Địa lí – những cái nhất
1 - Nơi nóng nhất:
Al Azizyah ở Libya đã đạt được nhiệt độ kỷ lục 57,80 C vào 13/9/1922. Hiện nay có tranh
luận sa mạc Lut Desert của Iran nóng nhất.( NASA cung cấp nhiệt độ là 710C).
2 - Nơi lạnh nhất:
Nhiệt độ thấp nhất từng đo được trên trái đất là - 890 C ở Vostok, Nam Cực, vào ngày
21/7/1983
3 - Thác nước cao nhất:
Thác Thiên thần (Angel Falls) ở Venezuela, chảy từ độ cao 984m. Thác Thiên Thần là một
nhánh của sông Rio Caroni.
núi Everest (còn được biết đến ở Việt Nam với tên đỉnh Chomolungma) ở Nepal cao gần 9km (8.850 mét) trên mực nước biển là đỉnh núi cao nhất trên trái đất khi so với mực nước biển, và nó vẫn cao lên khoảng 2,5 xentimét hàng năm. 16 - Nơi có nhiều động đất và phun trào núi lửa nhất: Một trong những vành đĩa nơi động đất và phun trào núi lửa xảy ra nhiều nhất là quanh Thái Bình Dương, thường được gọi là Vành đai lửa Thái Bình Dương. Nó gây ra các vụ chấn động và nung nóng trải dài từ Nhật Bản tới Alaska và Nam Mỹ. 17 - Nơi sâu nhất trong đại dương: Độ sâu lớn nhất là 10. 924m ở Rãnh Mariana, thuộc Thái Bình Dương, gần Nhật Bản. 18 - Tốc độ gió cao nhất: Vào tháng 5/1999 ở Oklahoma, các nhà nghiên cứu thu được vận tốc gió là 513km/giờ. 19 - Sa mạc lớn nhất: Sa mạc Sahara ở Bắc Phi 20 - Hồ sâu nhất: Hồ Baikal ở miền trung nam Siberia có độ sâu 1.637 m. Hồ có niên đại 20 triệu năm và chứa 20% lượng nước ngọt trên trái đất. 21 - Đảo lớn nhất: Đảo Greenland bao phủ diện tích 2.176.000km2. 22 - Dãy núi dài nhất: Dãy Mid-Atlantic nằm dưới biển gần như chia đôi toàn bộ Đại Tây Dương từ bắc tới nam. Iceland là nơi dãy núi ngầm này nhô lên khỏi mặt biển. 23 - Hai quốc gia sản xuất vàng lớn nhất: Nam Phi sản xuất 5.300 tấn/năm. Mỹ xuất xưởng 3.200 tấn/năm. 24 - Lục địa lạnh nhất, khô nhất và cao nhất: Chính là Nam Cực. 25 - Những hòn đá cao tuổi nhất Do đáy đại dương thường xuyên bị biến đổi khi các mảnh thạch quyển di chuyển trên bề mặt trái đất, những hòn đá lâu đời nhất được tìm thấy dưới đáy biển là vào khoảng 300 triệu năm trước. Còn đá trên lục địa cổ xưa nhất có 4,5 tỷ tuổi. 26 - Điểm cao nhất so với tâm của trái đất: Núi Chimborazo (Ecuador) với 6.310m Everest nổi tiếng là đỉnh núi cao nhất thế giới, với độ cao 8.848m so với mực nước biển. Nhưng không nhiều người biết về ngọn núi Chimborazo ở Ecuador với độ cao 6.310m. Tuy thấp hơn Everest nhưng Chimborazo có sự khác biệt là ngọn núi cao nhất so với tâm của trái đất. Trái đất không phải là hình cầu tròn trịa mà là hình cầu dẹt hai đầu. Bởi vậy hành tinh của chúng ta rộng hơn tại đường xích đạo. Núi Chimborazo chỉ cách 1 độ so với đường xích đạo nên nó có độ cao 6.384 km từ tâm của trái đất, cao hơn 2 km so với đỉnh Everest. 27 - Đảo có người ở xa nhất trên trái đất: Tristan de Cunha, Anh, cách 3.218 km so với lục địa gần nhất. Hòn đảo nằm ở phía nam Đại Tây Dương, rất nhỏ bé và không có sân bay. Khoảng 272 người sinh sống trên đảo, thuộc 8 họ. Các cư dân tại đây bị di truyền bệnh hen suyễn, tăng nhãn áp. Hòn đảo này được sát nhập vào Anh từ năm 1800. 28 – Vùng đất có người ở lạnh nhất Trái Đất: Oymyakon, Nga, -71,2 độ C Oymyakon là một ngôi làng ở Oymyakonsky Ulus, cộng hòa Sakha, Nga, nằm dọc theo sông Indigirka. Dân số nơi đây khoảng 800 người. Làng Oymyakon là một trong những nơi lạnh nhất ở cực bắc. Vào ngày 26/1/1926, nhiệt độ xuống đến mức kỷ lục âm 71,2 độ C. Đó là nhiệt độ thấp nhất ở nơi có người sống trên trái đất. 29 - Nơi dốc nhất trái đất: Núi Thor (Canada): Ngọn núi Thor, ở công viên quốc gia Auyuittuq, trên đảo Baffin, Nunavut, Canada, cao 1.249m thẳng đứng. Nơi đây nổi tiếng tạo ra đá granit nguyên chất. Ngọn núi này là nơi ưa thích của các nhà leo núi mạo hiểm. Người đầu tiên chinh phục núi Thor là đội Arctic Institute, Bắc Mỹ, vào năm 1953. 