Đổi mới phương pháp dạy học Môn Anh văn ở trường THCS

Dạy/Rèn kỹ năng Nghe hiểu cho học sinh

Các hoạt động dạy nghe hiểu được thực hiện theo 3 bước: trước, trong khi và sau khi nghe cũng nhằm các mục đích giống tương tự như với kỹ năng đọc, với một số điểm cụ thể cho các bài tập nghe.

a) Trước khi nghe (Pre-listening):

§  Giới thiệu nội dung  chủ điểm/tình huống;

§  Các câu hỏi đoán về nội dung sắp nghe;

§  Các câu hỏi tạo trí tò mò, gây hứng thú về nội dung sắp nghe;

§  Ra yêu cầu bài nghe.

 

ppt51 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học Môn Anh văn ở trường THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n mạnh vào việc hình thành và phát triển 4 kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết trong quá trình dạy học, trong đó kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) không được quan tâm một cách thích đáng. Kết quả là một số HS cảm thấy khó có thể “giao tiếp” vì HS làm sao có thể nghe, nói, đọc, viết được một khi các em không nắm chắc hệ thống qui tắc ngôn ngữ. Mặt khác, theo quan điểm của phương pháp này, quan hệ giữa ý định giao tiếp (bao gồm các hành động lời nói hay là các chức năng ngôn ngữ học được) và hiện thực là quá phức tạp, không rõ ràng. Nói cách khác, người ta khó có thể lựa chọn các phát ngôn theo chức năng phù hợp với nhu cầu giao tiếp thực tế đa dạng và rất phức tạp.Tìm hiểu một số phương pháp dạy học ngoại ngữ trong lịch sửTrong quá trình dạy học, giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức thực hiện; HS đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học; tức là phải phát huy cao độ tính tích cực của các em trong luyện tập thực hành. Ở trường THCS (lớp 8 và lớp 9), HS cần tập trung rèn luyện sâu từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Muốn thực hiện được, cá nhân HS phải tích cực và tự giác tham gia thực hành, không sợ mắc lỗi, và cần lưu ý rằng độ lưu loát/trôi chảy (fluency) trong giai đoạn này là rất quan trọng. Điều kiện tối thiểu để HS thực hành kỹ năng ngôn ngữ là mỗi lớp học không quá đông (khoảng 35 HS/lớp); có đầy đủ thiết bị nghe nhìn, băng/đĩa CD, tranh tình huống. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập nên nhấn mạnh vào 4 kỹ năng, và một phần nhỏ kiến thức ngôn ngữ. Kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ luôn luôn được ưu tiên trong bất kỹ hình thức nào. Tìm hiểu một số phương pháp dạy học ngoại ngữ trong lịch sửĐể thực hiện thành công giờ dạy theo phương pháp này, giáo viên cần:+ Giảm tối đa thời gian nói của mình trên lớp, tăng thời gian sử dụng ngôn ngữ cho HS. + Dạy học theo cách gợi mở - GV chỉ gợi mở và dẫn dắt để HS tự tìm ra lời giải đáp hoặc con đ­ường đi của mình.+ Khai thác kiến thức sẵn có/kiến thức nền về văn hoá, xã hội cũng như­ ngôn ngữ của HS trong luyện tập ngôn ngữ.+ Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của HS. Chấp nhận lỗi như­ một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp HS học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè. + Không chỉ chú ý đến sản phẩm cuối cùng của bài luyện tập (product) mà còn chú trọng đến cả quá trình (process) luyện tập và phương pháp học tập của HS.Tìm hiểu một số phương pháp dạy học ngoại ngữ trong lịch sửMột số ví dụ minh họaPhương pháp Giao tiếp đòi hỏi người học phải sử dụng các hình thức ngôn ngữ thích hợp với tình huống giao tiếp (situations), trong đó yêu cầu người tham gia giao tiếp phải thể hiện được ý định giao tiếp (intention) thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau (tasks). Ví dụ, trong phần giới thiệu ngữ liệu của Unit 4 lớp 9; Mục  2. Listen and Read, HS được giới thiệu cả về chủ đề bài học (kinh nghiệm học ngoại ngữ) và kiến thức ngôn ngữ (tường thuật câu