Đồ án Điều khiển và giám sát hoạt động của ba băng tải làm việc tuần tự dùng WINCC liên kết với S7-300 - Nguyễn Trần Minh Nguyệt

III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Đề tài gồm có ba chương:

• Chương I: Tổng quan

 Đặt vấn đề

 Mục tiêu đề tài

 Nội dung đề tài

• Chương II: Thiết kế hệ thống

 Yêu cầu của hệ thống

 Chương trình S7-300 điều khiển hoạt động trên

 Trình tự liên kết wincc với S7-300

 Trình tự thực hiện trên chương trình wincc

 Kết quả

• Chương III: Kết luận và hướng phát triển

 Kết luận

 Hướng phát triển

 

doc34 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Điều khiển và giám sát hoạt động của ba băng tải làm việc tuần tự dùng WINCC liên kết với S7-300 - Nguyễn Trần Minh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
vào Ok.
Sau đó nhấp chuột vào Ok trong cửa sổ Tag Properties. Như vậy Tag ON đã được tạo xong với địa chỉ là I0.0
Tương tự, ta tạo các tag cho các biến ngõ vào còn lại với kiểu dữ liệu Input: OFF (I0.1), ROLEBANGTAI1 (I0.2), ROLEBANGTAI2 (I0.3), ROLEBANGTAI3 (I0.4),
	Các tag cho các biến ngõ ra còn lại với kiểu dữ liệu Output: DCBANGTAI1 (Q0.0), DCBANGTAI2 (Q0.1), DCBANGTAI3 (Q0.2), DENBAO (Q0.3),
	Trong cửa sổ WinCCExplorer – E:\... Ta thấy tất cả các Tag đã xuất hiện ở bên phải cửa sổ. 
2.Xây dựng mô hình mô phỏng
Trong cửa sổ WinCCExplorer – E:\... Nhấp chuột phải vào Graphics Designer, chọn New Picture để mở khung vẽ mới.
\ 
Khung vẽ có tên NewPdl0.Pdl xuất hiện bên phải của cửa sổ WinCCExplorer – E:\... Nhấp chuột phải vào NewPdl0.Pdl, chọn Rename picture để đổi tên cho khung vẽ. 
Cửa sổ New Name xuất hiện. Nhập tên MOHINH3BANGTAILAMVIECTUANTU vào khung trống rồi nhấp chuột vào Ok (tên đặt tùy ý).
Tên khung vẽ đã được đổi thành MOHINH3BANGTAILAMVIECTUANTU. Nhấp chuột phải vào đó và chọn Open picture
Cửa sổ Graphics Designer – [MOHINH3BANGTAILAMVIECTUANTU.pdl] xuất hiện. Đây là cửa sổ để xây dựng mô hình mô phỏng của chương trình WinCC 
3.Tiến hành vẽ mô hình:
Để lấy mô hình các linh kiện. Nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ hoặc vào View > Library.
Cửa sổ Library E:\3BANGTAILAMVIECTUANTU\ xuất hiện. Đây là nơi chứa tất cả các mô hình linh kiện, máy móc, thiết bịcủa WinCC 6.0. Các đối tượng cùng loại được sắp xếp vào cùng một thư mục, từ đó ta có thể dò theo tên các thư mục để lấy các đối tượng cần thiết ra mô phỏng.
Để lấy động cơ. Vào Global Library > PlantElements > Motors, danh sách các động cơ chứa trong thư mục này sẽ xuất hiện trong khung bên phải cửa sổ. Nhấp vào biểu tượng Preview trên thanh công cụ, đồng thời nhấp chuột vào biểu tượng Giant Icon để xem hình dạng các động cơ được rõ hơn.
Muốn lấy loại động cơ nào ta chỉ cần nhấp giữ chuột vào động cơ đó rồi kéo rê chuột thả vào khung vẽ. Khi đó động cơ được chọn sẽ nằm trong khung vẽ.
