng bộ phận ngữ pháp của câu, mỗi ý được 0,25 điểm.
- Thành phần biệt lâp tình thái: Có lẽ thật thế
- Trạng ngữ: trong tôi
- Vị ngữ: đang sống lẫn lộn
- Chủ ngữ: cả rồng phượng với rắn rết, thiên thần và ác quỉ. 
1
b/1đ
- Chép thuộc chính xác khổ thơ, không sai chính tả được 0,25 điểm. Nếu sai 2 lỗi trở lên trừ 0,25 điểm.
Bỗng nhận ra hương bưởi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
- Giải nghĩa được từ “chùng chình” được 0,25 điểm;
Chùng chình là cố ý chậm lại.
- Nêu được tác dụng của từ chùng chình trong đoạn, viết dưới dạng câu văn đúng ngữ pháp được 0,5 điểm. Đảm bảo ý sau:
Tác giả dùng từ “chùng chình” để thực hiện phép nhân hóa miêu tả làn sương mỏng nhẹ đang cố ý chậm lại, quấn quýt nơi đường thôn ngõ xóm, gợi cảnh vật thấp thoáng hồn người, cũng chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng.
1
Câu 2/3đ
Viết bài ngắn văn, đảm bảo các yêu cầu:
* Hình thức – kĩ năng: Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý rõ ràng. Biết vận dụng phối hợp các thao tác nghị luận giải thích, chứng minh, bình luận. Lời văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, Không mắc lỗi ngữ pháp, lỗi logic khi viết câu, đoạn.
* Nội dung – kiến thức đảm bảo các ý sau:
+ Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận
+ Giải thích được từ ngữ: cầm tay, buông tay: Cẩm tay gợi sự dẫn dắt, chở che cho con; buông tay để con tự đi, tự khám phá. Việc bà mẹ buông tay để con tự đi. Người mẹ muốn con mình phải tự lập.
+ Tự lập là gì? Là tự làm những việc của mình không nhờ vả, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
+ Vì sao cần tự lập/ vì tự lập có có tác dụng :
- Giúp con người có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
- Giúp con người thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách. Mỗi lứa tuổi, mỗi hoàn cảnh việc thể hiện tính tự lập khác nhau.
- Người tự lập sẽ năng động không ỷ lại vào người khác.
- Tự lập nhưng vẫn cần biết liên kết với người khác để tạo ra sức mạnh tập thể.
+ Làm thế nào để tự lập ? : cần có các yếu tố nhất đinh như tự tin, kĩ năng sốngPhải biết phê phán những kẻ ích kỉ, dựa dẫm (lấy dẫn chứng minh họa)
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động rèn luyện thái độ sống đúng đắn.
* Biểu điểm:
- Điểm 3: Đạt hoàn hảo các yêu cầu.
- Điểm 2,5: Đạt các yêu cầu ở mức cao.
- Điểm 2: Đạt các yêu cầu. Nội dung chưa thật sâu sắc.
- Điểm 1: Đạt các yêu cầu, viết còn sơ sài, lủng củng.
- Điểm 0,5: Đạt yêu cầu hình thức. Nêu được vấn đề nhưng triển khai vấn đề chưa rõ.
- Điểm 0: Chưa biết viết bài văn nghị luận xã hội.
Khi chấm cần lưu ý: Học sinh có thể triển khai vấn đề theo cách khác, song đảm bảo đó là bài nghị luận bàn về tình tự lập, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục làm rõ vấn đề vẫn chấm theo các mức điểm ương ứng trên.
3
Câu 3/5đ
Đề 1: Bài viết đạt các yêu cầu:
* Về hình thức – kĩ năng: Viết bài nghị luận văn học phân tích nhân vật. Bố cục, luận điểm, luận cứ rõ ràng, trình tự. Biết vận dụng các kĩ năng làm văn nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận đặc biệt là phân tích nhân vật để làm rõ vấn đề. Viết đúng ngữ pháp, logic, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
* Về nội dung – Kiến thức: Cần đảm bảo các ý theo gợi ý trong dàn bài sau sau: (Nếu học sinh có những cách trình bày, sắp xếp khác song vấn đảm bảo các ý vẫn chấm điểm theo từng ý). Nếu chấm điểm tối đa cho từng ý cần phải đảm bảo yêu cầu kĩ và kiến thức ở mức tuyệt đối.
5
Mở bài/
05 đ
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu nội dung cần làm rõ: Nhân vật ông Sáu, bé Thu -> Tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh.
Thân bài/
4 điểm
* Giải thích cảnh ngộ éo le của chiến tranh: được 1 điểm.
- Chiến tranh tạo nên sự li tán: con xa cha, vợ xa chồng.
- Chiến tranh tạo nên sự biến dạng về khuôn mặt của người cha: Vết thẹo trên gương mặt ông Sáu
- Vì thế mà tình cảm của hai cha con thật éo le khi gặp nhau, con không nhận ra cha, lúc nhận ra thì đúng lúc cha lại phải lên đường vào chiến trường. Còn ông Sáu, khi về căn cứ, ông đã dồn tình yêu thương làm chiếc lược ngà tặng con, nhưng chưa kịp trao món quà cho con ông đã hi sinh. Đây là những tình huống giàu tính kịch góp phần bộ lộ tình cha con sâu sắc.
* Tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu.- được 3 điểm.
