Điều lệ (sửa đổi) hội chữ thập đỏ Việt Nam

Dân tộc Việt Nam vốn giàu lòng yêu nước, thương người. Càng trong

hoạn nạn khó khăn, tinh thần đó càng được nhân lên gấp bội.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ra đời nhằm kế tục và phát huy truyền thống

nhân ái tốt đẹp của dân tộc ta đã được lưu truyền qua bao thế hệ.

Hội được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1946, là thành viên Uỷ ban

Chữ thập đỏ quốc tế từ ngày 01 tháng 11 năm 1957 và Hiệp hội Chữ thập đỏ -

Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế từ ngày 04 tháng 11 năm 1957. Hội do Chủ tịch

Hồ Chí Minh sáng lập và làm Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội. Người dạy

cán bộ, hội viên: “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp

phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt

đau thương cho họ”.

pdf12 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều lệ (sửa đổi) hội chữ thập đỏ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng tác hàng năm và quyết định chương trình công 
tác năm tới của Hội. 
3. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm và việc tiếp nhận, phân phối, 
sử dụng viện trợ. Quy định việc đóng và sử dụng hội phí. 
 4. Bầu cử Ban Thường vụ Trung ương Hội; bầu cử Chủ tịch, Phó Chủ 
tịch, Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký trong số uỷ viên Ban Thường vụ Trung 
ương Hội, bầu cử Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các uỷ viên Ban Kiểm tra 
 8 
Trung ương Hội. Số lượng Phó Chủ tịch, Phó Tổng Thư ký, uỷ viên Ban 
Thường vụ, Phó Trưởng ban và uỷ viên Ban Kiểm tra do Ban Chấp hành 
Trung ương Hội quyết định. 
Ban Chấp hành Trung ương Hội họp thường kỳ ít nhất một năm một lần. 
Nếu quá nửa các uỷ viên Ban Chấp hành yêu cầu hoặc có tình hình đặc biệt 
thì Ban Thường vụ triệu tập Ban Chấp hành họp bất thường. 
Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ Trung ương 
Hội 
1. Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Hội lãnh đạo mọi mặt công tác 
của Hội giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành. 
2. Quyết định các chủ trương, biện pháp và tổ chức thực hiện Nghị 
quyết, chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Hội. 
 3. Tổng kết mô hình, chuyên đề và các hoạt động của Hội. 
 4. Quyết định các hình thức khen thưởng của Hội. 
 5. Ban Thường vụ Trung ương Hội họp thường kỳ ít nhất 6 tháng một lần. 
Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Trung ương Hội 
 1. Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội chỉ đạo, 
điều hành, giải quyết mọi công việc của Hội giữa hai kỳ họp của Ban Thường 
vụ và báo cáo kết quả công việc với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trong kỳ 
họp gần nhất. 
 2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Nghị 
quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội. 
3. Quyết định các biện pháp để kịp thời vận động, trợ giúp đồng bào các 
địa phương trong nước khi bị thiên tai, thảm hoạ. 
4. Chỉ đạo việc tiếp nhận, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn cứu 
trợ, viện trợ. 
5. Giữ mối liên hệ và đại diện cho Hội trong các quan hệ đối nội và đối 
ngoại. 
6. Lãnh đạo, quản lý, điều hành cơ quan Trung ương Hội; xây dựng cơ 
quan Trung ương Hội vững mạnh. 
7. Tuỳ theo nhu cầu, Thường trực Trung ương Hội lập các ban, đơn vị và 
trung tâm trực thuộc. 
 Điều 20. Tổ chức Hội cấp tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, cấp 
huyện, quận và tương đương 
1. Hội nghị Ban Chấp hành cấp tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, cấp 
cấp huyện, quận và tương đương bầu cử Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ 
tịch, Uỷ viên Thường trực trong số ủy viên Ban Thường vụ; bầu cử Trưởng 
ban, Phó Trưởng ban và các ủy viên Ban Kiểm tra cấp mình. Số lượng Phó 
Chủ tịch, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Trưởng ban và uỷ viên Ban Kiểm tra 
 9 
cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định. 
