Giáo án Buổi chiều lớp 3 - Tuần 24 - Nguyễn Thị Đào – Võ Thị Sáu
ÔN TẬP VIẾT
CHỮ HOA: P
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: ôn lại quy trình viết chữ hoa: P
- Kĩ năng :biết viết chữ P ( hoa ) theo cỡ nhỏ và vừa . Biết viết cụm từ theo cỡ nhỏ đều nét , đúng mẫu ,nối nét đúng quy định
-Thái độ : giáo dục HS tính cẩn thận , thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ :
-GV : Mẫu chữ
-HS: vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG : 35
HĐ1 : Nhắc lại quy trình viết chữ hoa P
. Cấu tạo , chiều cao , cách viết .
HĐ2 : Yêu cầu HS viết vào vở
. HS nhắc lại cách quy trình , tư thế ngồi.
. GV viết chữ mẫu từng dòng – HS viết vở
ÔN TẬP VIẾT CHỮ HOA: P I. MỤC TIÊU - Kiến thức: ôn lại quy trình viết chữ hoa: P - Kĩ năng :biết viết chữ P ( hoa ) theo cỡ nhỏ và vừa . Biết viết cụm từ theo cỡ nhỏ đều nét , đúng mẫu ,nối nét đúng quy định -Thái độ : giáo dục HS tính cẩn thận , thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ : -GV : Mẫu chữ -HS: vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG : 35’ HĐ1 : Nhắc lại quy trình viết chữ hoa P . Cấu tạo , chiều cao , cách viết . HĐ2 : Yêu cầu HS viết vào vở . HS nhắc lại cách quy trình , tư thế ngồi. . GV viết chữ mẫu từng dòng – HS viết vở GV: theo dõi , uốn nắn. GV :thu chấm nhận xét. Ôn Tập làm văn Nghe – kể : Người bán quạt may mắn I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs - Biết nhe kể câu chuyện “ Người bán quạt may mắn” . b) Kỹ năng: - Nhớ và kể lại câu chuyện một cách mạnh dạng tự nhiên. c) Thái độ: - Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa. * HS: VBT, bút. III/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài. - Gv kể chuyện. - Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài và các gợi ý . - Gv yêu cầu Hs quan sát tranh minh họa trong SGK. - Kể xong lần 1, Gv hỏi: + Bà lão bán quạt gặp ai và bà phàn nàn điều gì ? + Oâng Vương Hi Chi viết chữ vàonhững chiếc quạt để làm gì? + Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt? - Sau đó Gv kể chuyện lần 2, lần 3 cho Hs nghe. * Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện. - Gv yêu cầu lớp chia nhóm tập kể lại câu chuyện. - Gv mời đại diện các nhóm lên thi kể chuyện. - Gv mời từng cặp hs kể - Gv mời 4 – 5 Hs thi kể trước lớp. - Gv nhận xét, chốt lại. - Gv nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt. - Gv hỏi: Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi? Hs đọc yêu cầu của bài và gợi ý. Hs quan sát tranh minh họa. Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn. Vì ông tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp, nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt. Vì mọi người nhận ra nét chữ , lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá. Các nhóm tập kể lại câu chuyện. Từng cặp Hs kể . Hs thi kể chuyện. Hs lắng nghe. Hs cả lớp nhận xét. Hs: Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ những người nghèo khổ. Nhận xét tiết học. Mĩ thuật (NC) Vẽ tranh: Đề tài tự do I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Hs làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do. Kỹ năng: Hs biết vẽ được một bức tranh theo ý thích. Thái độ: - Có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh. II/ Chuẩn bị: * GV: Chuẩn bị một vài tranh, ảnh của các họa sĩ và thiếu nhi. Một số tranh dân gian. Một số ảnh phong cảnh, lễ hội. * HS: Bút chì, màu vẽ, tẩy. III/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Gv cho Hs xem một vài bức tranh , ảnh. Gv hỏi: + Tranh trong ảnh là tranh gì? Có những hoạt động nào? + Các bức tranh dân gian Việt Nam vẽ về đề tài gì? Màu sắc trong tranh thế nào? + Em có thích các bức tranh, ảnh đó không? - Gv kết luận lại:Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung, đề tài vẽ tranh. * Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. - Gv giới thiệu hình, gợi ý để Hs nhận ra: + Cảnh đẹp đất nước. + Các di tích lịch sử, di tích cách mạng, văn hóa. + Cảnh nông thôn hay thành phố, miền núi, miền biển. + Thiếu nhi vui chơi; các trò chơi dân gian . + Lễ hội. + Học tập, ngoại khóa. + Sinh hoạt gia đình. * Hoạt động 3: Thực hành. - Gv hướng dẫn Hs: + Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ. +Tìm các hình dáng phù hợp với hoạt động. + Tìm thêm các chi tiết để bức tranh sinh động. - Gv gợi ý Hs cách vẽ màu. + Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt. + Nên vẽ nàu kín tranh hoặc có thể để nền giấy ở những chỗ cần thiết. - Gv đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn vẽ. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Gv cho Hs tự giới thiệu bài vẽ của mình. - Sau đó Gv cho Hs thi tranh vẽ với nhau. - Gv nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của Hs. Hs quan sát tranh. Hs trả lời. Hs quan sát. Hs lắng nghe. Hs thực hành. Hs thực hành vẽ. Hs giới thiệu bài vẽ của mình. Hai nhóm thi với nhau. Hs nhận xét. Nhận xét bài học. * Rút kinh nghiệm: TOÁN: TNXH: Sinh hoạt lớp TUẦN 24 Ngày tháng năm 2005 KHỐI TRƯỞNG Ngày tháng năm 2005 P.HIỆU TRƯỞNG Thủ công (NC) Đan hoa chữ thập đơn (tiết 1) I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Hs biết cách đang hoa chữ thập đơn. Kỹ năng: - Đan được hoa chữ thập đơn đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ: - Yêu thích sản phẩm đang nan. II/ Chuẩn bị: * GV: tấm đang hoa chữ thập đơn bằng bìa. Tranh quy trình đang hoa chữ thập đơn. Các nan đan mẫu ba màu khác nhau. Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán. * HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ. III/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét . - Gv giới thiệu tấm đan hoa chữ thập đơn (H.1) và hướng dẫn hs quan sát, nhận xét. + Trong tấm đan có mấy hình hoa chữ thập đơn? + Trong tấm đan hoa chữ thập đơn đã sử dụng cách đan nào? + Muốm có tấm đan dài hơn ta làm thế nào? - Nêu tác dụng và cách đan hoa chữ thập đơn trong thực tế. * Hoạt động 2: Gv hướng dẫn làm mẫu. . Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan. - Kẻ các đường thẳng cách đều theo chiều ngang và chiều dọc đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ. - Cắt nan dọc: cắt tờ giấy hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt các nan dọc như đã làm ở bài 13, 14 . - Cắt các nan ngang: Cắt 7 nan ngang và có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Trong đó, có 5 nan khác màu và 2 nan cùng màu với nan dọc. Cắt 4 nan khác màu với nandọc và nan ngang dài 9 ô, rộng 1ô để dán nẹp xung quanh tấm đan. . Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa (H.2) - Đan nan ngang thứ 1: Đan nong mốt, nan ngang khác màu nan dọc. Sau đó nhấc nan dọc 2, 4 , 6, 8 lên và luồn nan ngang vào. - Đan nan ngang thứ 2: Đan nong mốt, nan ngang cùng màu với nan dọc. Nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và luồn nan ngang vào. - Đan nan thứ 3: Nan ngang khác màu nan dọc. Nhấc các nan dọc 1, 4, 5, 6, 8, 9 và luồn nan ngang vào. - Đan nan thứ 4: Đan nong mốt, nan ngang khác màu nan dọc. Nhấc các nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và luồn nan ngang vào. - Đan nan thứ 5: Nan ngang khác nàu với dọc. Đan giống như đan nan thứ 3. - Đan nan thứ 6: Nan ngang khác màu cùng với nan dọc. Đan giống như đan nan thứ hai. - Đan nan thứ 7: Nan ngang khác màu cùng với nan dọc. Đan giống như đan nan thứ nhất. . Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. - Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp. - Gv mời 1 Hs nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét. - Gv nhận xét. Hs quan sát. Hs nhận xét. Hs quan sát Gv làm mẫu các bước. Hs quan sát Gv làm. Vài Hs đứng lên nhắc lại cách bước đan nong mốt. Nhận xét bài học. * Rút kinh nghiệm: TOÁN: CHÍNH TẢ: LÀM VĂN: Hát ÔN HAI BÀI HÁT VỪA HỌC Giáo viên bộ môn giảng dạy Ôn chính tả ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Viết đoạn 2. 2. Kỹ năng: Viết đúng: Cao Bá Quát, xúm, hốt hoảng, táo tợn, vùng vẫy, Minh Mạng, truyền lệnh. 3. Thái độ: Giáo dục HS rèn chữ giữ vở II. Nội dung * Họat động 1: - GV đọc mẫu lần 1 - Cao Bá Quát có mong muốn gì? - Câu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó? - HS lắng nghe - HS nêu * Họat động 2: - GV ghi bảng từ khó, HS phân tích tiếng khó, từ khó - HS nêu từ khó: Cao Bá Quát, xúm, hốt hoảng, táo tợn, vùng vẫy, Minh Mạng, truyền lệnh. - GV đọc từ khó, HS viết bảng con - HS đọc từ khó – viết bảng con * Hoạt động 3: - GV đọc mẫu lần 2 - Nhắc nhở tư thế ngồi, cách trình bày. - HS mở vở đọc bài. - GV đọc bài cho HS viết. - HS viết bài. - HS chữa bài. - GV chấm vở Nhận xét – tuyên dương.
File đính kèm:
- ON TAP.doc
- on toan.doc