Gà Sao và gà Hmông

A. Gà Sao

1. Đặc điểm ngoại hình

Cả 3 dòng gà Sao đều có ngoại hình đồng nhất. Ở 1 ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy.

Giai đoạn trưởng thành gà Sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những nốt chấm trắng tròn nhỏ. Thân hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp. Đầu không có mào mà thay vào đó là mấu sừng, mấu sừng này tăng sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mấu sừng cao khoảng 1,5-2cm. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng và có 2 loại: một loại hình lá dẹt áp sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng. Chân khô, đặc biệt con trống không có cựa.

2. Phân biệt trống mái

Việc phân biệt trống mái đối với gà Sao rất khó khăn. Ở 1 ngày tuổi phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà bình thường. Đến giai đoạn trưởng thành con trống và con mái cũng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, người ta cũng phân biệt được giới tính của gà Sao căn cứ vào sự khác nhau trong tiếng kêu của từng cá thể. Con mái kêu 2 tiếng còn con trống kêu 1 tiếng, nhưng khi hoảng loạn hay vì một lý do nào đó thì cả con trống và con mái đều kêu 1 tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2 tiếng như con mái. Ta có thể nghe thấy tiếng kêu của gà khi được 6 tuần tuổi. Ngoài ra sự phân biệt trống mái còn căn cứ mũ sừng, mào tích, nhưng để chính xác khi chọn giống người ta phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gà Sao và gà Hmông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 đặt cầu cho gà đậu ở trong chuồng. Mỗi cái cầu dài 1 m dành cho 15 con đậu.2. Những quy định về sưởi ấm và thông hơi:Ngày đầu sau khi đưa gà đến, cần đảm bảo nhiệt độ trong vòng quây gà úm là 380C, trong chuồng là 280C. Nhu cầu nhiệt độ thay đổi theo lứa tuổi của gà. Số lượng gà con đặt dưới chụp sưởi truyền thống tối đa là 500 con, nếu dùng chụp sưởi tia bức xạ thì nhốt được 1.000 con. Cứ 4 ngày một lần giảm nhiệt độ thấp xuống 20C. Giai đoạn 14 - 21 ngày tuổi, gà con bắt đầu phân tán khắp chuồng, cho nên việc quan tâm điều chỉnh đều nhiệt độ điều chỉnh trong chuồng là rất cần thiết, có thể bỏ dần số chụp sưởi đi. Trong những ngày đầu, nếu không đủ nhiệt, gà con bị ỉa chảy, yếu, chậm lớn và dễ bị chết vì lạnh. Nếu đủ nhiệt, gà con nằm tản đều dưới vùng sưởi ấm. Nếu quá nóng, gà nằm xoài úp bụng trên nền chuồng, cố nghển cổ, thò đầu ra hoặc chúng cố tìm chỗ mát hơn như dọc tường để nằm. Gà kém ăn, chậm lớn, còi cọc, chết nhiều.3. Cho gà uống nước và kỹ thuật xử lý nước uống:* Chất lượng nước uống:Phải đảm bảo thường xuyên có nước uống có chất lượng tốt cho gà Sao. Đặc biệt, trong nước uống phải an toàn về vi khuẩn Salmonella. * Cho gà uống nước:* Cho gà uống nước:Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng ta phải đảm bảo đầy đủ cho chúng vì nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Nước uống hạn chế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và