Điều lệ công đoàn Việt Nam

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kể từ ngày thành lập đến nay, Công Đoàn Việt Nam đã tổ chức, vận động công nhân viên chức và lao động đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của người lao động. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tiếp tục tổ chức, động viên công nhân viên chức và lao động đi đầu trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi của tổ chức công nhân, tầng lớp trí thức và những người lao động trong các thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp, cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa; xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt, đại diện chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

 

doc20 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều lệ công đoàn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 đoàn ngành Trung ương.
g) Tổ chức giáo dục nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp cho công nhân viên chức và lao động; tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, quản lý nhà văn hoá công nhân, công đoàn, tổ chức các trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
h) Hướng dẫn, chỉ đạo Đại hội các công đoàn cấp dưới. Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp của Tỉnh uỷ và Tổng Liên đoàn. Xây dựng công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn vững mạnh.
Điều 27: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Quyết định chương trình, nội dung hoạt động của công đoàn nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội công đoàn toàn quốc và các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ đạo và hướng dẫn mọi hoạt động của các cấp công đoàn, chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận công đoàn, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn.
2. Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của công nhân viên chức và lao động; tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động. Cử đại diện tham gia các Uỷ ban, Hội đồng quốc gia về các vấn đề có liên quan đến người lao động.
3. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, biện pháp phối hợp với Nhà nước để bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp cho công nhân, lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phối hợp với Nhà nước và các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức các phong trào hành động cách mạng, thi đua và khen thưởng trong sản xuất và các hoạt động xã hội trong công nhân viên chức và lao động.
4. Quyết định các phương hướng, biện pháp về đổi mới tổ chức cán bộ. Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và các chính sách đối với cán bộ công đoàn.
5. Tổ chức, quản lý và chỉ đạo các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, nghỉ ngơi của công đoàn các cấp, các hoạt động kinh tế tài chính tài sản công đoàn theo phân cấp và quy định của pháp luật.
6. Tiến hành công tác đối ngoại, mở rộng các quan hệ với các tổ chức công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế theo đường lối đối ngoại của Đảng.
7. Thông qua quyết toán, dự toán ngân sách công đoàn hàng năm, quyết định các chủ trương, biện pháp quản lý tài chính, tài sản công đoàn.
Điều 28: Công tác vận động nữ công nhân viên chức và lao động được quán triệt trong mọi hoạt động của các cấp công đoàn, nhằm phát huy những vấn đề về giới và đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân viên chức và lao động theo quy định của pháp luật. Ban Nữ công của các cấp công đoàn được đại diện cho nữ công nhân viên chức và lao động bàn bạc, giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em.
Chương Y
UỶ BAN KIỂM TRA CỦA CÔNG ĐOÀN
Điều 29: Công tác kiểm tra của Công đoàn là nhiệm vụ của Ban Chấp hành công đoàn mỗi cấp nhằm lãnh đạo việc thực hiện Điều lệ công đoàn, Nghị quyết, Chỉ thị và các quy định của tổ chức công đoàn. Mỗi cấp công đoàn phải tổ chức, tiến hành công tác kiểm tra ở cấp đó và chịu sự kiểm tra của công đoàn cấp trên.
Điều 30: Uỷ ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra của công đoàn được thành lapạ ở các cấp công đoàn, do Ban Chấp hành công đoàn cấp đó bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
1. Uỷ ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp chịu sự lãnh đạo của Ban Chấp hành công đoàn cấp đó và sự chỉ đạo của Uỷ ban kiểm tra công đoàn cấp trên.
2. Số lượng uỷ viên Uỷ ban kiểm tra, do Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định, gồm một số uỷ viên trong Ban Chấp hành và một số uỷ viên ngoài Ban Chấp hành; số uỷ viên Ban Chấp hành không được vượt quá 1/3 tổng số uỷ viên Uỷ ban kiểm tra.
3. Việc bầu Uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải được quá nửa số phiếu bầu hợp lệ.
Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp do Ban Chấp hành công đoàn cấp đó bầu, phó chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra do Uỷ ban kiểm tra bầu.
Tổ chức cơ sở của công đoàn có từ 30 đoàn viên trở xuống thì chỉ cử 1 Uỷ viên Ban Chấp hành công đoàn làm nhiệm vụ kiểm tra.
4. Khi mới thành lập một công đoàn cấp dưới, hoặc tách nhập tổ chức công đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp được quyền chỉ định Uỷ ban kiểm tra lâm thời, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra lâm thời.
5. Nhiệm kỳ của Uỷ ban kiểm tra theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp.
6. Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra các cấp là cán bộ chuyên trách công đoàn khi chuyển công tác không là cán bộ chuyên trách công đoàn thì thôi tham gia Uỷ ban kiểm tra. Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra các cấp khi có quyết định nghỉ hưu thì thôi tham gia Uỷ ban kiểm tra.
Điều 31: Uỷ ban kiểm tra công đoàn có nhiệm vụ:
1. Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thực hiện kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn.
Kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức hoặc đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điểu lệ, Nghị quyết, Chỉ thị và các quy định của công đoàn.
2. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng, tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn cấp mình và cấp dưới.
3. Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn. Tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban Chấp hành tham gia với các cơ quan chức năng Nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân viên chức và lao động.
4. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn làm công tác kiểm tra.
Điều 32: Uỷ ban kiểm tra công đoàn có quyền:
1. Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra được tham dự các hội nghị của Ban Chấp hành và được mới dự Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu công đoàn cùng cấp.
2. Báo cáo và đề xuất về nội dung, chương trình công tác của Uỷ ban kiểm tra trong các kỳ hợp thường kỳ của Ban Chấp hành.
3. Yêu cầu đơn vị và người chịu trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra và trả lời những vấn đề do Uỷ ban kiểm tra nêu ra.
4. Báo cáo kết luận kiểm tra và đề xuất các hình thức xử lý với cơ quan thường trực của Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp. Những kiến nghị của Uỷ ban kiểm tra không được giải quyết thì Uỷ ban kiểm tra có quyền báo cáo với Ban Chấp hành công đoàn cấp mình và Ban Chấp hành lên Uỷ ban kiểm tra công đoàn cấp trên.
Chương VI
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN
Điều 33: Công đoàn thực hiện quyền tự chủ và tự quản về tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
1. Tài chính của công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hàng tháng bằng 1% tiền lương hoặc tiền công.
- Kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ % quỹ tiên lương từ các doanh nghiệp và cơ quan nơi có tổ chức công đoàn. Tỷ lệ trích do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn thống nhất quy định.
- Các khoản thu khác: Thu từ các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ do công đoàn tổ chức, các khoả tài trợ trong nước và nước ngoài, kinh phí do ngân sách Nhà nước các cấp hỗ trợ.
2. Tài chính công đoàn dùng để chi các khoản sau đây:
- Chi trả lương cán bộ chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cán bộ không chuyên trách.
- Chi cho các hoạt động của công đoàn.
- Chi thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên và làm công tác xã hội do công đoàn tổ chức.
- Chi khen thưởng chủ nghĩa, đoàn viên và những người có công xây dựng tổ chức công đoàn.
Điều 34: Quản lý tài chính công đoàn thực hiện theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai. Các cấp công đoàn có nhiệm vụ quản lý tài chính theo đúng các quy định của Tổng Liên đoàn phù hợp với luật pháp của Nhà nươcs.
Điều 35: Những tài sản do nguồn vốn của công Đoàn, tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho công đoàn, là tài sản thuộc sở hữu của công đoàn. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là chủ sở hữu mọi tài sản của Công Đoàn Việt Nam. Các công đoàn cấp dưới được Tổng Liên đoàn giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng các tài sản và chị trách nhiệm trước Tổng Liên đoàn và trước pháp luật về việc sử dụng và quản lý các tài sản đó.
Chương VII
KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT
Điều 36: Cán bộ, đoàn viên công đoàn những người có công xây dựng công đoàn, các tổ chức công đoàn và nghiệp đoàn có thành tích hoạt động xuất sắc được đề nghị công đoàn xét khen thưởng.
Các hình thức khen thưởng gồm giấy khen, bằng khen, cờ, huy chương vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn và đề nghị các hình thức khen thưởng khác của Đảng và Nhà nước. Chế độ khen thưởng và việc phân cấp khen thưởng do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định.
Điều 37: Những cán bộ, đoàn viên công đoàn vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam, không thực hiện nhiệm vụ đoàn viên, gây mất đoàn kết, có những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến tổ chức công đoàn, vi phạm pháp luật, không đóng đoàn phí hoặc bỏ sinh hoạt nhiều kỳ, không có lý do chính đáng thì tuỳ theo mức độ khuyết điểm, sai lầm bị thi hành kỷ luật; Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ và thu hồi thẻ đoàn viên. Đối với tổ chức nếu vi phạm thì bị kỷ luật, khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
Việc khai trừ 1 đoàn viên do tổ công đoàn đề nghị Ban Chấp hành công đoàn cơ sở xem xét quyết định. Trường hợp đặc biệt do công đoàn cấp trên quyết định. Đoàn viên bị kỷ luật khai trừ sau khi đã sửa chữa khuyết điểm nếu có nguyện vọng thì được xét gia nhập lại công đoàn. Việc thi hành kỷ luật 1 uỷ viên Ban Chấp hành công đoàn cấp nào do Hội nghị Ban Chấp hành công đoàn cấp ấy xét và đề nghị công đoàn cấp trên quyết định. Thi hành kỷ luật uỷ viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
- Việc thi hành kỷ luật Uỷ ban kiểm tra hay các Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra áp dụng như cán bộ công đoàn và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp.
Chương VIII
CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN
Điề 38: Điều lệ Công Đoàn Việt Nam do Đại hội đại biểu Công đoàn toàn quốc thông qua. Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc mới được quyền sửa đổi Điều lệ.
Đoàn viên và tổ chức công đoàn các cấp phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Công Đoàn Việt Nam.
	Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 1998
	 ĐẠI HỘI LẦN THỨ VIII
	 CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

File đính kèm:

  • docDieuleCDVN.doc
Bài giảng liên quan