+ Tình cảm của bé Thu dành cho cha được thể hiện khá đặc biệt:
- Giây phút đầu gặp cha, bé hốt hoảng, vụt bỏ chạy và khóc thét kêu gọi má trái với sự nồng nhiệt của ông Sáu.
- Những ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu càng lạnh nhạt, xa lánh cha.
- > Thái độ của bé Thu không đáng trách, Thu không biết được vết thẹo trên khuôn mặt cha thay đổi khác với tấm hình cha chụp với má mà nó biết. Phản ứng của bé là hoàn toàn tự nhiên, thậm chí còn chứng tỏ tình cảm thơ ngây mà sâu sắc bé Thu dành cho cha.
- Đúng giờ phút ông Sáu phải lên đường làm nhiệm vụ, thái độ của Thu thay đổi hẳn (do Thu đã được bà ngoại giải thích về vết thẹo trên mặt cha): vẻ mặt bé buồn rầu, ánh mắt bỗng xôn xao, rồi không kìm nén được nó bỗng kêu thét lên: Ba..aaba! rồi nhảy thót lên ôm lấy cổ ba, làn tóc tơ sau ót dựng lên, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo của ba.
-> Tình cảm của bé Thu là sự dồn nén bấy lâu đã bùng ra mạnh mẽ, tình yêu xen lẫn sự hối hận khiến mọi người chứng kiến cảnh đó rất cảm động.
+ Tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu.
- Lúc gặp con, thấy con bỏ chạy ông đau đớn đến mức “tay “buông thõng xuống như bị gãy”.
- Mấy ngày ở nhà ông kiên nhẫn khơi gợi tình cảm của con (dẫn chứng).
- Khi phải chia tay con, ông đã khóc vì hạnh phúc trước thái độ thay đổi của bé Thu.
- Ở căn cứ, tình cảm dành cho con của ông càng sâu sắc. ông dồn hết tình yêu thương vào làm tặng con một cây lược bằng ngà. Trước lúc hi sinh, ông đã gửi cây lược cho người bạn với ánh nhìn nhờ cậy tha thiết.
=> bình luận về tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Kết bài/
0,5đ
- Đánh giá, khẳng định nội dung, nghệ thuật truyện: Với khả năng sáng tạo tình huống truyện bất ngờ, tự nhiên, hợp lí, đặc biệt là sự miêu tả thành công tâm lí và xây dựng tính cách hai nhân vật ông Sáu và bé Thu, Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được tình cha con sâu sắc và cao đẹp trong cảnh ngộ eo le của chiến tranh. Điều này khiến cho tác phẩm trở thành áng văn xuôi xuất sắc, giàu tính nhân văn của văn học Việt Nam thời kì chống Mĩ.
Đề 2; Nắm vững các yêu cầu:
- Về hình thức – kĩ năng; nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. Bố cục và hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận, đặc biệt phải nắm vững thao tác phân tích đoạn trích thơ. Lời văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực. Không mắc lỗi ngữ pháp, lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. Dùng từ ngữ phù hợp.
- Nội dung – Kiến thức: Đảm bảo theo các gợi ý trong dàn bài sau. Mỗi ý tương đương một số điểm. Nếu chấm điểm tối đã cho từng ý cần chú ý các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức phải đạt mức tuyệt đối.
Học sinh có thể trình bày luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm trên kĩ năng làm bài và nội dung kiến thức từng ý, cả bải. Có thể cho điểm lẻ 0,25 từng ý, sau đó tổng điểm toàn bài (không làm tròn)
Mở bài/
0,5đ
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu vấn đề nghị luận, có thể trích dẫn hai khổ thơ: Cảnh mùa xuân trong hai khổ thơ.
Thân bài/
4đ
 Lần lượt phân tích nghệ thuật, nội dung trong từng khổ để làm rõ vấn đề, sau đó rút ra sự giống và khác nhau của cảnh trong từng khổ thơ. Có thể phân tích hết nội dung sau đó phân tích nghệ thuật song cần đảm bảo các ý sau:
* Cảnh mùa xuân trong bốn dòng thơ đầu mang vẻ đẹp tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, thanh khiết. – được 1,5 điểm
- Phân tích chi tiết, hình ảnh thơ, cách dùng từ ngữ.
* Sáu dòng thơ cuối, cảnh mùa xuân vẫn mang nét thanh, nét dịu nhưng đang nhạt dần, lặng dần và đượm vẻ buồn bang khuâng, xao xuyến. được 1,5điểm
- Phân tích từ ngữ, chi tiết để làm rõ.
* So sánh sự khác nhau của cảnh trong hai khổ thơ; - được 1 điểm.
Hai khổ thơ khác nhau về không gian, thời gian: sáng khác lúc chiều tà, bắt đầu vào hội khác lúc tan hội, và tâm trạng con người trong mỗi cảnh cũng khác nhau: háo hức đi du xuân, bâng khuâng, xao xuyến, tiếc nuối khi ngày vui sắp tàn.
=> Nghệ thuật tả cảnh của nguyễn Du: tả cảnh bộc lộ tâm trạng nhân vật.
Kết bài/
0,5đ
- Đánh gía thành công nội dung,nghệ thuật của đoạn thơ
Tổng
10
---- Hết ----

File đính kèm:

  • docDE NGU VAN 9- THI THU I- 013.doc
Bài giảng liên quan