sinh trưởng của chúng. Nếu trời nóng, không đủ nước uống gà có thể bị chết. Cần khử trùng nước uống bằng clo hoặc iốt. Cần sử dụng đồng hồ đo nước uống hàng ngày của đàn gà để xác định khả năng tiêu thụ nước của chúng. Việc điều chỉnh độ cao của van nước uống là cực kỳ quan trọng. Trong 2 ngày đầu, máng nước để cao ngay tầm mắt của gà, đến ngày thứ 3 nâng van nước lên để gà ngẩng lên uống nước với góc 450. Đến ngày thứ 4 gà phải nghển cổ lên mới uống được. Đến ngày thứ 7 cần sử dụng van nước tự động và đặt ở tầm cao ngang lưng. Sau đó điều chỉnh van nước cao lên, đảm bảo gà hạn chế không làm bắn nước ra ngoài. Máng nước hở phải có mực nước cao tối đa 2 cm hàng ngày cần tháo nước rửa sạch.4. Giảm streess trong nuôi dưỡng gà:Nguyên tắc cơ bản của việc nuôi dưỡng gà mái Sao là chương trình chờ hạn chế, nhằm mục đích để đàn gà mái phát triển đều. Để kiểm tra chỉ tiêu này, cứ 2 tuần một lần phân ngẫu nhiên khoảng 100 con để cân mẫu. Tuỳ thuộc vào thể trọng của đàn gà để điều chỉnh khẩu phần ăn hàng tuần cho phù hợp.5. Chương trình chiếu sáng:Trong vòng 3 ngày đầu úm gà, việc bổ sung ánh sáng tự nhiên là cực kỳ quan trọng nhằm để cho gà con tìm thấy khay thức ăn, máng nước uống. Vì vậy phải bảo đảm ánh sáng có cường độ tối thiểu là 30 lux và chiếu sáng 24 giờ trong ngày. Từ ngày thứ 4 đến ngày 7 cần chiếu sáng 20 giờ/ngày và đến cuối tuần chỉ cần chiếu sáng 16 giờ/ngày. Đến cuối tuần thứ 2 thì chương trình chiếu sáng cho gà trống, mái bắt đầu khác nhau.6. Chuẩn bị đàn gà giống sinh sản:Đàn gà Sao được 25 tuần tuổi thì được chuyển sang các lồng chuồng đẻ trứng. Nếu áp dụng biện pháp nuôi dưỡng và chương trình chiếu sáng phù hợp thì gà sẽ đẻ trứng từ tuần tuổi thứ 28 và 50% tổng đàn sẽ đẻ vào lúc 31 - 32 tuần tuổi. Đàn gà đẻ ở mức tột đỉnh thường vào tuần tuổi thứ 35. Số gà đẻ nhốt trong một lồng chuồng phụ thuộc vào kích thước của lồng. Cần đảm bảo vị trí nuôi nhốt cho một con gà Sao ở ngăn lồng có mặt trước tối thiểu là 12,5 cm. Nhiệt độ trong chuồng phù hợp cho gà mái đẻ trứng và gà trống sản xuất tinh trùng là 200C.Trong giai đoạn sinh sản, nếu nhiệt độ trong chuồng là 120C, cần cho gà ăn thức ăn chứa 2.700 - 2.750 kcal và 17% prôtêin thô. Điều cực kỳ quan trọng là: Trước khi đẻ trứng không được cho gà mái ăn quá nhiều. Trước khi đẻ trứng, nếu gà béo quá, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất trứng và sức sống của chúng. Sau khi gà đẻ trứng ở mức cao điểm, cần giảm khẩu phần ăn kiểm tra mức tăng trọng hàng tuần của gà, trong cùng một ngày và cùng một thời điểm, chọn ngẫu nhiên khoảng 100 con gà để cân cá thể và điều chỉnh khẩu phần ăn khi cần thiết. Khẩu phần ăn cần thiết phụ thuộc vào thể trọng, nhiệt độ chuồng nuôiGà H’Mông cũng có thể gọi là giống gà xương đen thịt đen nhưng không phải là gà ác (giống gà đen hiện có ở Long An, thịt đen nhưng lông tơ trắng, nhỏ con), cũng không phải là giống gà Tây Hoa- hay ô kê- của Trung Quốc. Đây là giống gà của đồng bào dân tộc