Địa lí Việt Nam

1. Vị trí địa lí

1.1. Vùng đất

1.2. Vùng biển

1.3. Vùng trời

2. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam

2.1. Ý nghĩa tự nhiên

2.2. Ý nghĩa kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng

3. Điều kiện tự nhiên

3.1. Địa hình

3.2. Khí hậu

 

ppt52 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ánh đồng giữa núi, thung lũng, trên các ruộng bậc thang hoặc sườn núi. Nhìn chung, sản xuất lương thực chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Tại đây vẫn còn tồn tại những hình thức canh tác, sinh sống lạc hậu : đốt rừng làm rẫy, du canh, du cư- Hoạt động sản xuất công nghiệp của vùng gồm một số ngành chính : ngành than, ngành điện (thủy điên, nhiệt điện), hóa chất (sản xuất phân bón hóa học, hóa chất cơ bản) và khai thác khoáng sản- Ngành du lịch được đẩy mạnh phát triển trong những năm gần đây với nhiều loại hình đa dạng : du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội, tôn giáo, tham quan phong cảnh thiên nhiên2. Đồng bằng sông Hồng2.1. Khái quát chungS : 14806km2. Dân số : 17,5 triệu người (năm 2002)Gồm : thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh2.2. Thiên nhiên và tài nguyên- Địa hình tương đối bằng phẳng, lớp đất phù sa màu mỡ. Dọc hai các con sông của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình là hệ thông đê ngăn lũ lớn (1600km2)- Khí hậu đặc trưng có một mùa đông lạnh, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (khoảng 18oC tháng 12, tháng 1, tháng 3) - Tài nguyên khoáng sản không nhiều, tiềm năng lớn nhất là than nâu và khí đốt.2.3 Con người và hoạt động kinh tế	- Mật độ dân số cao nhất cả nước 1880 người/km2 (năm 1999), Dân số đông mức đô thị nhanh, nguồn lao đông có trình độ học vấn, nhưng mà gặp phải khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm.	- Đất nông nghiệp chiếm 57,6% diện tích tự nhiên của vùng chủ yếu được sử dụng để trồng lúa. ĐB sông Hồng cung cấp 20% sản lượng lúa của cả nước. Ngoài ra vùng còn chuyên canh rau quả thực phảm xuất khẩu và ít có khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp	- Công nghiệp khá phát triển, đứng thứ 2 cả nước với một số ngành quan trọng như : công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt may, giày da Có một số cụm công nghiệp tâp trung, khu công nghiệp lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc..	- Dịch vụ phát triển, thương mại chiếm vị trí quan trọng, tài chính ngân hàng, xuất nhập khẩu, bưu điện, dịch vụmở rộng trên phạm vi cả nước.3. Duyên hải miên Trung3.1 Khái quát chung- Duyên hải miền Trung gồm : Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.+ Bắc Trung Bộ: S: 51513km2Dân Số : 10.3 triệu ngườiGồm; Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, + Duyên hải Nam Trung BộS: 44254km2Dân số : 8.4 triệu ngườiGồm: Thành phố Đà Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.3.2. Thiên nhiên và tài nguyên- Thiên nhiên phân hóa rõ rệt từ Tây- Đông. Tất cả các tỉnh từ Tây- Đông của vùng đều gồm các bộ phận: biển Đông, đồng bằng hẹp ở giữa và núi phía tây. Vùng núi Trường Sơn Bắc có dãy núi đá vôi Kẻ Bàng với động Phong Nha nổi tiếng được công nhận di sản thiên nhiên thế giới.- Khí hậu khắc nghiệt ( gió phơn Tây Nam khô nóng) sông ngòi ngắn dốc ít phù sa, đất đai kém màu mỡ, nhiều thiên tai: bão, lũ lụt , hạn hán,Duyên hải miền Trung có khá nhiều tài nguyên:+ Khoáng sản có sắt , crom, titan, thiếc, +Tài nguyên lâm nghiệp tương đối giàu có ( sau Tây Nguyên)+ Tài nguyên biến có giá trị kinh tế nhiều mặt, vùng có bờ biển dài, đẹp nhiều vịnh kín gió nhất và cũng là vùng biển rộng lớn có nhiều quần đảo lớn nhất so với các vùng khác.