Đời kỹ nữ - Arthur Golden
Vào một buổi tối mùa xuân năm 1936, khi tôi còn là một chú bé 16 tuổi, bố tôi dẫn tôi đi xem trình diễn ca nhạc múa ở Kyoto. Tôi chỉ nhớ hai điều về buổi trình diễn đó. Điều thứ nhất là bố tôi và tôi là hai người phương Tây duy nhất trong đám khán giả, chúng tôi mới từ quê nhà Hòa Lan sang đây được mấy tuần, cho nên tôi chưa quen với nền văn hóa xa lạ ở xứ này, nhưng tôi cảm thấy rất hấp dẫn. Điều thứ hai là nhờ sau nhiều tháng ra sức học tiếng Nhật, tôi cảm thấy thú vị biết bao khi hiểu được phần nào những câu chuyện họ nói với nhau. Riêng về các thiếu nữ Nhật đang ca múa trên sân khấu trước mặt, tôi không nhớ được gì, ngoại trừ hình ảnh lờ mờ về chiếc kimono màu sắc tươi sáng. Ở một nơi xa với nước Nhật như New York city này, và với khoảng thời gian đã gần 50 năm, nếu không có người phụ nữ đã từng múa trên sân khấu ở thành bạn thân của tôi, đọc cho tôi ghi lại hồi ức của bà ta, thì chắc tôi sẽ không biết gì hết về nền văn hóa đó.
Vì là sử gia, cho nên tôi luôn luôn xem hồi ức là nguồn tài liệu quan trọng. Hồi ức cung cấp tài liệu về xã hội đương thời nhiều hơn chính bản thân của người viết hồi ký. Hồi ký khác với tiểu sử ở chỗ người viết hồi ký không bao giờ hòan tất được kêt cuộc, còn người viết tiểu sử đương nhiên là có. Nếu xem hồi ký là tự nguyện thì chẳng khác nào yêu cầu con thỏ kẻ lại cho chúng ta nghe về cánh đồng mà nó đã nhảy qua. Làm sao nó biết được? Còn nếu chúng ta muốn biết cánh đồng, muốn nghe nói đến những nơi con thỏ không thể thấy được thì chẳng có ai có hoàn cảnh thuận tiện hơn để nói.
trước, người sáng lập ra công ty bảo hiểm lớn nhất ở nước Nhật đã không cho người con trai làm giám đốc, mà lại giao cho người con trai ngoại hôn còn trẻ hơn, anh này là con của ông ta với một geisha ở Tokyo. Chuyện này đã gây ra tai tiếng một thời gian. Những chuyện như thế này trước đây đã từng xảy ra ở Nhật, nhưng thường ở các giới thấp hơn, trong những gia đình buôn bán áo kimnono hay bán bánh kẹo, hay những gia đình buôn bán khác. Ông giám đốc công ty bảo hiểm đã cho báo chí hay rằng cậu cả của ông ta là “người kém tài năng hơn” và ông nêu tên người con trai ngoại hôn của mình, mà không nói rõ về mối liên hệ tình dục với ai hết. Nhưng chẳng cần ông nói rõ hay không, mọi người ai cũng biết sự thật. Nếu anh cho rằng Nishioka Minoru, sau khi đã bằng lòng làm kẻ thừa kế cho ông Chủ tịch, đã phát hiện ra một vài tin tức mới mẻ, như là ông Chủ tịch có con trai ngoại hôn chẳng hạn, thì theo tôi, việc anh ta không bằng lòng lấy con gái ông Chủ tịch là điều dễ hiểu thôi. Mọi người đều biết ông Chủ tịch ta than không có con trai và chỉ trông mong vào hai cô con gái. Nhưng ai biết ông ta không trông cậy vào cậu con trai ngoại hôn và biết đâu một ngày nào đấy, trước khi chết, ông ta thay đổi ý kiến, đem chuyển giao công ty mà ông đã dày công xây dựng cho cậu con trai ấy? Còn tôi thì không biết có đẻ cho ông Chủ tịch một đứa con trai hay không. Nếu tôi có đẻ, thì chắc tôi cũng không dám đề cập đến nhiều, vì sợ mang tai mang tiếng cho ông ta. Tốt nhất là không nên nói ra, vì không có lợi cho ai hết. Đối với tôi phương pháp hay nhất là không nói gì hết, tôi nghĩ chắc anh hiểu rồi. Khoảng một tuần sau ngày Nishioka Minoru thay đổi ý kiến, tôi quyết nêu vấn đề rất tế nhị này với ông Chủ tịch. Chúng tôi đang ở Đại phú ẩn cư, sau khi ăn tối xong, chúng tôi ngồi ở hàng lang trông ra vườn hoa. Trước bữa ăn ông Chủ tịch suy nghĩ miên man không nói một tiếng. - Người yêu của em – tôi nói – vừa mới đây, em có thưa với mình một chuyện rất lạ, phải không? Tôi nhìn ông, nhưng ông không có dấu hiệu gì chứng tỏ có nghe tôi nói. - Em cứ nghĩ đến phòng trà Ichiriki hoài – tôi nói tiếp – thú thật, em rất nhớ cảnh hầu vui ngày trước. Ông Chủ tịch đang ăn kem, ông liền đặt muỗng xuống. - Dĩ nhiên em không thể về lại Gion được, em thừa biết như thế. Nhưng em tự hỏi không lẽ ở New York không có chỗ để mở một cái phòng trà nho nhỏ hay sao. - Tôi không hiểu em đang nói cái gì – ông đáp – không có lý do gì để cho em rời khỏi nước Nhật hết. - Bây giờ các thương gia Nhật, các nhà chính khách Nhật đổ xô đến New York làm ăn rất nhiều như rùa con đua nhau lội xuống hồ - tôi nói – hầu hết những người này em đã quen biết từ lâu. Rời bỏ nước Nhật đúng là một sự thay đổi đột ngột đấy. Nhưng em nghĩ rồi đây người em yêu sẽ sống ở New York nhiều- Tôi không biết đây là chuyện thật, vì ông đã nói với tôi, ông có kế hoạch mở chi nhánh tại đấy. - Tôi không có ý định như thế, Sayuri – ông đáp. Tôi nghĩ ông muốn nói thêm cái gì nữa, nhưng tôi nói tiếp như thể tôi không nghe ông nói gì. - Người ta nói đứa bé lớn lên giữa hai nền văn hoá khác nhau thường gặp nhiều chuyện rất khó khăn. Cho nên, người mẹ mang con đến ở một nơi như Hoa kỳ chẳng hạn có lẽ là hành động rất khôn ngoan, vì để cho đứa bé lấy chỗ ấy làm quê hương vĩnh viễn. - Sayuri - Nghĩa là – tôi nói tiếp – người mẹ nào chọn lựa như thế có lẽ không mang con về lại Nhật làm gì. Đến đây, ông Chủ tịch chắc hiểu ý tôi muốn nói gì, tôi sang Mỹ tức là tôi sẽ mang theo chướng ngại vật làm cản trở việc chọn Nishioka Minoru làm người thừa kế của ông. Ông kinh ngạc nhìn tôi một lát. Rồi, có lẽ ông hình dung ra trong óc cảnh tôi ra đi, nét cau có trên mặt ông biến mất, và một giọt nước mắt ứa ra bên khóe mắt ông, ông vội nhấp nháy mắt cho giọt nước mắt rơi đi như xua một con ruồi. Tháng tám năm ấy, tôi sang New York để mở một phòng trà tí hon cho các thương gia và chính trị gia Nhật mỗi khi họ sang Hoa Kỳ. Dĩ nhiên bà Mẹ cương quyết cho rằng bất kỳ công việc kinh doanh nào của tôi ở New York cũng đều xem như một chi nhánh của nhà kỹ nữ Nitta, nhưng ông Chủ tịch thẳng thừng bác bỏ, không chấp nhận. Mẹ chỉ có quyền với tôi chừng nào tôi ở Gion, nhưng khi đã đi ra khỏi đấy, xem như tôi đã cắt đứt hết mọi rang buộc với bà ta. Ông Chủ tịch