Đồ án Timer Trong S7 300 - Huỳnh Thanh Tuân

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

I. Mục đích của đồ án

 Hiểu được cấu trúc và cách khai báo sử dụng của bộ Timer trong S7 300.

II. Quá trình thực hiện đồ án

1. Quá trình

 Chọn đề tài.

 Thu thập tài liệu.

 Xử lý tài liệu.

2. Phương pháp

 Phương pháp tham khảo tài liệu.

 Phương pháp thực nghiệm bằng phần mềm

 

docx17 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Timer Trong S7 300 - Huỳnh Thanh Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ong muốn tính như sau: T = Độ phân giải *PV
Bit 14, 15 không sử dụng.
Bit 13, 12 dùng để đặt độ phân giải.
Bit 0 đến bit 11 là giá trị PV dưới dạng BCD (0< PV < 999).
Ngay tại thời điểm kích timer, giá trị PV được chuyển vào thanh ghi 16 bit của T_word (gọi là thanh ghi CV, viết tắt current value, giá trị tức thời). Timer sẽ ghi nhớ khoảng thời gian trôi qua kể từ khi được kích bằng cách giảm dần một cách tương ứng nội dung thanh ghi CV. Nếu nội dung thanh ghi trở về bằng 0 thì timer đã đạt được thời gian trễ mong muốn T và điều này sẽ được báo ra ngoài bằng cách đổi trạng thái tín hiệu ngõ ra.
CPU 314 có 128 timer được đánh số từ 0 đến 127. Một timer được đặt tên là Tx, trong đó x là số hiệu của timer (0 ≤ x ≤ 127). Ký hiệu Tx cũng đồng thời là địa chỉ hình thức của thanh ghi CV (T- word) và của đầu ra T-bit của timer đó. Tuy chúng có cùng địa chỉ hình thức, song T-word và T-bit vẫn được phân biệt với nhau nhờ kiểu lệnh sử dụng với toán hạng Tx .Khi dùng lệnh làm việc với từ, Tx được hiểu là địa chỉ của Tword, ngược lại khi sử dụng lệnh làm việc với tiếp điểm Tx sẽ được hiểu là địa chỉ của T-bit.
Một timer đang trong chế độ làm việc (sau khi được kích) có thể được đưa về chế độ chờ khởi động ban đầu, tức là chờ sườn lên của tín hiệu đầu vào. Công việc này gọi là reset timer. Tín hiệu reset timer được gọi là tín hiệu xoá và khi tín hiệu xoá có giá trị bằng 1 timer sẽ không làm việc. Tại thời điểm xuất hiện sườn lên của tín hiệu xoá, T_word và T-bit được xoá về 0, tức là thanh ghi CV được đặt về 0 và tín hiệu đầu ra có trạng thái 0.
B_ Khai báo sử dụng Timer
Khai báo sử dụng timer gồm có 5 bước:
o 	Khai báo tín hiệu enable nếu muốn sử dụng tín hiệu chủ động kích.
o 	Khai báo tín hiệu đầu vào.
o 	Khai báo tín hiệu trễ mong muốn.
o 	Khai báo loại timer được sử dụng.
o 	Khai báo tín hiệu xoá timer nếu muốn.
-	Khai báo tín hiệu enable:
Cú pháp	A FR 
Toán hạng thứ nhất “Địa chỉ bit” xác định tín hiệu sẽ được sử dụng làm tín hiệu chủ động kích cho timer có tên trong toán hạng thứ hai.
-	Khai báo tín hiệu đầu vào: 
	Cú pháp A 
“Địa chỉ bit” trong toán hạng xác định tín hiệu đầu vào cho timer.
Ví dụ:
A I2.0
FR T1
A I2.1
Khai báo thời gian trễ mong muốn:
Cú pháp L 
“Hằng số “ trong toán hạng xác định thời gian trễ T đặt trước cho timer. Hằng số này có hai dạng:
o 	Dạng dữ liệu thời gian trực tiếp:	S5T#h_m_s_ms
L S5T#00h05m20s00ms	có thời gian trễ là 5 phút 20 giây.
o 	Dạng khai báo theo độ phân giải:
L W#16#2127	có thời gian trễ là 127 giây.
-	Khai báo loại timer:
S7-300 có 5 loại timer được khai báo theo các lệnh:
o 	SD: Timer đóng mạch chậm
Cú pháp SD 
Thời gian giữ trễ được bắt đầu tính từ khi có sườn lên của tín hiệu đầu vào (hoặc khi có sườn lên của tín hiệu enable đồng thời tín hiệu vào bằng 1), tức là ở ngay thời điểm đó giá trị PV (giá trị đặt trước) được chuyển vào thanh ghi T-word (CV giá trị tức thời). Trong khoảng thời gian trễ T-bit có giá trị 0. Khi hết thời gian trễ, T-bit có giá trị bằng 1. Như vậy T-bit có giá trị 1 khi T-word = 0 hay CV = 0.