H’Mông vùng Tây Bắc có thịt ngon nhất nước ta hiện nay.Gà được Trung tâm Khoa học và sản xuất vùng Tây Bắc phát hiện và nuôi thử từ năm 1998. Cuối năm 1999, Viện Chăn nuôi Quốc gia nhận thấy đây là giống gà đặc biệt quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nên quyết định đưa vào diện động vật quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Đến nay, sau 4 năm tiến hành việc duy trì và chọn giống gà H’Mông đã được đảm bảo. Viện Chăn nuôi Quốc gia đang có dự án đưa gà ra nuôi đại trà trên diện rộng nhằm cung cấp cho người nông dân một loại con giống mới có chất lượng tốt, đem đến cho thị trường tiêu dùng một mặt hàng thực phẩm dược liệu ngon và quý.Trước đây gà H’Mông được nuôi quảng canh nên tập tính còn tương đối hoang dã. Ban ngày, gà được thả rông tự kiếm ăn, tối về chuồng hoặc đậu trên cây để ngủ. Thức ăn là giun dế, ngô, thóc... người nuôi ít khi cho ăn thêm. Ở trại chăn nuôi, gà nhặt cả thức ăn rơi vãi xung quanh máng (do tập tính bới kiếm ăn). Gà thích uống nước chảy nên thường tập trung khi bơm hoặc vẩy nước. Thích phơi nắng lúc 7-9 giờ; thích bay chạy (1 ngày tuổi đã học bay, lúc đẻ gà thường bay đi tìm ổ). Gà gáy nhiều, hay đánh nhau; không sợ gió mưa hay sấm chớp, tiếng động nhưng sợ nhất bị đuổi bắt, bất ngờ mở cửa chuồng, sự chuyển động nhanh bất thường của con người...Gà H’Mông có thể trọng trung bình, tốc độ lớn nhanh hơn gà ri, đặc biệt trong điều kiện được chăm sóc tốt. Gà mái trưởng thành cân nặng 1,2-1,5kg, con trống nặng 1,5-2kg. Khả năng sản xuất thịt ở con gà 10 tuần tuổi là: thịt xẻ khoảng 75-78%, thịt đùi 34-35%, xấp xỉ các giống gà nội địa khác. Da dày giòn. Thịt không nhũn như gà công nghiệp, săn nhưng không dai như thịt vịt hoặc ngan. Đặc biệt lượng axit glutamic cao tới 3,87%, vượt trội hơn gà ri và gà ác nên thịt gà có vị ngọt đậm, nhưng lượng sắt lại thấp. Về giá trị hàng hoá, gà H’Mông thuộc nhóm gà thịt đen, xương đen, hàm lượng axit amin cao, được sử dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, kích thích tình dục mạnh. Lượng colesteron thấp trong khi axit linoleic cao có giá trị dược liệu đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch. Mật gà được dùng dể chữa bệnh ho cho trẻ em. Xương gà nấu thành cao để chữa bệnh run tay, run chân.Có thể nói gà H’Mông là một đặc sản không những thích hợp với khẩu vị của người châu Á mà còn được các đoàn khách phương Tây rất ưa chuộng. Cần tạo điều kiện để phát triển rộng hơn nhằm tăng khả năng bảo tồn nguồn gien quý và đa dạng sinh học, tạo nên các dòng thương phẩm cung cấp cho thị trường nhiều và liên tục hơn. Nhưng trước mắt, gà H’Mông cũng như nhiều nông phẩm của nước ta, cần phải có một thương hiệu để đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài trong một tương lai gần.Phân loại: Giống Nguồn gốc: Vùng núi cao có người H'Mông và các dân tộc thiểu số sinh sống. Phân bố: Các tỉnh miền núi Sơn La, Lào cai, Yên Bái, Nghệ An, Hà Nội... Hình thái: Nhiều loại hình và màu