đã phái hai kế toán viên đến giúp tôi kiểm soát tiền bạc để bà Mẹ không thu được một yen nào hết. Khi cánh cửa căn hộ của tôi tại khách sạn Waldorf Towers đóng lại lần đầu tiên, xin thú thật, tôi không sợ sệt gì hết như cách đây nhiều năm về trước. Nhưng New York là một thành phố sôi động. Phải mất một thời gian thật lâu tôi mới cảm thấy quen như ở Gion được, và cảm thấy đây là quê nhà của mình. Thật vậy, khi nhìn lại thời ấy, rất nhiều kỷ niệm của tôi với ông Chủ tịch ở đây đã làm cho tôi cảm thấy cuộc đời của tôi tại Hoa kỳ phong phú hơn rất nhiều so với thời còn ở Nhật. Phòng trà nhỏ của tôi nằm trên lầu hai của một câu lạc bộ cũ trên Đại lộ Thứ Năm, gặt hái được thành quả ngay từ đầu. Một số geisha ở Gion sang làm việc cho tôi, thậm chí cả Mameha thỉnh thoảng cũng sang thăm. Bây giờ, chỉ khi nào có bạn bè thân thiết hay khách quen cũ đến thành phố, tôi mới đến hầu vui. Thế nhưng tôi đã dùng thì giờ vào cách khác. Buổi sáng tôi thường gặp các nhà văn, các nghệ sĩ Nhật ở tại đấy để nghiên cứu về các vấn đề có quan hệ đến chúng tôi – như là thi ca hay âm nhạc, lịch sử thành phố New York suốt khoá lâu một tháng. Ngày nào tôi cũng ăn trưa với một người bạn. Còn buổi chiều, tôi quỳ trước bàn trang điểm để hoá trang chuẩn bị cho các buổi tiệc – thỉnh thoảng tổ chức tại căn hộ của tôi. Khi tôi lấy tấm vải thêu che tấm gương soi ra, không làm sao tôi quên được mùi của chất hóa trang màu trắng tôi thường dùng ở Gion. Tôi rất muốn về đấy thăm, nhưng tôi sợ những đổi thay ở đấy sẽ làm tôi xúc động. Khi có người bạn nào đến, mang ảnh chụp Kyoto cho tôi xem, tôi thường nghĩ rằng Gion bé nhỏ đi như một mảnh vườn thiếu chăm sóc, để cho cỏ dại mọc khắp nơi. Ví dụ, sau ngày bà Mẹ chết cách đây mấy năm, nhà kỹ nữ Nitta bị triệt hạ để xây vào đấy một ngôi nhà bê tong cốt sắt nhỏ, ở dưới dùng làm tiệm sách, tầng trên dùng cho hai gia đình ở. Khi tôi mới đến Gion, ở đấy có tám trăm geisha hoạt động, bây giờ chưa đến 60 với một ít tập sự, và mỗi ngày lại một ít đi, vì sự đổi thay càng ngày càng gia tăng. Lần đến thăm New York sau cùng của ông Chủ tịch, ông và tôi đi bách bộ qua công viên Trung Tâm. Tự nhiên chúng tôi nhắc đến quá khứ, và khi chúng tôi đi trên con đường chạy qua rừng thông, bỗng ông Chủ tịch thình lình dừng lại. Ông thường nói cho tôi nghe về những hàng thông chạy ven đường ở ngoài thành phố Osaka nơi ông lớn lên. Khi nhìn ông dừng lại, tôi biết ông đang nhớ đến hàng thông ở đấy. Ông đứng yên, hai tay yếu đuối tựa lên chiếc can, mắt nhắm lại, hít thở thật sâu hương vị của quá khứ. - Nhiều khi – ông thở dài nói – tôi nghĩ những điều trong ký ức còn thật hơn những điều trước mắt nhiều. Khi tôi còn trẻ, tôi cứ nghĩ đam mê của người đời sẽ nhạt phai theo năm tháng, như tách nước để trên bàn sẽ bốc hơi cạn dần theo thời gian. Nhưng khi ông Chủ tịch và tôi về lại căn hộ của tôi, chúng tôi đã cùng nhau ân ái như thời còn trẻ với nhiều đam mê