Khoảng thời gian trễ chính là khoảng thời gian giữa thời điểm xuất hiện sườn lên của tín hiệu đầu vào và sườn lên của T-bit.
Khi tín hiệu vào bằng 0, T-bit và T-word cùng nhận giá trị 0.
o 	SS: Timer đóng mạch chậm có nhớ
Cú pháp : SS 
Thời gian giữ trễ được bắt đầu tính từ khi có sườn lên của tín hiệu đầu vào (hoặc khi có sườn lên của tín hiệu enable đồng thời tín hiệu vào bằng 1), tức là ở ngay thời điểm đó giá trị PV (giá trị đặt trước) được chuyển vào thanh ghi T-word (CV giá trị tức thời). Trong khoảng thời gian trễ T-bit có giá trị 0. Khi hết thời gian
trễ, tức là khi T-word = 0, T-bit có giá trị bằng 1.
Khoảng thời gian trễ chính là khoảng thời gian giữa thời điểm xuất hiện sườn lên của tín hiệu đầu vào và sườn lên của T-bit.
Với bộ timer trễ theo sườn lên có nhớ, thời gian trễ vẫn được tính cho dù lúc đó tín hiệu đầu vào đã về 0.
SP: Timer Xung
Cú pháp : SP 
Thời gian giữ trễ được bắt đầu tính từ khi có sườn lên của tín hiệu đầu vào (hoặc khi có sườn lên của tín hiệu enable đồng thời tín hiệu vào bằng 1), tức là ở ngay thời điểm đó giá trị PV (giá trị đặt trước) được chuyển vào thanh ghi T-word (CV giá trị tức thời). Trong khoảng thời gian trễ ,tức là khi T-word có giá trị ≠ 0, T-bit có giá trị bằng 1. Ngoài thời gian trễ T-bit có giá trị bằng 0.
Nếu chưa hết thời gian trễ mà tín hiệu đầu vào về 0 thì giá trị T-bit và t-word cũng về 0.
SE: Timer giữ độ rộng xung. 
Cú pháp SE 
Thời gian giữ trễ được bắt đầu tính từ khi có sườn lên của tín hiệu đầu vào (hoặc khi có sườn lên của tín hiệu enable đồng thời tín hiệu vào bằng 1), tức là ở ngay thời điểm đó giá trị PV (giá trị đặt trước) được chuyển vào thanh ghi T-word (CV giá trị tức thời). Trong khoảng thời gian trễ, tức là khi T-word có giá trị ≠ 0, T-bit có giá trị bằng 1. Ngoài thời gian trễ T-bit có giá trị bằng 0.
Nếu chưa hết thời gian trễ mà tín hiệu đầu vào về 0 thì thời gian trễ vẫn được tính tiếp tục, tức là T-bit và T-word không về 0 theo tín hiệu đầu vào.
 SF: Timer mở mạch chậm
Cú pháp SF 
Thời gian giữ trễ được bắt đầu tính từ khi có sườn lên của tín hiệu đầu vào (hoặc khi có sườn lên của tín hiệu enable đồng thời tín hiệu vào bằng 1), tức là ở ngay thời điểm đó giá trị PV (giá trị đặt trước) được chuyển vào thanh ghi T-word (CV giá trị tức thời). Trong khoảng thời gian trễ, tức là khi T-word có giá trị ≠ 0, T-bit có giá trị bằng 1. Ngoài thời gian trễ T-bit có giá trị bằng 0.
Khai báo tín hiệu xóa (reset)
Cú pháp A R 
Toán hạng thứ nhất “Địa chỉ bit” xác định tín hiệu sẽ được sử dụng làm tín hiệu chủ động xóa cho timer có tên trong toán hạng thứ hai. Khi tín hiệu xóa bằng 1, T-word (thanh ghi CV) và T-bit cùng đồng thời được đưa về 0.
Nếu tín hiệu xóa bằng 0, timer sẽ chờ được kích lại.
C_ Khai báo Timer trong LAD và FBD:
1/Timer đóng mạch chậm (SD)
Bảng khai báo thông số Timer đóng chậm:
Giản đồ thời gian Timer đóng mạch chậm
Khởi động: Timer khởi động khi RLO tại ngõ vào S thay đổi từ 0 lên 1. Timer bắt đầu chạy với giá trị thời gian rõ ràng đặt tại ngõ vào TV miễn là trạng thái ngõ vào S =1.
Xoá: Khi RLO reset ngõ vào “R” là 1, thì giá trị thời gian hiện hành và độ phân giải bị xoá và ngõ ra Q ở trạng thái Reset.
Ngõ ra digital: Giá trị thời gian hiện hành có thể đọc như một số nhị phân tại ngõ ra BI và BCD. Giá trị thời gian hiện hành là giá trị ban đầu của TV trừ đi giá trị thời gian đã hoạt động của timer, tính từ khi timer được khởi động.