2. Ban Chấp hành cấp tỉnh, thành, tương đương được lập các ban, đơn vị 
và trung tâm trực thuộc. 
3. Ban Chấp hành cấp huyện, quận và tương đương được lập các bộ phận 
chuyên môn, các trung tâm, đơn vị trực thuộc. 
4. Ban Chấp hành cấp tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, huyện, quận và 
tương đương có nhiệm vụ: 
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới thực hiện Nghị quyết 
Đại hội cấp mình và các chủ trương công tác của Hội cấp trên; 
 b) Đánh giá kết quả công tác theo định kỳ và quyết định chương trình 
công tác tới; 
c) Thông qua việc thu, chi, tiếp nhận, phân phối, sử dụng hàng, tiền cứu 
trợ, viện trợ (nếu có). 
d) Chỉ đạo việc xây dựng quỹ Hội, việc thu và sử dụng hội phí. 
 5. Ban Chấp hành Hội cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương họp 
thường kỳ ít nhất 6 tháng một lần. Ban Thường vụ cấp tỉnh, thành, huyện, 
quận và tương đương họp thường kỳ ít nhất 3 tháng một lần. 
Điều 21. Tổ chức Hội Chữ thập đỏ cơ sở cấp xã 
 1. Hội Chữ thập đỏ cơ sở cấp xã là nền tảng của Hội, được thành lập ở 
cấp xã. Hội Chữ thập đỏ cấp cơ sở gồm nhiều chi hội, chi hội đông hội viên 
chia thành nhiều tổ hội. 
2. Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ cơ sở cấp xã và Ban Chấp hành chi 
Hội có nhiệm vụ: 
a) Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội cấp mình và các chủ trương 
công tác của Ban Chấp hành Hội cấp trên; 
b) Liên hệ mật thiết, động viên, khuyến khích và chăm lo đời sống vật 
chất, tinh thần cho hội viên; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, 
thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam; 
 c) Xây dựng quỹ hội, phát triển hội viên và xây dựng tổ chức Hội cơ sở 
vững mạnh. 
 3. Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ cơ sở cấp xã và Ban Chấp hành chi 
hội họp thường kỳ ít nhất 3 tháng một lần, tổ hội họp thường kỳ ít nhất một 
tháng một lần. 
Chương IV 
CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA HỘI 
Điều 22. Hoạt động kiểm tra của các cấp Hội 
1. Kiểm tra là nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội. Lãnh đạo các cấp 
Hội phải chủ động, thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra. Tổ chức Hội và 
cán bộ, hội viên có trách nhiệm tham gia công tác kiểm tra của Hội, đồng thời 
 10 
chịu sự kiểm tra của Hội. 
2. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực các cấp Hội có nhiệm 
vụ lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các tổ chức Hội và cán 
bộ, hội viên trong việc chấp hành chủ trương, Nghị quyết, nguyên tắc, chế độ, 
quy định về tổ chức và hoạt động của Hội. 
 Điều 23. Ban Kiểm tra các cấp của Hội 
1. Hội nghị Ban Chấp hành từ Trung ương đến huyện, quận và tương 
đương bầu cử Ban Kiểm tra cấp mình. Hội cơ sở cấp xã bầu cử một uỷ viên 
Ban Chấp hành phụ trách công tác kiểm tra. Ban Kiểm tra các cấp gồm 
Trưởng ban là uỷ viên Ban Thường vụ và một số uỷ viên trong và ngoài Ban 
Chấp hành. Việc công nhận và cho rút tên trong danh sách Ban Kiểm tra phải 
được Ban Chấp hành cùng cấp nhất trí và Ban Thường vụ cấp trên trực tiếp 
công nhận. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành 
cùng cấp. 
2. Ban Kiểm tra các cấp có nhiệm vụ: 
a) Tham mưu cho các cấp Hội về công tác kiểm tra của Hội và bảo vệ 
quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập 
đỏ và tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam; 
b) Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội; việc thu và sử dụng hội phí; các 
hoạt động kinh tế, tài chính; việc tiếp nhận, phân phối, sử dụng tiền, hàng cứu 
trợ, viện trợ của các đơn vị thuộc Ban Chấp hành cùng cấp và cấp dưới; 
c) Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức Hội cấp dưới; 
d) Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, hội viên. 
 Điều 24. Nguyên tắc làm việc của Ban Kiểm tra 
 Ban Kiểm tra các cấp làm việc theo chế độ tập thể, chịu sự lãnh đạo của 