Tương tự, ta tiến hành lấy các đối tượng khác ra để mô phỏng.
Vào Global Library > Siemens HMI Symbol Library 1.3 > Conveyors, Misc. Để lấy băng tải Horizontal conveyor with perspective. 
Vào Global Library > Siemens HMI Symbol Library 1.3 > General Mfg lấy bánh răng truyền động Gear.
Đống cửa Library E \3BANGTAILAMVIECTUANTU\ lại bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng Close. Khi cần lấy thêm đối tượng ta làm các thao tác mở Library tương tự như đã hướng dẫn ở trên. 
Trở lại cửa sổ Graphics Designer – [MOHINH3BANGTAILAMVIECTUANTU.pdl] 
Đối với các đối tượng đã lấy ra từ Library. Ta thực hiện các thao tác sau.
Di chuyển đối tượng: Nhấp giữ chuột vào đối tượng cần di chuyển rồi kéo rê chuột thả vào vị trí thả, hoặc nhấp chuột vào đối tượng và sử dụng các phím lên, xuống, qua, lại trên bàn phím để di chuyển đối tượng.
Sao chép, xóa đối tượng: Nhấp phải chuột vào đối tượng cần sao chép chọn Copy, rồi tới vị trí cần chép nhấp chuột phải lên khung vẽ chọn Paste.
Xoay đối tượng: Nhấp chuột chọn vào đối tượng rồi nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ. 
Phóng to, thu nhỏ đối tượng: Nhấp chuột chọn đối tượng, đưa chuột tới vị trí các nút nhỏ màu đen bao quanh đối tượng cho xuất hiện dấu mũi tên 2 chiều, ta giữ chuột kéo đối tượng ra to hoặc thu nhỏ lại.
 Đổi màu cho đối tượng: Nhấp chuột vào đối tượng cần đổi màu rồi chọn một màu trong khung màu bên trái khung vẽ, đối tượng sẽ đổi màu sang màu vừa nhấp chuột chọn.
Vẽ đèn báo: Nhấp chuột chọn mục Circle trong khung Object Palette rồi vẽ một hình tròn, sau đó chọn màu vàng cho đèn.
Tạo nút nhấn: Trong khung Object Palette nhấp chuột chọn vào mục Windows Objects > Button.
Nhấp chuột vào khung vẽ thì cửa sổ Button Configuration xuất hiện. Nhập tên START vào khung Text, có thể đổi kiểu chữ, màu sắc theo ý muốn rồi nhấp chuột chọn Ok.
Nút nhấn START đã được tạo xong, tương tự ta tạo nút nhấn STOP, rồi chọn màu cho 2 nút nhấn này.
Tạo các khung chữ: Nhấp chuột chọn Static Text trong khung Object Palette > Standard Objects.
Sau đó nhấp chuột vào khung vẽ. Một khung trống hiện ra để gõ chữ vào, sau khi đánh chữ xong nhấp chuột vào vùng khác của khung vẽ để kết thúc. Ta có thể thay đổi khung chữ theo ý muốn. Để chỉnh font chữ, kích thước chữ nhấp chuột phải vào khung vẽ chọn Properties. Cửa sổ Object Properties xuất hiện. Chọn thẻ Properties > Font, nhấp đúp chuột vào mục Font size để chọn kích cỡ chữ, tiếp đó chọn Centere ở mục X Alignment và Y Alignment để chữ được canh giữa khung text vừa tạo.
Vậy ta đã vẽ xong mô hình 3BANGTAILAMVIECTUANTU để mô phỏng.
4. Thiết lập thuộc tính đối tượng:
Thiết lập thuộc tính cho Động cơ băng tải: Động cơ băng tải sẽ được gán cho thuộc tính là nhấp nháy màu khi hoạt động trong quá trình mô phỏng.