nói từ trực tiếp sang gián tiếp: dạng câu khẳng định và câu hỏi) trong tình huống đối thoại (Lan nói chuyện với Paola, một nữ sinh ngoại quốc về bài thi nói tiếng Anh mà Lan vừa tham dự). Nhiệm vụ (task) mà HS phải thực hiện là Nghe, luyện đọc bài hội thoại và tìm ra các câu hỏi gián tiếp mà ban giám khảo hỏi Lan (phần a.). GV dùng tình huống trong bài đối thoại để làm rõ nghĩa dạng câu hỏi theo cách nói gián tiếp của 2 loại tường thuật câu hỏi, ví dụ:Tìm hiểu một số phương pháp dạy học ngoại ngữ trong lịch sử- She asked me what my name was, and where I came from.- She asked me if I spoke any other languages. Bước tiếp theo, GV cho HS luyện tập qua việc yêu cầu HS đọc bảng danh sách câu hỏi trực tiếp (thi vấn đáp tiếng Anh) của ban giám khảo để so sánh và xác định với các câu hỏi gián tiếp trong bài đối thoại (phần b.); sau đó HS luyện tập đối thoại trực tiếp theo cặp (đóng vai Lan và người giám khảo). Mục đích là củng cố hình thái loại câu hỏi trực tiếp cho HS trước khi cho các em luyện tập đổi sang câu hỏi gián tiếp.Tìm hiểu một số phương pháp dạy học ngoại ngữ trong lịch sửBước tiếp theo là hoạt động giao tiếp mang tính tự do hơn. GV có thể yêu cầu HS dựa vào bài đối thoại giữa Lan và người giám khảo để đóng vai Lan và Paola tập nói lại nội dung các câu hỏi trực tiếp đó ở dạng câu hỏi gián tiếp (như bài đối thoại trong phần giới thiệu ngữ liệu).Để tăng cường giao tiếp ở mức hoàn toàn tự do (mang tính sáng tạo), GV có thể yêu cầu HS luyện tập phỏng vấn theo cặp theo các tình huống do giáo viên gợi ý; sau đó HS đại diện cho mỗi cặp tường thuật lại các câu hỏi ở dạng gián tiếp. Như vậy, ví dụ trên cho thấy việc dạy kiến thức ngôn ngữ (câu hỏi gián tiếp) được giới thiệu thông qua tình huống giao tiếp, vừa đảm bảo việc truyền tải được hiện tượng ngôn ngữ theo văn cảnh có nghĩa, vừa bám sát nội dung chủ đề của bài học. Điều quan trọng là HS được luyện tập và có thể vận dụng vào các tình huống giao tiếp tương tự.Giới thiệu về Kỹ thuật mở bài - tạo không khí lớp họcCác hoạt động mở bàiCác hoạt động mở bài nhằm một số mục đích sau:·              ổn định lớp, cho phép học sinh có một thời gian để thích nghi với bài học mới;·              tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới;·              gây hứng thú cho bài học mới;·              giúp học sinh liên hệ những điều đã học với bài học mới;·              chuẩn bị về kiến thức cần cho bài học mới;·              tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo;·              tạo nhu cầu giao tiếp, hay tạo mục đích cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp.Giới thiệu về Kỹ thuật mở bài - tạo không khí lớp họcCác hình thức và thủ thuật vào bàiTuỳ theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, đồng thời tuỳ theo đối tượng học sinh cụ thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động hay thủ thuật vào bài cho phù hợp.Giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý sau:1. Tạo môi trường thuận lợi cho bài họca) Thiết lập không khí dễ chịu giữa thày và trò ngay giờ phút vào   lớp: ·              chào hỏi học sinh; ·              tự giới thiệu về mình;·              hỏi chuyện thông thường tự nhiên;·              kể chuyện vui...b) Tạo thế chủ động, tự tin cho học sinh: ·              thăm hỏi học sinh;·              tạo cơ hội cho học sinh được giới thiệu/nói về mình, hỏi các câu hỏi đáp lạic) ổn định lớp, tập trung sự chú ý, gây hứng thú bằng cách bắt đầu ngay bằng một hoạt động học tập nào đó liên quan đến bài học,  ví dụ: ·              A short listening task;·              Observing a picture then ask and answer about the picture;·              A riddle·              A language game (crosswords, noughts and