Đồ dùng dạy học: Mô hình cung phản xạ vận động
Trong công tác dạy học đổi mới hiện nay, việc lấy học sinh làm trung tâm được đặt lên hàng đầu, do đó phải có yếu tố gây hứng thú, phương tiện kích thích tư duy tích cực ở học sinh, hướng học sinh vào hoạt động tư duy cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao trong học tập. Việc kết hợp giữa tư duy và sử dụng các phương tiện trực quan tượng hình như các mô hình, tranh vẽ là yếu tố không thể thiếu được trong dạy học môn Sinh học.
Tuy nhiên, hệ thống mô hình trong nhà trường còn thiếu, xuất phát từ thực tế đó tôi đã làm đồ dùng dạy học là mô hình: Cung phản xạ vận động.
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ THI ĐDDH CẤP TRƯỜNGTÊN ĐỒ DÙNG: MÔ HÌNH CUNG PHẢN XẠ VẬN ĐỘNG Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Hải BằngTổ: Khoa học Tự nhiênTrường THCS Phù Hóa – Quảng Trạch Quảng BìnhI/ Thông tin chung Trong công tác dạy học đổi mới hiện nay, việc lấy học sinh làm trung tâm được đặt lên hàng đầu, do đó phải có yếu tố gây hứng thú, phương tiện kích thích tư duy tích cực ở học sinh, hướng học sinh vào hoạt động tư duy cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao trong học tập. Việc kết hợp giữa tư duy và sử dụng các phương tiện trực quan tượng hình như các mô hình, tranh vẽ là yếu tố không thể thiếu được trong dạy học môn Sinh học. Tuy nhiên, hệ thống mô hình trong nhà trường còn thiếu, xuất phát từ thực tế đó tôi đã làm đồ dùng dạy học là mô hình: Cung phản xạ vận động.II/ Công dụng, chức năng, vai trò của TBDH tự làm:Mô hình: “Cung phản xạ vận động” có thể sử dụng trong các tiết dạy cụ thể:1. Bài 6: Phản xạ: Sau khi cho HS hình thành khái niệm phản xạ (là những phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh), GV cho HS quan sát mô hình và trả lời các câu hỏi:? Có những loại nơron nào tham gia vào cung phản xạ? HS quan sát mô hình và nêu được có 3 loại nơron tham gia vào cung phản xạ: Noron hướng tâm(1), noron trung gian(2) và noron li tâm(3).? Các thành phần của một cung phản xạ. HS: 5 thành phần: Cơ quan thụ cảm(da), Noron li tâm, hướng tâm và noron trung gian, cơ quan phản ứng(cơ). ? Cho ví dụ về 1 phản xạ: Kim châm vào tay rụt lại. Giải thích: Khi cơ quan thụ cảm ở tay(da) nhận kích thích từ bên ngoài tác động vào (kim châm) kích thích được truyền theo nơron hướng tâm đến trung ương thần kinh thông qua nơron trung gian, trung ương thần kinh xử lí thông tin vừa nhận được sau đó phát xung thần kinh theo dây li tâm đến cơ quan phản ứng(cơ) làm tay ta rụt lại.2. Bài 45: Dây thần kinh tủy- Đối với bài này khi HS biết có 31 đôi dây thần kinh tủy, GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của dây thần kinh tủy.- GV cho HS quan sát mô hình và nêu cấu tạo của dây thần kinh tủyHS quan sát và trả lời: Mỗi dây thần kinh tuỷ gồm:+ Các bó sợi thần kinh cảm giác (bó sợi hướng tâm) nối với tuỷ sống qua rễ sau (rễ cảm giác)+ Các bó sợi thần kinh vận động (bó sợi li tâm) nối với tuỷ sống qua rễ trước (rễ vận động)+ Các rễ tủy đi ra khỏi lỗ gian đốt làm thành dây thần kinh tủy.3. Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng ? Em hãy mô tả đường đi của xung thần kinh ở mô hình cung phản xạ vận động.TL: Cơ quan thụ cảm(da) tiếp nhận kích thích sẽ phát xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm qua sừng sau(sừng sau là phần chất xám của tủy sống nằm ở sau lưng) đến trung ương thần kinh phân tích rồi phát xung thần kinh qua rễ trước theo dây thần kinh li tâm để trả lời kích thích ở cơ.IV/ Hướng dẫn sử dụng Tùy theo nội dung bài học để hướng dẫn cho HS các bộ phận cụ thể trên mô hình sau đó găm điện vào cho mô hình hoạt động. V/ Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản: Sau khi sử dụng cất cẩn thận, tránh xa nguồn nhiệtBài thuyết minh đến đây là hết, cám ơn quý thầy cô đã quan tâm theo dõi!
File đính kèm:
- thuyet minh do dung day hc tu lam.ppt