Đề thi tuyển vào lớp 8 môn thi ngữ văn

Câu 1 (1điểm):

Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong haicâu thơ sau:

“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

( Bánh trôi nước -Hồ Xuân Hương

pdf3 trang | Chia sẻ: lalala | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển vào lớp 8 môn thi ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH ĐỀ THI TUYỂN VÀO LỚP 8 CHỌN 
TRƯỜNG THCS VĨNH KIM Khóa ngày 19 tháng 06 năm 2012 
 Môn thi Ngữ Văn 
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) 
.. 
Câu 1 (1điểm): 
Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong hai câu thơ sau: 
 “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. 
 ( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương 
Câu 2 (1đ): Hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong 
những câu thơ sau: 
 “ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, 
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. 
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu, 
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” 
 (Sau phút chia ly - Đoàn Thị Điểm). 
Câu 3: (3đ) Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về đoạn văn sau: 
 “Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng 
giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ 
không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi 
hương man mác. 
 Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu 
thay thế cho mưa phùn, không làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê 
mờ .Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên 
trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa.Trên giàn hoa lí, vài con 
ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền 
trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve 
mới lột” 
 (Trích “Mùa xuân của tôi”- Vũ Bằng) 
Câu 4(5đ): Tục ngữ có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Nhưng cũng có 
câu “Học thầy không tày học bạn”. 
 Vậy hai câu trên có mâu thuẫn với nhau không? Em hãy trình bày ý 
kiến của mình về hai câu tục ngữ trên 
Hết 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. 
Giám thị không giải thích gì thêm. 
PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH ĐÁP ÁN NGỮ VĂN LỚP 8 CHỌN 
TRƯỜNG THCS VĨNH KIM Khóa ngày 19 tháng 06 năm 2012 
 . 
Câu 1 (1đ)Quan hệ từ: mặc dầumàkhẳng định tấm lòng son sắt của 
người phụ nữ 
Câu 2(1đ)Điệp ngữ chuyển tiếp: thấy-thấy; ngàn dâu-ngàn dâu 
gợi tả nỗi sầu thương tột cùng trong lòng người chinh phụ 
Câu 3 (3đ): HS cảm nhận được các ý sau: 
2.Nội dung: 
-Đoạn văn nêu vẻ đẹp đặc biệt của mùa xuân trong thời điểm từ sau ngày 
rằm tháng giêng qua việc miêu tả sự thay đổi của cảnh sắc và không khí mùa 
xuân vào thời điểm ấy.(1đ) 
-Tác giả quan sát sắc sảo, cảm nhận tinh tế trước thiên nhiên , miêu tả sự 
thay đổi chuyển biến của không khí và màu sắc từ bầu trời mặt đất và cây cỏ 
(Tết đã  hết hẳn, đào hơi phai  còn phong, cỏ không  nức một mùi 
hương man mác, mưa xuân  phùn, bầu trời  trong sáng)(1đ) 
- Hình ảnh so sánh đặc sắc(chỉ độ ..mới lột) (0.5đ) 
-Đoạn văn truyền cảm mạnh mẽ bởi tấm lòng yêu mến thiên nhiên, trân 
trọng sự sống, và biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống 90.5đ) 
2. Về hình thức: Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lu loát; 
văn viết có cảm xúc 
Câu 4 (5đ) 
1. Yêu cầu chung: 
- Kiểu bài: Nghị luận giải thích, chứng minh 
- Nội dung: ý nghĩa của hai câu tục ngữ, xác lập mối quan hệ đúng đắn về ý 
nghĩa của hai câu tục ngữ trên (Câu 1:khẳng định vai trò to lớn của người 
thầytrong sự thành đạt của con người. Câu 2:nói đến ích lợi của việc học 
bạn. Kết luận:kính trọng thầy, học thầy nhưng cũng phải học hỏi ở bạn bè) 
2. Yêu cầu cụ thể: 
Học sinh có thể viết bài theo dàn bài sau: 
a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận 
b) Thân bài: 
-Giải thích được ý nghĩa của 2 câu tục ngữ 
Câu 1:khẳng định vai trò to lớn của người thầy (giải thích và chứng minh) 
Câu 2:nói đến ích lợi của việc học bạn. chú ý chọn bạn mà học hỏi (giải 
thích và chứng minh) 
Kết luận:kính trọng thầy, học thầy nhưng cũng phải học hỏi ở bạn bè 
c) Kết bài: khẳng định tính đúng đắn của vấn đề. Một phương pháp học tốt. 
3. Khung biểu điểm: 
- Điểm 5,0: Bài làm đáp ứng các yêu cầu trên, có sáng tạo. Bố cục hợp lý, 
mạch lạc,diễn đạt lưu loát, lí lẽ phong phú xác đáng, biết chuyển ý; không 
mắc lỗi câu, lỗi chính tả thông thường. 
- Điểm 4,0 : Bài làm đạt cơ bản các yêu cầu, có thể còn một số sai sót nhỏ 
nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến bài làm. Diễn đạt lưu loát, có thể còn 
mắc lỗi diễn đạt nhưng không gây hiểu lầm về mặt ý nghĩa. 
- Điểm 2,5 : Bài đạt khoảng một nửa yêu cầu. Diễn đạt chưa thật lưu loát; 
nội dung đạt mức khá nhưng diễn đạt còn nhiều sai sót dẫn đến không rõ ý. 
Điểm 1.5: Nội dung sơ sài. Còn lúng túng trong phương pháp, văn viết lủng 
củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. 
Điểm 00: Sai lạc cả nội dung và phương pháp 
 (Giáo viên dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại) 
 Lưu ý 
.Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức 
.Khuyến khích những bài làm có tính riêng và sáng tạo 

File đính kèm:

  • pdfvanlopchonk8_2012-2013.pdf