30 – Thành phố nóng nhất thế giới: Bangkok, Thailand: Tổ chức Khí tượng thế giới đã công nhận Bangkok là thành phố nóng nhất của trên hành tinh với nhiệt độ trung bình vào khoảng 28oC. Thời tiết vào tháng 3 và tháng 5 là khó chịu nhất trong năm bởi khi đó nhiệt độ trung bình có thể tăng lên đến 34oC với độ ẩm 90%. 31 - Cánh đồng muối lớn nhất: Salar de Tunupa, Bolivia: có diện tích là 10.582km2 với trữ lượng khoảng 5 tỷ tấn muối nhưng người ta chỉ khai thác có 25.000 tấn/năm. Bãi muối rộng bạt ngàn trong như phalê in cả hình bầu trời trên mặt nước làm người ta có cảm tưởng đây không phải là ở Trái đất . 32 – Khu ổ chuột lớn nhất hành tinh: Dharavi, Ấn Độ Được mệnh danh là khu ổ chuột lớn nhất thế giới, Dharavi nằm ngay giữa trung tâm thủ đô tài chính Mumbai của Ấn Độ và được “tô vẽ” bằng những ngôi nhà ọp ẹp, rác ngổn ngang chất đống, thiếu nước sinh hoạt và mất vệ sinh nghiêm trọng. 33 – Thành phố ô nhiễm nhất hành tinh: Ahvaz (Iran) là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với hàm lượng bụi 372 microgram/m3, cao gấp gần 20 lần mức cho phép của WHO. Nguyên nhân chính là do đây là trung tâm dầu mỏ, rốn giao thông và trung tâm kinh tế của cả nước. Các ngành sản xuất chính ở thành phố này là lụa, đường... 34 – Eo biển dài nhất: Chính là eo biển Mozambique nằm giữa Đông Nam lục địa Châu Phi và Madagasca, dài 1670km. 35 – Quần đảo lớn nhất: Quần đảo Mã Lai nằm giữa Đông Nam Á đại lục và Australia. Chắn ngang Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nhóm đảo này chứa khoảng 20.000 đảo và là quần đảo lớn nhất trên thế giới theo diện tích, bao gồm lãnh thổ của các quốc gia như Indonesia, Philippines, Singapore, Brunei, Malaysia, Timor Leste và phần lớn Papua New Guinea. 36 – Biển nửa kín lớn nhất: Biển Đông - (2.973.306 km2) Biển Đông là biển nửa kín lớn nhất thế giới, bao gồm rất nhiều hòn đảo nhỏ tạo thành các chuỗi quần đảo ở một số nước. 9 quốc gia nằm ven Biển Đông gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Phillipine, Bruney, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. 37 – Vịnh biển lớn nhất: Vịnh Bengan nằm ở Nam Á, phía đông bắc Ấn Độ Dương. Vịnh Bengal trông tương tự như một tam giác, có ranh giới là Ấn Độ và Sri Lanka ở phía tây, Bangladesh và bang Tây Bengal của Ấn Độ ở phía bắc (từ đây mà có tên gọi vịnh Bengal), Myanma cùng phần phía nam của Thái Lan và quần đảo Andaman và Nicobar ở phía đông. 38 – Quốc gia có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất: - Liên Bang Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới với diện tích 17.098.242 km2 - Thành Quốc Vaticăn là quốc gia nhỏ nhất thế giới với diện tích 0,44 km2. 39 –Vườn hoa lớn nhất: Keukenhof, ở Lisse - một thị trấn nhỏ ở phía nam Amsterdam, Hà Lan là vườn hoa lớn nhất thế giới. Keukenhof mở cửa cho khách du lịch bắt đầu từ tuần cuối cùng của tháng 3 đến giữa tháng 5. Vườn hoa này là ý tưởng xuất hiện vào năm 1949 của thị trưởng Lisse khi đó. Thời điểm ngắm tulip tốt nhất là vào khoảng giữa tháng 4, tùy thuộc vào thời tiết. Keukenhof mở cửa từ 8 giờ sáng đến 7:30 tối, với giá vé khoảng 12,50 euro mỗi người. 