Ngõ ra Binary: Tín hiệu tại ngõ ra “Q” là “1”, sau khi timer đã chạy hết, không có lỗi và ngõ vào “S” có tín hiệu ở trạng thái “1”. Khi timer đang hoạt động, nếu tín hiệu ở ngõ vào “S” thay đổi từ “1” xuống “0”, thì timer ngưng hoạt động. Trong trường hợp này ngõ ra Q có trạng thái tín hiệu
Ví dụ:
2/ Timer đóng mạch chậm có nhớ(SS)
Với các thông số, kiểu dữ liệu và toán hạng khai báo giống như dang LAD và FBD của timer đóng mạch chậm (SD).
Giản đồ thời gian Timer đóng chậm có nhớ:
Khởi động: Timer khởi động khi RLO ở ngõ vào S thay đổ từ 0 đến 1. Timer bắt đầu hoạt động với giá trị thời gian xác định rõ ràng tại ngã vào TV và tiếp tục hoạt động thậm chí nếu tín hiệu ngõ vào S thay đổi thành 0 trong suốt thời gian đó. Nếu tín hiệu tại ngõ vào S thay đổi từ 0 đến 1 trong khi timer đang hoạt động, thì timer sẽ khởi động mới lại.
Reset: Khi RLO tại ngõ vào R là 1 thì giá trị thời gian hiện hành và độ phân giải bị xoá và ngõ ra Q ở trạng thái Reset.
Ngõ ra nhị phân: Trạng thái tín hiệu ngõ ra Q là 1 sau khi timer đã hoạt động không bị lỗi, thì không cần chú ý đến trạng thái tín hiệu ngõ vào S là 1 hay 0.
Ví dụ:
3/ Timer mở mạch chậm(OFF Delay, SF)
Giản đồ thời gian Timer mở mạch chậm(OFF Delay, SF)
Khởi động: Timer khởi động khi RLO ở ngõ vào “S” thay đổi từ “1” đến “0”. Sau khi timer đã hoạt động xong, thì ngõ ra Q sẽ chuyển đổi về “0”. Nếu trạng thái tín hiệu ngõ vào “S” thay đổi từ 0 đến 1 trong khi timer đang hoạt động, thì timer sẽ dừng và thời gian kế tiếp trạng thái tín hiệu của S thay đổi từ 1 thành 0 nó sẽ bắt đầu lại từ đầu.
Reset : Khi RLO ngõ vào R là 1 thì giá trị thời gian hiện hành và độ phân giải bị xoá và ngõ ra Q bị reset. Nếu cả hai ngõ vào (S và R ) có cùng trạng thái tín hiệu 1, thì ngõ ra Q không được set cho đến khi ngõ reset trở về 0.
Ngõ ra nhị phân: Ngõ ra Q được kích hoạt khi RLO tại ngõ vào S thay đổi từ 0 dến 1.
Nếu ngõ vào S không được kích hoạt thì ngõ ra Q vẫn có trạng thái tín hiệu 1 cho đến khi thời gian lập trình được hoàn thành.
	Ví dụ:
4/ Timer xung(Pulse, SP)
Giản đồ thời gian Timer xung (Pulse, SP)
Khởi động: Timer khởi động khi RLO tại ngõ vào S thay đổi từ 0 đến 1. Ngõ ra Q cũng đặt thành 1.
Reset: Ngõ ra Q bị reset khi:
Timer đã hoạt động xong, hoặc
Tín hiệu start chuyển đổi từ 1 đến 0, hoặc
Ngõ vào reset R có trạng thái tín hiệu 1.
	Ví dụ:
5/ Timer giữ độ rộng xung (SE)
	Giản đồ thời gian Timer giữ độ rộng xung(SE)
Khởi động : Timer hoạt động khi RLO tại ngõ vào S thay đổi từ 0 đến 1. Ngõ ra Q cũng được set thành 1. Trạng thái tín hiệu ngõ ra Q cũng vẫn là 1, mặc dù tín hiệu ngõ vào S thay đổi thành 0. Nếu tín hiệu ngõ vào start lại thay đổi từ 0 đến 1 trong khi timer đang hoạt động, thì timer sẽ khởi động lại.
Reset: Ngõ ra Q bị reset khi:
Timer đã hoạt động xong, hoặc
Ngõ vào reset R có trạng thái tín hiệu 1.
	Ví dụ:
D- Sử dụng Timer theo lệnh bit:
Tất cả những chức năng timer cũng có thể đựơc khởi động với những lệnh bit đơn giản. Sự giống nhau và khác nhau giữa phương pháp và những chức năng timer được đưa ra như sau:
Giống nhau:
o 	Điều kiện khởi động ngõ vào S.
o 	Đặt trước giá trị thời gian.
o 	Điều kiện reset ngõ vào R .
o 	Đáp ứng tín hiệu tại ngõ ra Q.
-	Khác nhau (trong LAD và FBD)
Không có khả năng kiểm tra giá trị hiện hành, không có ngõ ra BI và BCD.
Ví dụ:
-	Dạng LAD:
-	Dạng FBD:
- Dạng STL: Network 1:
A	I0.0
L S5T#5S SD T4
Netwok 2:
A T4 = Q8.0
Network 3:
A I0.1
R T4
Timer T4 sẽ được kích nếu I0.0 lên mức 1. Sau 5s, T4 đóng làm Q8.0 lên mức 1. Timer được reset nếu I0.1 lên mức 1.

File đính kèm:

  • docxCHƯƠNG 1.docx
  • docxLỜI CẢM ƠN.docx
  • doctrang bia.doc
Bài giảng liên quan