Địa lý Việt Nam – cơ hội và thách thức trong nửa đầu thế kỷ 21

Khoa học địa lý là một trong những khoa học cổ xưa nhất thế giới gắn liền với nhận thức, hiểu biết không gian lãnh thổ của loài người. Những phát kiến khoa học vĩ đại đầu tiên của nhân loại là về đất nước và các châu lục. Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn cuộc sống, khoa học địa lý không ngừng hoàn thiện lý luận, quan điểm và phương pháp luận. Trên con đường phát triển khoa học địa lý có lúc thăng trầm vượt qua những thách thức và cơ hội để đạt được những thành tựu,

doc10 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý Việt Nam – cơ hội và thách thức trong nửa đầu thế kỷ 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
p luận và phương pháp nghiên cứu đang được phát triển.
Viện Địa lý chủ trương hiện đại hoá và định lượng hoá nghiên cứu địa lý. Bởi vậy, ngoài các phòng Địa lý chuyên ngành còn có phòng Công nghệ viễn thám và GIS, phòng Phân tích thí nghiệm hoá lý và 2 trạm quan trắc tổng hợp ven biển với lực lượng gần 30 tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, phó giáo sư, trên 25 thạc sĩ và trên 80 cử nhân Viện Địa lý có năng lực giải quyết những vấn đề tổng hợp, liên ngành. Đã 15 năm qua, Viện Địa lý đã trở thành một cơ sở đào tạo Tiến sĩ địa lý có uy tín, chất lượng liên kết cùng các trường đại học trên cả nước.
Hội Địa lý Việt Nam được thành lập từ tháng 11 năm 1988 luôn coi Viện Địa lý là Hội thành viên trung tâm. Hội Địa lý Việt Nam và Viện Địa lý đã phối hợp tổ chức 5 Hội nghị Địa lý toàn quốc thể hiện sự lớn mạnh của Địa lý Việt Nam. Song những cơ hội và thách thức đang xuất hiện đối với Địa lý Việt Nam trên đường phát triển
IV. Cơ hội và thách thức của Địa lý Việt Nam trong nửa đầu thế kỳ 21
Địa lý Việt Nam qua tóm lược lịch sử đã có một bước tiến dài trong nửa cuối của thế kỳ 20. Cùng với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành độc lập chủ quyền đất nước, khoa học địa lý đã nhanh chóng bứt phá khỏi địa lý cổ điển, hội nhập với địa lý hiện đại; đồng thời từ một nền khoa học địa lý lệ thuộc (chủ yếu do các nhà địa lý nước ngoài thực hiện) đến một nền khoa học địa lý tự chủ, có sắc thái riêng phục vụ đất nước phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra các công trình địa lý đồ sộ như “Atlat quốc gia Việt Nam”, “Thiên nhiên Việt Nam”, “Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý”, “Địa lý tự nhiên Việt Nam”, của các nhà địa lý Việt Nam sẽ mãi mãi đóng góp vào bản sắc văn hoá Việt Nam. Dưới góc độ văn hoá, các công trình địa lý đã “vẽ được những đường nét của văn hoá Việt Nam ở các vùng miền khác nhau và chỉ ra được sự vận động của văn hoá trong không gian” [8]. Với lực lượng hàng chục ngàn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ địa lý trong các cơ quan đào tạo và nghiên cứu địa lý, cơ quan quản lý nhà nước ở khắp mọi miền đất nước là một thuận lợi lớn của khoa học địa lý Việt Nam. Sau một thập niên đầu của thế kỷ 21, cho thấy địa lý Việt Nam đang có nhiều cơ hội và thách thức lớn lao qua tham chiếu lịch sử phát triển cũng như nội lực, ngoại lực của khoa học địa lý nước nhà.
1- Những cơ hội của địa lý Việt Nam
- Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2020, nhà nước chú trọng phát triển khoa học công nghệ coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển[1]. Trong đó khoa học địa lý có vai trò hết sức tích cực. Quá trình công nghiệp hoá đi đôi với đô thị hoá và gắn liền với khai thác tài nguyên môi trường. Quá trình đó làm chuyển dịch toàn bộ hệ thống kinh tế xã hội và cả hệ thống tự nhiên hết sức phức tạp. Chỉ có thể trên quan điểm địa lý tổng hợp nghiên cứu những luận cứ khoa học phục vụ chiến lược phát triển bền vững đất nước[6]. Sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với những vấn đề địa lý – môi trường đang là một cơ hội lớn.