Ban Chấp hành cùng cấp và sự chỉ đạo của Ban Kiểm tra cấp trên. Trường 
hợp phải kiểm tra một uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp phải được sự đồng ý 
của Ban Thường vụ cấp đó, kiểm tra xong phải báo cáo để Ban Chấp hành 
quyết định. Thẩm quyền quyết định kỷ luật đối với Ban Kiểm tra hay một uỷ 
viên Ban Kiểm tra áp dụng như đối với tổ chức Hội hay một uỷ viên Ban 
Chấp hành cùng cấp. 
Chương V 
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN 
 Điều 25. Tài chính của Hội 
 1. Các nguồn thu tài chính của Hội gồm : 
a) Hội phí của hội viên; 
b) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Hội theo quy định 
 11 
của pháp luật; 
c) Thu từ sự quyên góp hảo tâm của cá nhân, tổ chức trong và ngoài 
nước ủng hộ Hội và Quỹ nhân đạo; 
d) Thu cứu trợ và viện trợ nhân đạo, các dự án, chương trình phát triển 
của các cá nhân và tổ chức quốc tế thông qua Hội; 
e) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo quy định của pháp luật; 
g) Những khoản thu từ việc thực hiện nhiệm vụ và các chương trình của 
Nhà nước . 
 2. Các khoản chi: 
 a) Chi cho hoạt động của Hội. 
 b) Chi cứu trợ nhân đạo cho các đối tượng dễ bị tổn thương, nạn nhân 
chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các thảm họa khác. 
 c) Chi phòng ngừa và ứng phó thảm họa. 
 d) Chi cho chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng. 
 e) Chi kinh phí hoạt động của các cấp Hội (lương, phụ cấp, kinh phí 
quản lý hành chính khác). 
 g) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật và yêu cầu của nhà 
tài trợ. 
 Việc quản lý, sử dụng tài chính của Hội phải thực hiện các quy định của 
Nhà nước, hướng dẫn của Trung ương Hội và nhà tài trợ. 
 Điều 26. Tài sản và việc lập Quỹ của Hội 
Hội có tài sản riêng và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật. 
Các cấp Hội được lập Quỹ nhân đạo, Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam 
và các quỹ khác theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động nhân đạo. 
Chương VI 
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT 
Điều 27. Khen thưởng của Hội 
Tổ chức Hội và cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ; tình 
nguyện viên Chữ thập đỏ và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có 
thành tích xuất sắc trong công tác Chữ thập đỏ thì được Hội khen thưởng hoặc 
đề nghị Nhà nước và các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp, Hiệp 
Hội, Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế hoặc các Hội quốc gia khác khen thưởng 
theo quy định của pháp luật. 
Điều 28. Kỷ luật của Hội 
 Cán bộ, hội viên và tổ chức Hội hoạt động trái với Điều lệ, chủ trương, 
Nghị quyết của Hội hoặc làm tổn hại đến danh dự, uy tín của Hội thì tuỳ mức 
 12 
độ, tính chất sai lầm mà áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: 
1. Đối với cán bộ, hội viên: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ ra 
khỏi Hội; 
2. Đối với tổ chức Hội: khiển trách, cảnh cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền 
giải tán tổ chức đó. 
Chương VII 
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 
Điều 29. Sửa đổi và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội 
1. Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam mới 
có quyền sửa đổi, bổ sung và thông qua Điều lệ Hội. 
Điều lệ Hội và các nội dung sửa đổi được thông báo cho Hiệp Hội Chữ 
thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế . 
2. Ban Thường vụ Trung ương Hội có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện 
Điều lệ Hội. 
Điều 30. Hiệu lực thực hiện Điều lệ Hội 
1. Điều lệ này gồm 7 Chương và 30 Điều đã được thông qua tại Đại hội 
đại biểu toàn quốc của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ VIII vào ngày 
29/6/2007 và có hiệu lực kể từ ngày được Bộ Nội vụ phê duyệt. 
2. Mọi cán bộ, hội viên và tổ chức Hội phải chấp hành nghiêm chỉnh 
Điều lệ Hội./. 

File đính kèm:

  • pdf1264406428453_Dieu_le_Hoi_CTD_VN[1].pdf