Giải thích các câu hỏi Sinh học 11 từ bài 34 đến 44

Tại sao sâu bướm lại phá hoại mùa màng rất ghê gớm trong khi bướm trưởng thành thường k gây hại cho cây trồng?

Bướm là côn trùng biến thái hoàn toàn

Vòng đời của bướm trứng > sâu > nhộng > bướm

Con bướm chính là thời kì cuối cùng trong vòng đời của bướm và cũng là giai đoạn ngắn nhất trong các giai đoạn sinh trưởng trên. Khi đã biến thái thành bướm, nó chỉ có nhiệm vụ là sinh sản và sau đó ít lâu là chết

 

doc2 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải thích các câu hỏi Sinh học 11 từ bài 34 đến 44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
GIẢI THÍCH CÁC CÂU HỎI SINH HỌC 11 TỪ BÀI 34 ĐẾN 44
Tại sao sâu bướm lại phá hoại mùa màng rất ghê gớm trong khi bướm trưởng thành thường k gây hại cho cây trồng?
Bướm là côn trùng biến thái hoàn toàn
Vòng đời của bướm trứng > sâu > nhộng > bướm
Con bướm chính là thời kì cuối cùng trong vòng đời của bướm và cũng là giai đoạn ngắn nhất trong các giai đoạn sinh trưởng trên. Khi đã biến thái thành bướm, nó chỉ có nhiệm vụ là sinh sản và sau đó ít lâu là chết
Sâu là thời kì bướm cần tích lũy nhiều dinh dưỡng để chuẩn bị cho giai đoạn nhộng nằm im trong kén ko thể kiếm ăn để rồi sau dó bién thành bướm. Chính vì cần nhiều năng lượng nên sâu bướm mới phá hoại cây trồng (chủ yếu phần lá) ghê gớm như vậy
Phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn? Tại sao?
Phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn. Vì con non và con trưởng thành không giống nhau
Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iốt thì trẻ chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
Iốt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iốt dẫn tới thiếu tirôxin. Thiếu tirôxin dẫn đến làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp
Tại sao gà trống sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường, chúng có những biểu hiện như mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục
Tinh hoàn ở giống đực là nơi chủ yếu điều khiển khả năng tiết testosteron,hoocmôn sinh dục của giống đực.Testôstern có khả năng thúc đẩy giống đực phát huy hết tiềm năng sinh sản của mình ra ngoài để thu hút bạn tình.Ở gà đó là kích thước mào,dọng gáy,dáng vẻ,móng và cựa.Khi cắt đi tinh hoàn đồng nghĩa với việc không còn kích thích của testosteron đối với cơ thể,gà sẽ béo ra,ko còn gáy được,không có cựa,móng nhỏ,ít mào và klho6ng còn bản năng sinh dục
Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống:
Các hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là hoocmôn sinh trưởng, Tirôxin, Testostêrôn và Ostrôgen.
Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng:
Các hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecđixơn và juvenin.
Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmon nào được tiết ra nhiều làm thay đổi manh về thể chất và tinh thần
Ở nam là hoocmon testosteron do tinh hoan tiết ra
Ở nữ là hoocmon ơstrogen do buồng trứng tiết ra
Tại sao thức ăn lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?
Vì thức ăn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể động vật.
Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt như thế nào?
Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rétt) làm thân nhiệt của động vật giảm theo, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm thậm chí bị rối loạn, các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... giảm. Điều này làm quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.
Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxy hoá nhiều hơn, nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxy hoá (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ chống rét.
Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng stử ngoại ) giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hoá canxi đớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?
Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu (giàu tia ể hình thành xương qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.
Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn
Vào mùa đông, nhiệt độ môi trường sống hạ thấp, gia súc non mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Vì vậy, cơ thể tăng cường quá trình sinh nhiệt để chống lạnh, tăng cường phân huỷ các chất hữu cơ để tạo ra nhiều nhiệt giúp động vật chống lạnh. Chính vì vậy, cần phải cho gia súc non ăn nhiều hơn để bù lại phần năng lượng bị mất do chống lạnh.
Việc ấp trứng ở các loài chim có vai trò gì?
Hợp tử của các loài chỉ phát triển trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. chim ấp trứng để tạo ra nhiệt độ thích hợp trong một thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển bình thường.
Nêu những ưu điểm của giâm cành và chiết cành so với cây trồng mọc từ hạt?
+ Giữ nguyên được tính trạng tốt
+ Thời gian thu hoạch ngắn

File đính kèm:

  • docTra loi cau hoi SGK sinh hoc lop 11 ban co ban.doc
Bài giảng liên quan