lông. Tuy nhiên màu phổ biến là 3 loại: Hoa mơ, đen và trắng. Đặc điểm nổi bật nhất là thịt đen, Xương đen, phủ tạng đen và da ngăm đen. Chân đen và thường có ngũ trảo, có con mọc lông ở chân, con trống thông thường có mồng đơn nhô cao thanh mảnh hoặc mồng vua dày và thấp, thân hình vạm vở, cao lớn và oai vệ. Khối lượng lúc mới nở: 28-30g. Lúc trưởng thành con trống nặng 2,2-2,5kg, con mái nặng 1,6-2,0kg/con. Đặc điểm sinh học: Gà H'Mông con rất linh hoạt, hay bay nhảy và rất háo ăn. Chúng rất thích ăn nhiều rau cỏ nên khi nuôi phải chú ý không cho gà ăn nhiều các loại rau non như là lá và ngọn non rau muống... Tránh tình trạng gà bị ngộ độc, tiêu chảy và chết. Gà tự kiếm ăn rất giỏi, buổi tối tự về chuồng và ngủ trên cây cao. Gà thích tập trung uống nước ở các dòng nước chảy, hay nhặt nhạnh các mẩu thức ăn rơi vãi. Thích phơi nắng lúc 7-9 giờ sáng và 4-5 giờ chiều. Điểm đặc biệt của gà H'Mông so với các giống khác là con trống thường tập gáy từ rất sớm( lúc 10 ngày tuổi), và cất giọng gáy hoàn chỉnh lúc 1 tháng tuổi. Gà không sợ mưa gió sấm chớp, nhưng khi bị đuổi bắt hoặc có sự chuyển động nhanh bất thường gà phản ứng rất nhanh và bay chạy tán loạn, núp im thin thít vào các bụi cỏ hoặc chổ kín thể hiện tính hoang dã. Gà cũng rất hay chọi nhau nhưng không bao giờ chọi lâu hay làm tổn thương lẫn nhau. Tốc độ lớn của gà H'Mông nhanh hơn gà Ta và gà Ác nhưng thịt vẫn dẻo dai. Nếu nuôi chăn thả và cho ăn đầy đủ gà có thể đạt trọng lượng 1,2-1,3kg trong trời gian 2,5tháng.Năng suất trứng: Bắt đầu đẻ lúc 110 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, có thể đẻ 4-5 lứa/năm, một lứa 10-15 quả trứng. Khối lượng trứng: 50g/quả, màu nâu nhạt. Giá trị sản phẩm: Thịt thơm, ngon ngọt, rất ít mỡ. Hàm lượng axit amin glutamic cao (3,487%), hàm lượng mỡ thấp (0,38%), nên được xem là gà thuốc. Các dân tộc thiểu số từ lâu đời đã biết sử dụng gà H’Mông để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Theo phân tích của các nhà khoa học, thì thịt gà H’Mông có tác dụng kích thích tình dục mạnh. Lượng colesteron thấp trong khi axit linoleic cao có giá trị được liệu đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch. Mật gà được dùng để chữa bệnh ho cho trẻ em. Xương gà nấu thành cao để chữa bệnh run tay, run chân.Về giá trị kinh tế, gà H’Mông hiện nay đang mang lại lợi nhuận cao cho Bà Con nông dân. Tính đến giữa năm 2009, chi phí nuôi cho 1kg thịt vào khoảng 30.000đ, sau 2,5 tháng nuôi (khoảng 1,2-1,3kg) được thương lái mua tại chuồng với giá 85.000đ 1kg. Nếu bán trực tiếp cho các nhà hàng, quán ăn thì được giá 120.000đ 1kg. Giá bán tại các siêu thị là 140.000đ 1kg. Đặc biệt giống gà này dễ nuôi hơn gà ta, có thể nuôi theo phương pháp chăn thả, bán công nghiệp với mật độ dày 7-8 con/1m2 mà gà vẫn phát triển tốt và không xảy ra tình trạng mổ ăn lông lẫn nhau như gà Ta, do đặc điểm mọc lông sớm và che phủ toàn bộ cơ thể.

File đính kèm:

  • pptCung cap cac giong ga.ppt
Bài giảng liên quan