crosses, etc)·              A challenging task on vocabulary,Giới thiệu về Kỹ thuật mở bài - tạo không khí lớp học2. Chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho bài học mới   a) Khai thác kiến thức đã biết của học sinh bằng thủ thuật gợi mở (eliciting), hay nêu vấn đền để cả lớp đóng góp ý kiến (brainstorming). b) Liên hệ những vấn đề của bài cũ có liên quan đến bài mới, có thể bằng các hình thức khác nhau như: ·              hỏi các câu hỏi có liên quan;·              ra bài tập về các nội dung đã học có liên quan;·              sử dụng một trong những hoạt động gây hứng thú và ổn định lớp (kể trên), dùng vốn kiến thức và nội dung bài cũ;c) Tạo ngữ cảnh, tình huống hoặc các cớ/lý do giao tiếp (Communicative needs) cho các hoạt động tiếp theo của bài. Có thể dùng các hình thức như:·              giáo cụ trực quan (đồ vật, tranh, bưu ảnh..)·              các mẩu chuyện có thật hoặc tự tạo·              các bài đọc ngắn·              các bài tập hoặc câu hỏi, vvGiới thiệu về Kỹ thuật mở bài - tạo không khí lớp họcMột số lưu ý:Trong thực tế, những hoạt động và thủ thuật dùng cho phần mở bài có thể cùng một lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau . Vì vậy, giáo viên nên tìm cách sáng tạo để có được một cách vào bài sao cho cùng một lúc có thể đáp ứng được nhiều nhiệm vụ đặt ra ở phần mở bài. Ví dụ, ngay khi bước vào lớp, giáo viên có thể bắt đầu bài bằng một hoạt động nêu vấn đề và giải quyết vấn đề (problem- solving), hoặc khai thác vốn kiến thức có sẵn của cả lớp về một nội dung có liên quan đến bài cũ và bài mới (brainstorming). Bằng cách đó, giáo viên đã cùng một lúc gây được sự chú ý, gây hứng thú cho bài học, ổn định được lớp, kiểm tra, ôn lại được bài cũ, đồng thời cũng đã giúp cho học sinh chuẩn bị được tâm lý và kiến thức cần thiết cho bài mới.Như đã đề cập, mục đích của các hoạt động mở bài là để học sinh làm quen và cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp học trong bài, đồng thời ôn luyện lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới hoặc để giáo viên tạo những nhu cầu giao tiếp cần thiết cho các hoạt động của bài mới. Với ý nghĩa đó, phần mở bài đôi khi không có ranh giới cụ thể mà luôn được tiến hành phối hợp với phần giới thiệu ngữ liệu.Các hoạt động mở bài trong chương trình sách giáo khoa mớiTrong chương trình sách giáo khoa mới, giáo viên có thể sử dụng các thủ thuật và bài tập có sẵn trong sách giáo khoa (ví dụ như đối với sách chương trình lớp 8 và lớp 9) hoặc GV tự sáng tạo (ví dụ, với chương trình lớp 6 và lớp 7). Có thể sử dụng các thủ thuật như:Dựa vào tranh ở mục đầu của bài, hỏi, gợi ý về chủ đề mới:-         Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, vật thực tự chuẩn bị thay cho tranh trong sách để gây hấp dẫn.-         Hỏi các kiến thức bài cũ có liên quan đến bài mới. -         Khai thác các kiến thức có sẵn của học sinh.-         Liên hệ đến thực tế của chính học sinh, của địa phương hay các tình huống gần gũi với học sinh và thay thế các tình huống trong sách nếu cần.     Khi tiến hành phần này, giáo viên cần chú ý một số điểm sau:·              Có thể sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt.·              Cần tạo cơ hội cho học sinh hỏi lại giáo viên hoặc hỏi lẫn nhau để gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh.       Luôn quan tâm đến tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh để đưa ra những thủ thuật phù hợp, ví dụ như kích thích trí tò mò, yêu cầu đoán tranh, đoán câu trả lời v.v...Cần chú ý thay đổi hình thức mở bài để gây hứng thú cho học sinh. Giới thiệu về Kỹ thuật mở bài - tạo không khí lớp họcXin ch©n thµnh c¶m ¬n!

File đính kèm:

  • pptDOI MOI PP MON ANH.ppt
Bài giảng liên quan