khát vọng, đến nỗi sau đó tôi cảm thấy tất cả sinh lực của tôi đã bị ông Chủ tịch lấy đi, nhưng đồng thời cũng được sinh lực của ông bù đắp lại. Tôi lăn ra ngủ say, mơ thấy tôi đang dự một buổi đại tiệc ở Gion, đang nói chuyện với một ông già, ông ta nói với tôi rằng vợ ông, người vợ ông rất thương yêu, không chết, vì những lạc thú mà họ đã cùng nhau hưởng vẫn còn sống mãi trong lòng của ông. Trong khi ông ta nói những lời này, tôi húp một tô súp ngon chưa từng thấy, mỗi một ngụm súp húp vào miệng là một cực khoái. Tôi cảm thấy những người tôi quen biết đã chết đi hay đã xa tôi, thật ra không ai từ giã tôi đi đâu hết, họ vẫn còn sống mãi trong lòng tôi như người vợ của ông già này cứ sống mãi trong lòng ông ta vậy. Tôi cảm thấy như tôi đã uống hết họ vào người, - chị Satsu của tôi, người đã bỏ trốn để lại tôi một mình khi còn bé nhỏ, mẹ tôi và bố tôi, ông Tanaka, với vẻ đạo đức giả, ông Nobu, người không bao giờ tha thứ cho tôi, thậm chí cả ông Chủ tịch nữa. Tô súp tôi húp đầy những thứ mà tôi đã lo nghĩ suốt cả đời, và trong khi tôi húp, ông già này rót những lời ông ta nói vào trái tim của tôi. Tôi thức dậy với nước mắt đầm đìa hai bên thái dương, tôi vội nắm tay ông Chủ tịch, lòng lo sợ khi ông chết đi để lại tôi một mình, chắc tôi không thể nào sống nổi. Vì ông đã quá yếu rồi, ngay cả khi ông nằm ngủ bên tôi, không tài nào tôi không nghĩ đến hình ảnh của mẹ tôi ở Yoroido. Thế nhưng, khi ông chết vào mấy tháng sau, tôi hiểu ra rằng ông từ giã tôi ra đi là điều rất tự nhiên, như những chiếc lá lìa cành mà thôi. Tôi không thể nói với anh cái gì đã đưa chúng tôi đến với nhau trong cuộc đời này, nhưng đối với tôi, tôi đã đến với ông Chủ tịch như hòn đá phải rơi xuống đất. Khi tôi bị rách môi và gặp ông Tanaka, khi mẹ tôi chết và tôi bị bán đi một cách tàn nhẫn, thân tôi như một dòng suối rơi xuống bờ núi đá trước khi đổ ra biển. Thậm chí bây giờ ông ấy chết rồi, nhưng với tôi, ông ấy vẫn còn bên tôi, những ky niệm về ông ấy vẫn còn nguyên vẹn trong lòng tôi. Khi kể chuyện này cho anh, là tôi đã sống lại cuộc đời tôi. Quả thật, thỉnh thoảng tôi đi qua công viên Trung Tâm, tôi lại giật mình sửng sốt trước những cảnh vật chung quanh. Những chiếc taxi màu vàng chạy vụt qua, bóp còi inh ỏi, những phụ nữ xách cặp đi qua, họ có vẻ ngơ ngác bàng hoàng khi thấy một bà già nhỏ con người Nhật mặc kimono đứng bên góc đường. Nhưng có thật nếu tôi về lại Yoroido, cảnh tượng ở đấy sẽ ít kỳ lạ hơn không? Khi còn là con gái, tôi tin rằng nếu ông Tanaka không lôi tôi ra khỏi ngôi nhà ngà say, thì chắc đời tôi sẽ không trải qua phong ba bão táp. Nhưng bây giờ tôi thấy rằng thế giới của chúng ta chẳng khác nào ngọn sóng dâng trào trên biển cả. Cho dù chúng ta thành công hay gặp thất bại, thì đàng nào chúng ta cũng nếm mùi đau khổ, tất cả trước sau gì cũng bị thời gian cuốn trôi, như mực nước trên giấy, sẽ bị thời gian xoá mờ.
File đính kèm:
- Đời kĩ nữ.doc