Nhấp phải chuột vào ĐỘNG CƠ BĂNG TẢI 3 rồi chọn Properties.
Cửa sổ Object Properties xuất hiện. Chọn thẻ Properties > Group > Miscellaneous, nhấp chọn Yes ở mục Display.
Tiếp đó nhấp chuột vào Flashing. Nhấp chọn Yes ở mục Flashing Background Active. 
Nhấp phải chuột vào biểu tượng ở cùng hàng Flashing Background Active rồi chọn Tag.
Cửa sổ Tag – Project: E: \3BANGTAILAMVIECTUANTU\3BANGTAILAMVIECTUANTU.MCP xuất hiện. Vào WinCC Tag > SIMATIC S7 PROTOCOL SUITE > MPI > S7-300. Nhấp chuột chọn DCBANGTAI3 rồi nhấp OK.
Trở lại cửa sổ Object Properties. Biểu tượng đã chuyển sang màu xanh , chứng tỏ việc kết nối Tag đã thành công. Nhấp phải chuột vào chữ 2s rồi chọn Upon Change.
Sau đó tắt cửa sổ Object Properties. Như vậy ta đã thiết lập xong thuộc tính và kết nối Tag thành công cho động cơ băng tải3. Tương tự như trên ta thiết lập thuật tính cho động cơ băng tải 1 và động cơ băng tải 2.
Thiết lập thuộc tính cho nút nhấn start: Nhấp chuột phải vào nút nhấn start rồi chọn Properties. 
Cửa sổ Object Properties xuất hiện. Chọn thẻ Properties > Flashing. Nhấp chuột chọn Yes ở mục Flashing Background Active. 
Nhấp phải chuột vào biểu tượng ở cùng hàng Flashing Background Active rồi chọn Tag.
Cửa sổ Tag – Project: E: \3BANGTAILAMVIECTUANTU\3BANGTAILAMVIECTUANTU.MCP xuất hiện. Vào WinCC Tag > SIMATIC S7 PROTOCOL SUITE > MPI > S7-300. Nhấp chuột chọn ON rồi nhấp OK.
Trở lại cửa sổ Object Properties. Chọn thời gian Upon Change tương tự như trên rồi đóng cửa sổ lại. 
Như vậy ta đã thiết lập xong thuộc tính cho nút nhấn START.
Tiếp theo ta thiết lập thuộc tính cho nút nhấn STOP tương tự như nút nhấn START.
Như vậy ta đã hoàn thành xong việc thiết lập thuộc tính cho các đối tượng.
Việc xây dựng xong mô hình mô phỏng, ta tiến hành sao lưu lại chương trình. Trong cửa sổ Graphics Designer – [MOHINH3BANGTAILAMVIECTUANTU.pdl]. Vào File nhấp chuột chọn Save.
Như vậy chương trình đã lưu thành công trong ổ cứng với đường dẫn là 
E: \3BANGTAILAMVIECTUANTU\3BANGTAILAMVIECTUANTU.MCP
5. Mô phỏng chương trình
Trong cửa sổ WinCCExplorer -.
 E: \3BANGTAILAMVIECTUANTU\3BANGTAILAMVIECTUANTU.MCP
 Nhấp chuột vào biểu tượng Activate trên thanh công cụ để chạy chương trình mô phỏng.
Khi đã đạt 100% thì cửa sổ WinCC-Runtime xuất hiện. Đây chính là cửa sổ mô phỏng thực hiện sự thay đổi trạng thái của các đối tượng theo các thuộc tính mà ta đã gán cho nó.
Tiếp theo đó ta mở chương trình 3BANGTAILAMVIECTUANTU đã viết ở SIMATIC Manager.
Rồi mở chương trình mô phỏng S7-PLCSIM.
Ta cũng tiến hành xóa chương trình cũ trong bộ nhớ, tải chương trình 3BANGTAILAMVIECTUANTU vào bộ nhớ, rồi chuyển sang chế độ RUN.
6. Thực hiện mô phỏng
