Định hướng kiểm tra đánh giá Giáo dục công dân

-Thầy (cô) hãy cho biết khái niệm về đánh giá kết quả học tập của học sinh?

- Hãy cho biết những yêu cầu khi tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh?

•“Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”.

•Trong Giáo dục học: “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”.

•Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động đánh giá và dạy học.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng kiểm tra đánh giá Giáo dục công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
-Thầy (cô) hãy cho biết khái niệm về đánh giá kết quả học tập của học sinh?- Hãy cho biết những yêu cầu khi tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh?“Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”. Trong Giáo dục học: “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”.Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động đánh giá và dạy học.Yêu cầu khi đánh giá kết quả học tập của học sinh :1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác	Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá.2. Đảm bảo tính toàn diện	Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích.3. Đảm bảo tính hệ thống	Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để đánh giá một cách toàn diện.4. Đảm bảo tính công khai và tính phát triển	Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra động lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu.5. Đảm bảo tính công bằng	Đảm bảo rằng những học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực sẽ nhận được kết quả đánh giá như nhau.6. KTĐG kết quả học tập của học sinh phải bảo đảm độ tin cậy, tính giá trị, tính toàn diện về nội dung và các loại hình KTĐG .. Bài kiểm tra đạt được độ tin cậy với điều kiện sau:+ Ít nhất trong hai lần kiểm tra khác nhau, cùng một học sinh phải đạt số điểm xấp xỉ hoặc bằng nhau nếu bài kiểm tra có cùng một nội dung và mức độ khó tương đương nhau.+ Nhiều giáo viên chấm cùng một bài đều cho điểm như nhau hoặc gần như nhau.+ Kết quả bài kiểm tra phản ánh đúng trình độ, năng lực của người học.Khi ra đề giáo viên cần:Giảm các yếu tố ngẫu nhiên, may rủi đến mức tối thiểu.Diễn đạt đề bài rõ ràng để học sinh hiểu đúng nội dung, yêu cầu của đề.Ra nhiều câu hỏi, bao quát tới mức tối đa các vấn đề cần kiểm tra. Câu hỏi kiểm tra đòi hỏi học sinh vừa phải ghi nhớ, vừa phải hiểu, vừa phải biết vận dụng vào việc tiếp thu kiến thức mới vào cuộc sống.7. Kiểm tra, đánh giá phải bảo đảm kết hợp giữa sự đánh giá của giáo viên với sự tự đánh giá của học sinh.Yêu cầu và đòi hỏi của KTĐG đặt ra là phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong việc xác định mục đích, động cơ, thái độ và tâm lý trong học tập, biết tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách chủ động, không quá lo sợ kiểm tra dẫn tới học tập đối phó và gian lận trong thi cử....8. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá càng đơn giản, tốn ít thời gian, sức lực và ít chi phí, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể càng tốt.Đơn giản không có nghĩa là sơ sài, bài kiểm tra đơn điệu và buồn tẻ với câu hỏi của giáo viên và trả lời của học sinh nhằm tóm tắt những kiến thức có sẵn trong SGK và lời thầy giảng trong vở ghi. Bài kiểm tra đòi hỏi học sinh không chỉ biết kiến thức mà còn phải hiểu sâu sắc các kiến thức đã học và biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn.Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá ?a) Định hướng quản lý chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá1) Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD2) Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn (coi trọng vai trò của các tổ chuyên môn, là nơi trao đổi kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc )3) Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐG (việc thu thập ý kiến xây dựng của HS để giúp GV đánh giá đúng về mình, tìm ra con đường khắc phục các hạn chế, thiếu sót, hoàn thiện PPDH, đổi mới KT-ĐG là hết sức cần thiết )B) Đối với BỘ MÔN- Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng), rèn luyện kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập ( cả KT và KN).- Khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra ghi nhớ kiến thức; tăng cường ra đề “mở”, đề tăng cường tính thực hành nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp tri thức để giải quyết vấn đề; rèn luyện các kỹ năng và học sinh được tự do biểu đạt chính kiến khi trình bày - Chú ý khả năng trình bày nói và viết, đặc biệt là kỹ năng thực hành, vận dụng các vấn đề đã học vào trong thực tiễn cuộc sống phù hợp với lứa tuổi, hình thành hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đã học; giúp học sinh có sự thống nhất giữa nhận thức và hành vi. - Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra: + Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Bao gồm kiểm tra miệng (cho điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét) cần vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Khi kiểm tra miệng, cần chú ý rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng diễn đạt trước tập thể.+ Trong kiểm tra, đánh giá học kì cần chú trọng đánh giá kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức, rèn luyện khả năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đặc biệt chú ý kỹ năng viết, kỹ năng trình bày một vấn đề. Khuyến khích vận dụng các hình thức kiểm tra đánh giá thông qua các hoạt động học tập ngoài lớp học của học sinh như: hoạt động ngoại khoá, thực hành bộ môn chẳng hạn bài thi tìm hiểu theo chủ đề bài học; báo cáo sau khi đi tham quan, học tập (di tích, làng nghề truyền thống, môi trường,); kết quả sưu tầm tranh ảnh, hiện vật về chủ đề; điều tra tìm hiểu thực trạng (môi trường, tệ nạn xã hội, HIV/AIDS,); kế hoạch rèn luyện cá nhân; các nội dung trên có thể bằng hình thức cho điểm hoặc bằng nhận xét.

File đính kèm:

  • pptĐỊNH HƯỚNG KTĐG GDCD (1).ppt