- Nước ta có một vùng biển và hải đảo lớn gấp 2 lần đất liền với một dải bờ biển dài trên 3200km đang được đánh thức để trở thành Quốc gia biển. khoa học địa lý là khoa học không gian và lãnh thổ [5]. Bởi vậy nghiên cứu khai thác hợp lý tài nguyên và quản lý bền vững biển đảo là trách nhiệm và cũng là cơ hội của địa lý Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 21.
- Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong đó có mục tiêu thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ với thế giới [1]. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, khoa học địa lý có cơ hội tiếp thu trao đổi những tri thức địa lý với toàn thế giới. Các hợp tác quốc tế về đào tạo, trao đổi khoa học và nghiên cứu địa lý trong mười năm qua của các nhà địa lý Việt Nam đã thể hiện điều đó. Sự hợp tác ngày càng sâu rộng trong khu vực và ngoài khu vực, cả trong các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ.
- Cơ hội đến từ bên ngoài cho thấy làn sóng toàn cầu hoá tiếp tục diễn ra nhanh, lan rộng tới nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) không chỉ làm gia tăng các dòng thương mại, tài chính mà còn đưa các tiến bộ công nghệ tạo điều kiện thuận lợi trao đổi các ý tưởng và phát triển khoa học[1]. Thời gian để thăm dò thám hiểm tài nguyên môi trường địa lý được rút ngắn tối thiểu. Công nghệ vũ trụ, công nghệ thông tin, khoa học tính toán đã thúc đẩy sử dụng hiệu quả hệ thông tin địa lý GIS, giải những bài toán phức tạp về thiên nhiên môi trường. Cuối cùng vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với địa lý Việt Nam là những biến đổi toàn cầu về thiên nhiên môi trường như biến đổi khí hậu, sa mạc hoá, hoạt hoá núi lửa, động đất, sóng thần, nước biển dâng, bão, lũ đang đưa toàn thế giới xích lại gần nhau hơn để bảo vệ “ngôi nhà chung – Trái Đất”[4]. Địa lý Việt Nam đã và đang được tham gia phối hợp quốc tế vì mục tiêu cao cả này.
2- Những thách thức của địa lý Việt Nam:
Địa lý Việt Nam đang có những thách thức từ trong nội tại khoa học như nền tảng phương pháp luận đến thực hành, từ năng lực con người và trang thiết bị đến các thách thức toàn cầu và trong nước. Dưới đây là những thách thức cơ bản:
- Địa lý Việt Nam hiện có một lực lượng đông song năng lực còn hạn chế và chưa có những cánh chim đầu đàn thay thế lớp các nhà địa lý già đã ngừng hoạt động do sự hẫng hụt thế hệ kế tục do lịch sử để lại.
- Trong một thời gian dài, địa lý Việt Nam phát triển chia nhỏ theo khuynh hướng địa lý bộ phận (dễ làm, dễ thuyết minh) bởi vậy địa lý tổng hợp kém phát triển, địa lý kinh tế xã hội còn ít được quan tâm. Đầu thế kỷ 21 những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và toàn cầu là hướng phát triển bền vững[6]. Do vậy cần đứng trên quan điểm địa lý tổng hợp và địa lý kinh tế xã hội nhân văn. Từ các trường phái địa lý trên thế giới, khoa học địa lý Việt Nam cần lựa chọn trường phái hợp lý với đất nước, “hợp lý” trong đa dạng. Có vậy mới tập hợp được lực lượng và hội tụ được năng lực để tiến hành các công trình lớn tầm cỡ vùng miền, quốc gia và khu vực.
- Thách thức lớn nhất của địa lý Việt Nam là cơ sở vật chất, tạo ra năng lực sáng tạo trước những biến cố lớn của thế giới và những nhiệm vụ lớn của đất nước. Định lượng hoá trong nghiên cứu địa lý là nhiệm vụ tất yếu. Song mức độ chính xác đòi hỏi ngày càng cao để có thể cảnh báo, dự báo thiên tai và tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế. Địa lý Việt Nam cần được trang bị các công cụ hiện đại, phòng thí nghiệm và trạm trại nghiên cứu để giải quyết các bài toán về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, sức ép gia tăng dân số, suy thoái tài nguyên môi trường, thiên tai sa mạc hoá Khoa học địa lý Việt Nam không thể tiến ra biển, nghiên cứu phục vụ đất nước nếu không được đầu tư thích đáng. (cũng như ngư dân cần phải có tàu lớn để đánh bắt xa bờ, bảo vệ nguồn lợi ven bờ).
