Đổi mới quản lý lớp học bằng các biện pháp GDKL tích cực - Bài 1: Thực trạng và nguyên nhân của việc trừng phạt thân thể trẻ em tại Việt Nam
Kết thúc bài này HV có khả năng:
Trình bày được thế nào là trừng phạt thân thể trẻ em (TPTTTE).
Phân tích được một số nét cơ bản về thực trạng TPTTTE ở Việt Nam và nguyên nhân.
TAÄP HUAÁNÑOÅI MÔÙI QUAÛN LYÙ LÔÙP HOÏC BAÈNG CAÙC BIEÄN PHAÙP GDKL TÍCH CÖÏCPHÒNG GD&ĐT HUYỆN CAO LÃNH Mỹ Hội, ngày 28 tháng 9 năm 2012TRƯỜNG THCS MỸ HỘIBÀI 1: Thực trạng và nguyên nhân của việc trừng phạt thân thể trẻ em (TPTTTE) tại Việt Nam.MỤC TIÊU Kết thúc bài này HV có khả năng:Trình bày được thế nào là trừng phạt thân thể trẻ em (TPTTTE).Phân tích được một số nét cơ bản về thực trạng TPTTTE ở Việt Nam và nguyên nhân.Hoạt động 1: Thế nào là trừng phạt thân thể trẻ em?Kết luận: Trừng phạt thân thể trẻ em là các hành vi, thái độ, lời nói do người lớn hoặc người có quyền gây ra nhằm giáo dục trẻ nhưng làm tổn thương các em về thể xác (đánh đập, bắt quỳ gối,) và tinh thần (chửi mắng, bỏ mặc,).1 phút hồi tưởng về kỷ niệm khi bị TPTT.Nhớ lại các câu chuyện được nghe thấy trên đài, báo, về TPTT trẻ em trong nhà trường. Hoạt động 2: Thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam đặc biệt là ở trong nhà trường Việt Nam hiện nay như thế nào?Trừng phạt trẻ em là vấn đề không mới ở Việt Nam, sự xuất hiện của nó gắn liền với quan điểm giáo dục “ Yêu cho roi cho vọt” của người lớn”.Việt Nam là một nước chịu ảnh hưỡng tư tưởng nho giáo.Một số trường hợp TPTT trẻ em ở Việt NamSau đây là một số câu chuyện: Câu chuyện 1. Trong giờ phụ đạo môn văn sáng 23/3, do cô Hà Xuân Đào đứng lớp, vì không làm được bài tập em Lê Thị Hà Khanh học sinh lớp 7 trường THCS Phú Định, quận 6, TP HCM, đã bị cô giáo phạt "thụt dầu" 400 cái. Sau khi thực hiện hình phạt khoảng 100 cái, em về bàn với vẻ mặt mệt mỏi. Buổi chiều cùng ngày, trong giờ văn chính thức, nhiều học sinh, trong đó có em Khanh, lại bị áp dụng hình phạt này. Sau đó em đã bị ngất, hai học sinh khác phải dìu em về nhà. Kể từ đó, ngày nào đi học Khanh cũng than mệt, về nhà cứ lo lắng không học kịp bài nhưng lại thường xuyên nằm, không học được. Theo hai học sinh học cùng lớp với Hà Khanh là Trần Nguyệt Hằng và Nguyễn Thanh Oanh Tuyền thì “mấy bữa sau đó, dù không có môn Văn nhưng lúc nào Hà Khanh cũng mang theo cuốn sách Văn và nơm nớp sợ cô giáo trả bài”. Những ngày sau đó, Khanh liên tục bị cô Đào gọi phát biểu, trả bài. Và đến ngày 8/4 em có dấu hiệu hoảng loạn, không làm chủ được hành vi với nhiều lời nói bâng quơ, vô nghĩa. Tình trạng này kéo dài trong vòng một tuần sau đó. Có lúc em còn ra ban công bước một chân ra ngoài, may mà người nhà kịp kéo vào! Cuối cùng ngày 9/4, Khanh được gia đình đưa vào Bệnh viện Tâm thần thành phố và được chẩn đoán là “rối loạn hành vi từng cơn”. Theo giấy y chứng của Bệnh viện Chợ Rẫy, em Khanh bị sưng, sây sát chẩm trái 2x2 cm. Một bác sĩ tại khoa khám tâm thần trẻ em Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho biết khi đến Khanh có biểu hiện buồn bã, sợ sệt và khóc lóc. Nói năng thì mệt mỏi, khóc rồi cười, nhắc đến chuyện học là cháu sợ hãi, tránh né. Sau khi kiểm tra điện não và cho làm trắc nghiệm, kết quả cho thấy Khanh bị rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, khả năng tính toán, liên tưởng chậm, mà điều này là do bị stress, áp lực tâm lý gây ra. Bác sĩ này cũng khẳng định thụt dầu mấy trăm cái là phản giáo dục và quá sức đối với một học sinh có thể trạng nhỏ như Khanh.Câu chuyện khácMột GV ở tỉnh Đồng Nai đã dùng Compa và tre tầm vông đánh HS, sau đó các em phải đứng ngoài sân không được vào học vì không HS nào nhận đốt que diêm trong lớp;Ở tỉnh Thái Bình, 1 cô