40 –Thành phố có chất lượng cuộc sống tốt nhất: Vienna, Áo Vienna đã giành được danh hiệu “thành phố có chất lượng cuộc sống tốt nhất thế giới” kể từ năm 2009. Đây cũng là một trong ba thủ đô quốc gia nằm trong top 10. Vienna là thành phố đông dân nhất của Áo và là nơi diễn ra nhiều hội nghị quốc tế quan trọng. 41 – Quần đảo nhân tạo lớn nhất: Quần đảo cây cọ ở Dubai là ba hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới. Chúng được xây bởi Nakheel Properties, một nhà phát triển tài sản ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ba hòn đảo đó là Palm Jumeirah, Palm Jebel Ali và Palm Deira. 42 – Quốc gia tham nhũng nhất: Những vấn đề chính trị liên quan tới Mỹ và Nga đã khiến cho tình hình tham nhũng ở Somalia trở nên trầm trọng. Trong suốt thời kỳ tổng thống Siad Barre nắm quyền, nguồn tài trợ từ Mỹ đã đẩy vấn nạn tham nhũng tại quốc gia này lên một cấp độ mới. Năm 1991, khi đế chế này sụp đổ, Somalia rơi vào tình trạng hỗn loạn và do các gia tộc, lãnh chúa và các nhóm quân đội thống trị. Thậm chí, các khoản tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ cũng đang được phân chia giữa tổ chức và các quan chức chính phủ. 43 – Ngôi chùa lớn nhất: Đó là chùa Borobudur ở Indonesia. Borobudur là một ngôi đền tháp Phật giáo lớn ở miền trung đảo Java, Indonesia. Tên Borobudur có gốc từ Vihara Buddha Ur trong tiếng Phạn, có nghĩa là "đền thờ Phật trên ngọn núi". Ngôi đền tháp này được xây dựng dưới vương triều Sailendra sùng đạo Phật (thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 9). Ngôi đền tháp nằm trên đỉnh một quả đồi, giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, phía sau là một dãy núi màu lam, làm nổi bật lên ngôi đền. 44 – Nhà thờ lớn nhất: Nhà thờ St. Peter’s Basilica, ở Vatican City, Rome. 45 – Hồ bơi có mái che lớn nhất: World Water Park in Edmonton , Albert , Canada 46 - Cây cầu rộng nhất: Cầu cảng Sydney là cấu trúc cao nhất của thành phố cho đến năm 1967. Theo sách Kỷ lục Guinness thế giới, nó là cầu một nhịp với bề rộng lớn nhất thế giới và là cầu vòm thép cao nhất với đỉnh cầu cao tới 134 mét bên trên cảng. Nó cũng là cầu vòm dài thứ 4 trên thế giới. Kỉ niệm năm thứ 75 của cầu được chào mừng vào 18 tháng 3, 2007. 47 - Cây cầu vượt biển dài nhất: Cầu vượt biển dài 42 km Hồi tháng 6/2011, Trung Quốc đã khánh thành và thông xe cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, dài 42 km, bắc qua vịnh Giao Châu ở thành phố Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông. 48 – Cây cầu cao nhất: Cầu Siduhe Cầu sông Si Du (còn được biết tới là cầu Siduhe), nằm bắc qua một hẻm vực sâu gần Yesanguan, huyện Ba Đông, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc là cây cầu cao nhất thế giới, ở độ cao 496m. Nhịp chính của cầu dài 900m. 49 - Cây cầu dây văng cao nhất: Cầu Baluarte Cầu mới khánh thành Baluarte tại Mexico là cây cầu dây văng cao nhất thế giới. Cầu nằm ở độ cao 403m vắt qua một hẻm núi sâu vùng núi Sierra Madre Occidental ở phía bắc Mexico. 50 - Cây cầu dây văng dài nhất: Cầu Tô Thông bắc ngang sông Dương Tử là cầu dây văng dài nhất trên thế giới. Với độ dài 1,1 km, nó nối liền Nam Thông và Trường Thục tại thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. 51 - Cây cầu treo dài nhất: Akashi Kaikyo là cây cầu treo dài nhất thế giới, với chiều dài nhịp chính lên tới gần 2 km. Cây cầu này nằm trên đường cao tốc Honshu - Shikoku, một tuyến giao thông huyết mạch của Nhật Bản. 52 – Cây cầu nhiều tuổi nhất: Cầu Pons Fabricius Cây cầu nhiều tuổi nhất là Pons Fabricius or Ponte dei Quattro Capi tại Rome, Italia, được xây dựng năm 62 trước Công nguyên.
File đính kèm:
- Địa lí_Những cái nhất_pdf.pdf