Giáo án chiều Lớp 5 tuần 33
ÔN: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. Mục tiêu: Hs củng cố:
- Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
- HS yếu, trung bình làm được các bài tập 1, 2. VBT
- HS khá, giỏi làm được cả BT1, 2,3. VBT
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.II. Nội dung
ều cao của hình hộp chữ nhật là 3200 : 160 = 20 (cm) Đáp số: 20 cm III. Củng cố dặn dò - Nêu nội dung bài - Nhận xét tiết học Thứ năm ngày 26 tháng 4 năm 2012 Tiết 1: Đạo đức Tiết 33: ÔN TẬP (TỪ BÀI 6 ĐẾN BÀI 10) I/ Mục tiêu: Giúp HS : - Nhớ được những nội dung kiến thức đã học: Kính già yêu trẻ, Tôn trọng phụ nữ, Hợp tác với những người xung quanh, Em yêu quê hương, Uỷ ban nhân dân xã (phường) em - Biết vận dụng những kiến thức đã học để lam bài tập II/ Đồ dùng dạy học Phiếu học tập III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: Giới thiệu bài a) Hệ thống các bài đã học ( từ bài 1đến bài 5 ) ? Nêu tên các bài đã học ( kể từ bài 6 đến bài 10) ? - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ của mỗi bài để HS nhớ lại được kiến thức bài học. b) Luyên tập ( Làm việc theo nhóm mỗi nhóm một bài tập) *Bài 1:Thấy hai em bé đang đánh nhau để giành đồ chơi . Em sẽ làm gì? * Bài 2: Ngày nào là ngày dành riêng cho phụ nữ? *Bài 3: Hãy ghi lại những việc em đã làm thể hiên lòng yêu quê hương? * Bài 4: Xã tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em .Em sẽ làm gì? - HS kể tên các bài đã học: Kính già yêu trẻ, Tôn trọng phụ nữ, Hợp tác với những người xung quanh, Em yêu quê hương,Uỷ ban nhân dân xã (phường) em - 5 HS nối tiếp nhau đọc - HS thảo luận làm bài ra phiếu học tập *Em sẽ lại gần chỗ hai em nhỏ và khuyên ngăn hai em. * Ngày dành riêng cho phụ nữ là ngày 8/3 * Vệ sinh sạch sẽ làng bản, * Em sẽ tích cực tham gia và rủ các bạn cùng tham gia 3/ Củng cố dặn dò - GV củng cố nội dung bài. - Dặn HS về ôn tập các bài từ bài 11 đến bài 15. Tiết 2 – Toán ÔN: MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: - Biếtmột số dạng toán đã học. - Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. - Hsyếu, trung bình làm được các bài tập 1, 2 VBT. - HS khá, giỏi làm được BT 1, 2, 3, 4 VBT. - Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. II. Nội dung Bài 1 Tr 111 VBT Bài 2 Tr 111 VBT Bài 3 Tr 112 VBT Bài 4 Tr 112 VBT Bài giải Quãng đường giờ thứ bà ô tô đi được là: (40 + 45) : 2 = 42,5 (km) Trung bình mỗi giờ ô tô đi được quãng đường là: (40 + 45 + 42,5) : 3 = 42,5 (km) Đáp số: 42,5 km Bài giải Nửa chu vi hình chữ nhật là 60 : 2 = 30 (cm) Chiều dài hình chữ nhật là (30 + 8) : 2 = 19 (cm) Chiều rộng hình chữ nhật là 30 - 19 = 11 (cm) Diện tích hình chữ nhật là 19 11 = 209 (cm2) Đáp số: 209 cm2 Bài giải 1cm3 cân nặng là 31,5 : 4,5 = 7 (g) 5,4 cm3 cân nặng là 7 5,4 = 37,8 (g) Đáp số: 37,8 g Bài giải D. 45l III. Củng cố dặn dò - Nêu nội dung bài - Nhận xét tiết học Tiết 3: Luyện từ và câu. ÔN: - MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM. - ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU NGOẶC KÉP) I. Mục tiêu: - Hs yếu, trung bình biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1, BT2 – Tr 93 VBT); Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT1 Tr 95 VBT. - HS khá, giỏi tìm thêm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em (BT3); hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4; Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3). - Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. II. Nội dung Bài 1 Tr93 Bài 2 Tr93 Bài 3 Tr93 Bài 4 Tr94 Bài 1 Tr95 Bài 2 Tr 96 Bài 3 Tr 96 - Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào? Chọn ý c. Người dưới 16 tuổi - Tìm từ đồng nghĩa với từ trẻ em. Rồi đặt câu với một từ. + trẻ, trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con, * Đặt câu: - Trẻ em như tờ giấy trắng. - Trẻ em như nụ hoa mới nở. - Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non. Hình ảnh so sánh - Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. - Trẻ em là lương lai của đất nước. a. Tre già măng mọc: Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế b. Tre non dễ uốn: Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn c. Trẻ người non dạ: Còn ngây thơ, dại dột chưa biết d. Trẻ lên ba, cả nhà học nói: Trẻ lên ba đang học nói, + Lời giải : Những câu cần điền dấu ngoặc kép là: - Em nghĩ : “Phải nói ngay điều này để thầy biết” (dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật). - ra vẻ người lớn : “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này” (Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật). + Lời