giáo đánh gãy mũi HS;Ở một trường THPT của TP. HCM một GV phạt HS 20 roi vì cha mẹ vắng mặt trong buổi họp phụ huynh;Trường hợp Cô Bảo mẫu ở Đồng Nai đánh các cháu vì nguyên nhân các cháu không chịu ăn.Một trường hợp thương tâm nhất mới xãy ra là người Cậu chặt tay cháu gái học lớp 5 ở trường Tiểu học Trung Hiếu B huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long vì cháu lấy 55000đ tiền của bà mua tập sách cho bạn.Ngay cả ở tỉnh Đồng Tháp cũng có nhiều trường hợp trẻ em bị người lớn (cha mẹ, thầy cô) phạt bằng những hình thức rất phản giáo dục khi các em vi phạm ( Ở Huyện Châu Thành, Tam Nông.) (Riêng ở Huyện Cao Lãnh, trường hợp ở Phương Trà, Mỹ Thọ., Phương Thịnh) Hiện nay, khi vào mạng Internet chúng ta thấy rất nhiều trường hợp trẻ em bị trừng phạt thân thể. Kết luận: - Ở VN hiện nay, vẫn còn tồn tại tình trạng TPTTTE. TPTTTE trong gia đình, ở nhà trường cũng như ngoài xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau như: đánh, tát, cấu, véo, sỉ vả, quỳ gối, liếm ghế, - TPTT trẻ em đã gây ra những hậu quả nặng nề cho trẻ, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, danh dự, nhân phẩm, học tập và cuộc sống của các em, khiến một số trẻ chán học, học sút kém, bỏ học, sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, thậm chí tự tử, Hoạt động 3: Nguyên nhân của thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam.Từ những thực trạng nêu trên, các anh (chị) suy nghĩ xem nguyên nhân nào dẫn đến việc TPTTTE. Nguyên nhân của thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam: Do XH Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, của giáo dục Nho giáo. Do nhận thức hạn chế của người lớn. Do GV chưa có PP giáo dục trẻ phù hợp, đặc biệt là PPGD không sử dụng TPTT đối với trẻ; Do đạo đức giáo viên, do GV bị căng thẳng vì phải chịu áp lực công việc, gia đình; do GV thiếu kinh nghiệm sống, do GV muốn “ra oai” trước HS; Do HS có những khó khăn và rào cản trong học tập, bị ngược đãi, bức xúc về gia đình TPTT trẻ em gây ra những hậu quả gì đối với trẻ em, gia đình và xã hội, có nên tiếp tục duy trì việc TPTTTE không? Một số quan niệm sai lầm Những quan điểm ngụy biện: Quan điểm 1:TPTT có tác dụng ngay tức thì. Khi bị TPTT trẻ sẽ sợ và ngay lập tức làm theo yêu cầu của người lớn, điều này có tác dụng ổn định và duy trì kỷ luật. TPTT sẽ nhanh chóng, đơn giản hơn so với các biện pháp giáo dục khác. Cần giải thích, chỉ rỏ cho trẻ những lỗi lầm mà trẻ mắc phải để trẻ biết cách sửa chữa thì mới giúp trẻ không tái phạm lỗi lầm và giáo viên ổn định kỷ luật lớp học một cách lâu dài.Quan điểm 2:Việc TPTT trẻ em cũng đâu có ảnh hưỡng lâu dài, nặng nề đến thế.Quanđiểm 3:TPTT là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng. Đối với một số học sinh cá biệt, khó bảo thì TPTT là biện pháp duy nhất để cho trẻ vâng lời.Sự yêu thương và quan tâm của thầy cô, cha mẹ là điều kiện tốt nhất giúp cho trẻ em thay đổi thái độ hành vi.Tích cực lắng nghe và hiểu những nhu cầu, những khó khăn và cùng trẻ chia sẻ giải quyết sẽ giúp trẻ em tiến bộ hơn.Quan điểm 4Tôi cũng đã bị trừng phạt và nhờ đó mà tôi nên người. Cha mẹ và Thầy cô giáo cần có trách nhiệm tìm hiểu đặc điểm tính cách và hoàn cảnh riêng biệt của từng học sinh để có những biện pháp giáo dục thích hợp. Sự cảm thông, tình yêu thương và những lời giải thích, hướng dẫn đúng đắn là cách tốt nhất giúp trẻ nên người chứ không phải là đánh mắng làm trẻ nên người.Quan điểm 5:Đánh trẻ là một việc làm bình thường để giáo dục trẻ.Đánh trẻ không phải là việc làm bình thường hay là việc riêng của cha mẹ hoặc giáo viên mà đó là sự bất lực của người lớn, là sự vi phạm pháp luật của Việt Nam.
File đính kèm:
- BC BAI 1.ppt