Địa lý tự nhiên Việt Nam 1

 Địa hình bờ biển là kết quả của sự tác động giữa các quá trình bồi đắp phù sa của sông và quá trình mài mòn, vận chuyển phù sa do sóng, gió, thủy triều, dòng biển và sinh vật.

 Tiêu biểu cho địa hình biển nước ta là: các kiểu địa hình bồi tụ, kiểu địa hình mài mòn và kiểu kết hợp mài mòn- bồi tụ.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lý tự nhiên Việt Nam 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 1GV: Trịnh Duy OánhSNội dung Các dạng địa hình bờ biển và hệ thống vũng vịnh, đầm phá. Các dạng sinh thái rừng ngập măn ven biển.1.Các dạng địa hình bờ biển và hệ thống vũng vịnh đầm phá. Địa hình bờ biển là kết quả của sự tác động giữa các quá trình bồi đắp phù sa của sông và quá trình mài mòn, vận chuyển phù sa do sóng, gió, thủy triều, dòng biển và sinh vật. Tiêu biểu cho địa hình biển nước ta là: các kiểu địa hình bồi tụ, kiểu địa hình mài mòn và kiểu kết hợp mài mòn- bồi tụ.	 Kiểu địa hình bờ biển bồi tụ : được hình thành bởi quá trình bồi tụ ở vùng cửa sông và ven biển. điển hình là : + bờ biển đồng bằng sông Hồng + Bờ biển đồng bằng sông Cửu * Ngoài ra còn có kiểu địa hình etchuye hình phễu. - Đặc điểm hình thành ở những nơi sông chảy ra biển với lượng nước không lớn, nghèo phu sa và lại chịu ảnh hưởng của thủy triều. Thuận lợi cho xây dựng những cảng tương đối sâu trong đất liền như: cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng. Kiểu địa hình mài mòn : xuất hiện ở những khu vực đồi núi trực tiếp tiếp xúc với biển, điển hình nhất ở đoạn bờ biển từ Đại Lãnh (Phú Yên) đến mũi dinh (Ninh Thuận) Đặc điểm: địa hình khúc khuỷu, với các mũi đá, bán đảo, vũng, vịnh sâu và các đảo ven bờ. Thuận lợi : xây dựng các cảng nước sâu, phát triển du lịch biển, Kiểu địa hình bồi tụ - mài mòn : Bờ biển tương đối bằng phẳng, những nơi có đồi núi sát biển thì bờ biển khúc khuỷu với các mũi đất và vũng biển. Điển hình: + Khu vực ven biển Quảng Ninh + Đoạn từ Thanh Hóa đến Mũi Dinh + Đoạn từ Ninh Thuận đến Vũng Tàu Ở khu vực ven biển miền Trung còn xuất hiện kiểu địa hình cồn cát ven biển như ở Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận hoặc các đầm phá vũng biển như ở Thừa Thiên-Huế, Phú Yên. Ở đây có nhiều phong cảnh đẹp và bãi biển nổi tiếng như: Thuận An, Cà Ná, Vũng Tàu,.. Ngoài ra vùng còn có hệ thống vũng vịnh đầm phá khá phát triển góp phần làm đa dạng địa hình ven biển nước ta thêm phong phú như: đầm Ô Loan (Phú Yên), phá Tam Giang ( Thừa Thiên- Huế),.2.Các dạng hình thái rừng ngập ven biển. Phát triển trên địa hình phù sa bồi tụ bằng phẳng, ngập nước thường xuyên, thực vật và động vật thủy sinh hoặc ưa nước phát triển và chiếm ưu thế tuyệt đối. Càng vào sâu trong nội địa thì càng mang tính chất luc địa rõ rệt. Phân bố và diện tích : Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển ở Việt Nam chiếm diện tích rộng lớn tới 450.000 ha ( đứng thứ hai thế giới) Nam bộ có diện tích lớn nhất (trên 300.000 ha) và điển hình nhất, miền Bắc có khoảng 80.000ha, còn miền trung chi co khoảng 50.000ha Đặc điểm : Có sinh khối và năng suất sinh học rất cao, đặc biệt là sinh khối động vật nước lợ Đặc trưng cơ bản là nước lợ nồng độ mặn dao động theo khong gian và theo thời gian. Ít mang tính ổn định, quá trình diễn thế có thể xảy ra trong thời gian ngắn. Rừng ngập mặn miền Bắc : phát triển từ Móng Cái đến Cửa Đáy và cửa Bạch Đằng đến Thái Bình. + Thực vật : nhiều cây chịu mặn, cao khoảng 3-4m. Tiên phong: mắm đen cùng với cỏ gà, muối biển, sú, + Quần xã động vật: phong phú nhất là các loài thân mềm, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế như hầu ,sò, ngao, don, Ngoài ra tại vùng dưới triều còn có bào ngư, trai ngọc và phát triển nuôi sá sùng ( có giá trị kinh tế cao ) Đặc biệt ở vùng ngập mặn Xuân Thủy ( Nam Định) là nơi sinh sống của nhiều loài chim nước và các loài chim di cư do có nguồn thức ăn dồi dào Rừng ngập mặn miền Trung: từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, cũng không phát triển. + Cây tiên phong là mắm, Đâng, Trang, sú vẹt. Càng vào nam phát triển hơn, đước chiếm ưu thế, rồi sú, vẹt, nước lợ có bần chua. + Động vật thân mềm chiếm ưu thế tại bãi triều và tôm, cua, ghẹ. Nam Trung bộ là sò, điệp, móng tay, sút, Rừng ngập mặn miền Nam có sinh khối thực vật và động vật phong phú và đan dạng nhất. Năng suất trung bình vùng cửa sông tới 20 tấn/ha/năm. Tại vùng cửa sông Cửu Long, năng suất của rừng ngập mặn khoảng 10-12 tấn/ha/năm. Sở dĩ như vậy là vì có nguồn thức ăn phong phú, ở là hạ nguồn của hệ thống sông Cửu Long có nguồn nước dồi dào ( 507 tỷ tấn) và nguồn phù sa lớn (70 triệu tấn/năm). lượng bùn bã tổng cộng 57.5 tấn/ha/năm, đã quyết định khối lượng động vật tiêu thụ bậc 1 ở dưới nước ( ngao, sò, ốc, hến..và các loài giáp xác). Động vật : gồm có các loài sống trên cây như: khỉ, sóc,..; ăn tạp như rái cá, mèo cá,..và các loài chim sống tập trung như có ngỗng, bồ nông, thực vật : tiên phong là cây mắm trắng, rồi đến đước(cao tới 30m,đường kính 30-40cm,rễ cà kheo to và chằng chịt cắm sâu vào bùn). Đặc biệt quần xã động vật rừng đước Cà Mau vô cùng phong phú. Dưới nước có: cá bống, tôm thẻ, tôm sú, Về chim: cò lửa, cổ rắn, hạc cổ trắng, bò sát : kỳ đà hoa, trăn mốc, trăn gấm, về thú : rái cá, cầy lỏn, dơi den,DANH SÁCH NHÓM 8 :TRẦN KHÁNH TOÀNHOÀNG THỊ SONNGUYỄN THỊ MAI HƯƠNGNGUYỄN THỊ HẠNHPHẠM THỊ HUYỀN TRANG

File đính kèm:

  • pptdia ly.ppt