=> Những điều kiện trên để phát triển du lịch và xây dựng cảng biển nước sâu, khai thác và nuôi trồng thủy sản3.3 Con người và hoạt động kinh tế.3.3.1 Con ngườiMật độ dân số Bắc Trung Bộ 195người/km2. Duyên hải Nam Trung Bộ 183 người/km2.Người Kinh tập trug đông ở các đồng bằng, nguồn lao động dồi dào nhưng số lượng người thất nghiệp khá cao. Miền núi dân cư thưa thớt, thiếu lao động. Người dân Duyên hải Miền Trung nổi tiếng tính năng động cần cù chịu khó ham học hỏi. 3.3.2 Hoạt động kinh tế- Nông nghiệp. Cây công nghiệp được trồng nhiều : lạc, mía, thuốc lá, hồ tiêu.. Gia súc được nuôi nhiều ở vùng là trâu, bò, lợn Khai thác và nuôi trồng thủy sản là nghề quan trọng của vùng. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá. Sản lượng thủy sản đứng thứ 2 cả nước :cá thu, ngừ, tôm hùm, tôm sú- Dịch vụ: Có nhiều di sản, văn hóa, lịch sử . Trong đó có 3di sản công nhận di sản văn hóa thế giới : cố đô Huế ( Thừa Thiên Huế), Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn ( Quảng Nam)	- Công nghiệp nhìn chung còn nhỏ bé, thua kém nhiều vùng khác.Một số ngành công nghiệp tương đối phát triển : công nghiệp sản xuất xi-măng, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm (mía đường, chế biến thủy sản), khai thác khoáng sản(crom, thiếc, ooxxit titan.).Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng ngãi, Bình Định), khu công nghiệp Dung Quất4. Tây Nguyên4.1 Khái quát chungS : 56082,8 km2 Dân số : 4,9 triệu người Gồm : Kom Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.4.2. Thiên nhiên và tài nguyên- Tây Nguyên là bộ phận rộng lớn nhất của hệ thống núi Trường Sơn Nam. Địa hình gồm các cao nguyên gợn sóng. Sườn của cá khối núi, dãy núi đổ dốc xuống cá đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.- Tài nguyên chính chủ yếu là đất bazan. Rừng Tây Nguyên có nhiều loài thực động vật quý hiếm : thông nước, thông năm lá, cây quao xẻ tua, gạo lông đen, sâm bố chính, sa nhân, sâm ngọc linh, actiso, xuyên khung- Khoáng sản Tây Nguyên không nhiều, chủ yếu là bô-xít có trữ lượng lớn. Ngoài ra vùng còn trữ năng thủy điện khá lớn trên các sông Xê-xan, Xê-pốc và thượng nguồn sông Đồng Nai4.3 Con người và hoạt động kinh tế - Tây Nguyên là vùng thưa dân, tỉ lệ người chưa biết đọc, biết viết cao, người lao động lành nghề, cán bộ khoa học- kĩ thuật còn thiếu. Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc : Gia-lai, Ra-giai, Xơ-đăng, Cơ-ho, Ê-đê, Ba-na, Mạ, Mơ-nông..Tây nguyên là vùng trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta. Đây là vùng trồng cà phê, dâu tăm lớn nhất, vùng trồng cao su, chè, hồ tiêu thứ hai cả nước. Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên. Công nghiệp của vùng đang trong giai đoạn hình thành các điểm, trung tâm công nghiệp nhỏ.5. Đông Nam Bộ5.1 Khái quát chung- S : 23550km2Dân số : 10.9 triệu người (năm 2002) Gồm : thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu. 5.2. Thiên nhiên và tài nguyênLà dải đất cao hơi lượn sóng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến ĐB sông Cửu Long. Phần lớn là đất dai là đất bazan và đất xám phù sa cổ thụ thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp. Khí hậu quanh năm mang tính chất cận xích đạo và ít bị thiên tai Đông Nam Bộ có tài nguyên nổi bật là dầu khí ở vùng thềm lục địa và gần các ngư trường lớn, hải sản phong phú5.3. Hoạt động con người- Mật độ dân số là 434 người/km2 (năm 2002). Nguồn lao động khá