Trong cửa sổ S7-PLCSIM – SimView. Đầu tiên nhấp chuột chọn Bit 0 trong cửa sổ ngõ vào IB 0. Như vậy ta đã cho bit I0.0 lên giá trị 1, tức là nhấn nút START trong hệ thống, rồi nhấp tiếp chuột để bỏ đánh dấu I0.0 = 0 (vì nút nhấn nên nhấn rồi thả, không giữ). 
	Nhìn vào cửa sổ ngõ ra biến trung gian MB 0 ta thấy M0.0 được đánh dấu chọn (tức lên giá trị 1), còn ở cửa sổ QB 0, ta thấy 2 ngõ ra Q0.0 đã có đánh dấu chọn. Chứng dây chuyền hoạt động (Q0.0) đang hoạt động.
	Quan sát trong cửa sổ WinCC-Runtime. Ta thấy nút nhấn START từ màu xanh lá cây đã chuyển sang màu xanh nước biển và sáng nhấp nháy với 2 màu xanh lá cây – xanh nước biển, mô phỏng cho việc nút nhấn START đã được nhấn. Khi ta bỏ chọn I0.0 thì nút nhấn trở lại màu xanh lá cây, không nhấp nháy nữa. Chứng tỏ nút nhấn không có tác dụng giữ, khi nhấn, 2 tiếp điểm chỉ chạm nhau rồi buông ra. Đồng thơi ta thấy động cơ 1 cũng đang nhấp nhấy, chứng tỏ nó đang hoạt động.và 10 phút sau ta thấy động cơ 2 nhấp nháy,và 10 phút tiếp theo động cơ 3 cũng nhấp nháy ,điều đó có nghĩa là ba động cơ đang hoạt động kéo ba băng tải hoạt động.
Đánh dấu chọn vào ô bit I0.1 ta thấy các dấu tit trên QB và MB không còn, và nút STOP nhấp nháy và ba động cơ không còn nhấp nháy nữa tức là nó đang dừng hoạt động.
	.
	CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
I. KẾT LUẬN
	Sau 8 tuần tìm tòi nghiên cứu đồ án môn học, đến nay đề tài đã được hoàn thành như dự kiến tuy chưa hẳn ở dạng quy mô lớn nhưng phần nào đã thể hiện được ý muốn của người thực hiện là vận dụng những kiến thức đã học sau những năm tháng ngồi dưới ghế nhà trường. Đồng thời thể hiện sự tận tâm hướng dẫn truyền đạt kiến thức của quý thầy cô trong nhà trường và đặc biệt là cô Nguyễn Trần Minh Nguyệt đã hướng dẫn tận tình trong thời gian qua để giúp nhóm hoàn thành tốt đồ án môn học này.
Vì thời gian có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu xót kính mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên quan tâm.
II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Do thời gian có hạn và kinh phí hạn hẹp nên đề tài chỉ giới hạn ở mức độ mô phỏng. Do đó, đề tài chưa xây dựng được nhiều ứng dụng và mở rộng trong thực tế nên người thực hiện mong muốn đề tài sau này sẽ có cơ hội phát triển thêm để có cái nhìn rộng hơn trong lập trình PLC và thiết kế giao diện giám sát bằng phần mềm Wincc. Đồng thời, người thực hiện mong muốn được thi công, liên kết PLC S7-300 với Wincc để giám sát một dây chuyền trong thực tế để có cái nhìn tổng quan hơn trong quá trình giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu của một hệ thống tự động hóa.

File đính kèm:

  • docĐiều khiển và giám sát hoạt động của 3 bảng tải làm việc tuần tự dùng WinCC.doc
  • rar3BANGTAILAMVIECTUANTU.rar
  • pptBAO CAO DO AN 3.ppt
  • docbia do an 3.doc
  • docNHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.doc
Bài giảng liên quan