Những cơ hội và thách thức trên đặt ra cho khoa học địa lý Việt Nam cần phải xem xét lại các luận điểm và phương pháp tiếp cận vấn đề để có sự thống nhất trong đa dạng. Đồng thời để tập hợp lực lượng, tìm kiếm giải pháp vượt qua thử thách phục vụ đất nước hiệu quả hơn. Từ tham chiếu lịch sử cho thấy thế kỷ 21 là thế kỷ của địa lý học Việt Nam với các công trình lớn đang hứa hẹn phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
KẾT LUẬN
Lịch sử phát triển khoa học địa lý thế giới và địa lý Việt Nam có sự tương đồng từ sự ra đời sớm địa lý cổ điển đến địa lý hiện đại tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến. Đồng thời trong quá trình lịch sử khoa học địa lý có những bước thăng trầm, thử thách. Khoa học địa lý Việt Nam mới thực sự phát triển trở thành khoa học hiện đại từ nửa cuối của thế kỷ 20. Những thành tựu của khoa học địa lý Việt Nam là rất đáng ghi nhận song còn chậm so với thế giới và so với một số ngành khoa học khác của đất nước. Bước vào thế kỷ 21, nhiều biến động về tự nhiên và kinh tế xã hội mang tính toàn cầu. Đồng thời trước nhu cầu phát triển của đất nước khoa học địa lý đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Địa lý Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển vượt qua các thách thức trong thế kỷ 21 để vươn tới các thành tựu mới đóng góp cho khoa học và xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
Tài liệu tham khảo
Bộ Khoa học và Công nghệ “Khoa học và công nghệ thế giới” Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội (2009)
Nguyễn Trần Cầu “Tóm tắt sự phát triển của khoa học địa lý ở Việt Nam” Tài liệu lưu trữ Viện Địa lý (2001)
Nguyễn Văn Chiển “Khoa học trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI” NXB từ điển bách khoa, Hà Nội (2006)
David C.Korfen “Bước vào thế kỷ XXI – Hành động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu” NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội (1996)
Vũ Tự Lập “Sự phát triển của khoa học địa lý trong thế kỷ 20” NXB Giáo dục Hà Nội (2004)
Thaddeus C.Trzyna “Thế giới bền vững – Định nghĩa và trắc lượng phát triển bền vững” Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Hà Nội (2001)
“Từ điển bách khoa Việt Nam – tập 2, tập 3” NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội (2002, 2003)
Trần Quốc Vượng “Việt Nam – Cái nhìn địa văn hóa” NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội (1998) 
Tóm tắt 
Bài báo trình bày tóm lược các giai đoạn phát triển của khoa học địa lý Thế giới và khoa học địa Việt Nam. Trong đó, nêu lên những thành tựu cơ bản với những tác phẩm, tác giả điển hình trong mỗi giai đoạn. Trên cơ sở tham chiếu lịch sử và thực trạng biến đổi toàn cầu cũng như nhu cầu phát triển của Việt Nam đã tạo ra những cơ hội và thách thức của địa lý Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 21.
Abstract
GEOGRAPHICAL SCIENCES OF VIETNAM - OPPORTUNITIES AND CHALLENGES IN THE FIRST HALF OF THE 21st CENTURY
Nguyen Đinh Ky, Nguyen Tran Cau
Institute of Geography, 18 Hoang Quac Viet street, Cau Giay District, Ha Noi city
Email: dinhkyvdl@gmail.com 
This paper presents a summary of the development period of geographical sciences in the world and Vietnam. In particular, the main achievements were highlighted along with the typical authors and their works in each period. Based on historical references and changing global situation as well as development needs of Vietnam has created opportunities and challenges of Geographical Sciences of Vietnam in the first half 21st century.

File đính kèm:

  • doc2_ Dia ly VN co hoi va thach thuc.doc
Bài giảng liên quan