dồi dào, có kĩ thuật, nhạt bén, với tiến bộ khoa học- kĩ thuật và tính năng động cao với sản xuất hàng hóa.Cơ cấu các ngành kinh tế khá hoàn chỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất nước ta. Công nghiệp chiếm 54,8 % các ngành chiếm tỉ trọng lớn : dầu mỏ, thực phẩm, dệt may, hóa chất. Nông nghiệp của vùng khá phát triển với cơ cấu ngành toàn diện: trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, thủy hải sản6. Đồng bằng sông Cửu Long6.1 Khái quát chungS : 39734 km2 Dân số : 16,7 triệu người (2002) Gồm : Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang6.2 Thiên nhiên và tài nguyênĐây là vùng châu thổ lớn nhất nước ta có địa hình tương đối bằng phẳng , độ cao trung bininhfso với mặt biển từ 3-5m, có khu vực chỉ cao 0.5-1mKhí hậu với tính chất cận xích đạo và ít thiên tai	Tài nguyên chính là đât phù sa mầu mỡ có diện tích lớn,trữ lượng hải sản lớn nhất cả nước.Khó khăn của vùng :. Ngập úng kéo dài trên diện rộng vào mùa mưa.. Diện tích ĐB phần lớn là đấtphèn, mặn, có nguy cơ bị bốc phèn nếu canh tác không hợp lí.6.3 Con người và hoạt động kinh tếMật độ dân số 406 người/ km2 (1999). Tộc độ ra tăng dân số của ĐB sông Cửu Long cao hơn ĐB sông Hồng. Người dân có nhiều kinh nghiệm cải tạo đất phèn mặn để trồng trọt, có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sảnLà vùng có sản lượng lương thực lớn nhất cả nước. Là vùng có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất cả nước. Ngoài lúa còn trồng nhiều cây ăn quả, xu hướng ngày càng gia tăng Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản nổi bật hơn các vùng khác. Nuôi nhiều tôm cá, thủy sản xuất khẩu lớn nhất nước. Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của vùng khá phát triển, chiếm tới 60% giá trị sản lượng công nghiệp cả vùng. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến lương thực thực phẩm của vùng.7. Biển Đông các đảo và quần đảo7.1 Biển Đông	Là một biển lớn và tương đối kín,trải dài từ khoảng chí tuyến bắc đến vĩ tuyến 3o N. Phía Đông, mở rộng đến đường bờ biển phía tây của cá đảo thuộc philippin.	Diện tích 3447000km2 	Các nước bao quanh biển Đông : Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Singgabo, Indonexia,Philippin và Bnunay.Bốn phía ở biển Đông đều có các đường thông ra 2 đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.	Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độ thời tiết và khí hậu của biển khá phức tạp, đây là nơi phát sinh nhiều cơn bão.	Có nhiều đường hàng hải quốc tế quan trọng.7.2 Biển Việt Nam và các đảo.Vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông, có diện tích rộng hơn 1 triệu km2. Đường bờ biển dài 3260km. Có 30 tỉnh thành phố giáp với biển Đông. Số lượng các đảo ven bờ là 2773 hòn đảo. VỊnh Bắc Bộ là nơi có nhiều đảo nhất của cả nước.Ngoài khơi biển miền Trung có 2 quần đảo lớn : Hoàng Sa và Trường Sa. + Hoàng Sa ( thành phố Đà Nẵng) gồm khoảng 30 hòn đảo, cồn bãi trong vùng nước rộng ước chừng rộng 15000km2. Hoàng Sa là đảo lớn nhất với chiều dài hơn 900m chiều rộng gần 700m. + Trường Sa ( tỉnh Khánh Hòa) gồm khoảng 100 hòn đảo, đá, cồn san hô, và bãi san hô trong một vùng biển rộng khoảng 160000km2 đến 180000km2 .Vùng biển nước ta tài nguyên phong phú và giá trị kinh tế nhiều mặt.Nguồn lợi hải sản phong phú cho phép khai thác khoảng 1,5 đên 2 triệu tấn cá, tôm/ năm. Dầu khí có 5 bể trầm tích, tổng trữ lượng: 4-5 tỉ tấn.Bờ biển và các đảo có thắng cảnh đẹp: Vịnh Hà Long, Bãi Biển Trà Cổ, Nha Trang, Vũng Tàu.

File đính kèm:

  • pptDia li Viet Nam.ppt