giải: Những từ ngữ đặc biệt được đặt trong dấu ngoặc kép là: “Người giàu có nhất” ; “gia tài” - HS tự làm bài vào vở. III. củng cố dặn dò - Nêu nội dung bài - Nhận xét tiết học Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012 Tiết 1: Toán ÔN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết giải một số bài toán có dạng đã học. - HS yếu, trung bình làm được các bài tập 1, 2 Tr 113 VBT. - HS khá, giỏi làm được các bài 1, 2, 3, 4 Tr 113- 114 VBT. - Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. II. Nội dung Bài 1 Tr113 Bài 2 Tr113 Bài 3 Tr114 Bài 4 Tr114 Bài giải Hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 3 = 2 (phần) Diện tích mảnh đất hình tam giác là: 50 : 2 3 = 75 (m2) Diện tích mảnh đất hình tứ giác là: 75 + 50 = 125 (m2) Diện tích cả mảnh đất đó là: 75 + 125 = 200 (m2) Đáp số: 200 m2 Bài giải Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần) Số học sinh nam là: 45 : 5 2 = 18 (Học sinh) Số học sinh nữ là: 45 – 18 = 27 (học sinh) Đáp số: Nam: 18 học sinh; Nữ: 27 học sinh. Bài giải 1km ô tô đó tiêu thụ hết số lít xăng là 15 : 100 = 0,15 (l) 80 km ô tô đó tiêu thụ hết số lít xăng là: 0,15 80 = 12 (l) Đáp số: 12 l xăng Bài giải Tỉ số phần trăm học sinh tham gia môn bóng đá là: 100% - 25% - 15% = 60% Mà 60% học sinh tham gia môn bóng đá là 60 em Số học sinh tham luyện tập thể thao là: 60 : 60 100 = 100 (học sinh) Số học sinh tham luyện tập môn cờ vua là: 100 15 : 100 = 15 (học sinh) Số học sinh tham gia luyện tập môn bơi là: 100 25: 100 = 25 (học sinh) Đáp số: Bón đá: 60 học sinh; Cờ vua: 15 học sinh; Bơi: 25 học sinh III. Củng cố dặn dò - Nêu nội dung bài - Nhận xét tiết học Tiết 2: Tập làm văn. ÔN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu: - HS thực hành viết được 1 bài văn tả người; Đề bài chọn 1 trong 3 đề trong VBT trang 94. * HS yếu và HS trung bình viết được bài văn tả người thân có đủ ba phần. * HS khá giỏi viết được bài văn tả người thân có đủ ba phần trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật. II: Nội dung: - HS viết bài theo nhóm đối tượng. 1. Mở bài: Giới thiệu được người định tả là ai? 2. Thân bài: a. Tả hình dáng: (khuôn mặt, răng, tóc, b. Tả tính tình; (thông qua cử chỉ, hành động của người đó) 3. Kết luận: nêu nhận xét của bản thân về người vừa tả. III: Củng cố dặn dò: - HD nêu lại ND bài ôn. - GV nhận xét tiết học. Tiết 3 – Hoạt động ngoài giờ lên lớp TÌM HIỂU MỘT SỐ CON VẬT + NHẬN XÉT CUỐI TUẦN I. Mục đích yêu cầu: - Gíup học sinh biết được tên của một số con vật và đặc điểm của nó. - Rèn kỹ năng nghe, phân tích và nâng cao tinh thần đoàn kết tập thể cho học sinh. - Nâng cao nhận thức bảo vệ con vật. - Đánh giá ưu điểm, tồn tại, biện pháp khắc phục, phương hướng tuần sau. II. Chuẩn bị: - Thời gian 30 phút. - Địa điểm lớp học. - Đối tượng học sinh lớp 5 số lượng 18 em (chia làm 2 đội chơi) đặt tên cho đội chơi và bầu đội trưởng. Số học sinh còn lại là cổ động viên của hai đội. - Phấn, bảng phụ, bảng con. - GV chuẩn bị 10 câu đố. III. Hoạt động 1. Bài mới; Giới thiệu hoạt động. 2. Vào bài: a. Hoạt động 1: Việc1: Nêu luật chơi, làm mẫu trò chơi số 1: (5phút) GV giới thiệu ô chữ. Nêu mục đích của trò chơi Giáo viên làm mẫu giải một ô chữ: + Đây là một ô chữ gồm bảy chữ cái và câu trả lời của câu đố sau: “ Bốn ôn đập đất Một ông phất cờ Một ông vơ cỏ Một ông bỏ phân” Là con gì? Đáp án: Con trâu + GV ghi đáp án vào ô chữ hàng ngang bảng phụ. Việc 2: Chơi trò chơi số 2 (15 phút) gồm 8 câu đố Thời gian suy nghĩ 20 giây các đội ghi câu trả lời ra bảng con, mỗi câu trả lời đúng cho ô chữ 10 điểm. Câu 1: Đây là một ô chữ gồm sáu chữ cái và là câu trả lời của câu đố sau: “ Hai gươm tám gáo Mặc áo da bò? Thập thò miệng lỗ” Là con gì? Câu 2: Đây là một ô chữ gồm tám chữ cái và là câu trả lời của câu đố sau: “ Vừa bằng quả mướp, Ăn cướp cả làng” Là con gì? Câu 3: Đây là một ô chữ gồm 10 chữ cái và là câu trả lời của câu đố sau: “ Con chi mào đỏ Lông mượt như tơ Sáng sớm tinh mơ Gọi người thức dậy?” Là con gì? Câu 4: Là một ô chữ gồm 6 chữ cái và trả lời của câu đố sau: “ Con gì bé tý Chăm chỉ suốt ngày Bay khắp vườn cây Tìm hoa gây mật” Là con gì? Câu 5: Là một ô chữ gồm 6 chữ cái và trả lời của câu đố sau: “ Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng” Là con gì? Câu 6: Là một ô chữ gồm 7 chữ cái và trả lời của câu đố sau: “ Vừa bằng lá tre Ngo ngoe dưới nước?” Là con gì? Câu 7: Là một ô chữ gồm 7 chữ cái và trả lời của câu đố sau: “Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng?” Là con gì? Câu 8: Là một ô chữ gồm 3 chữ cái và trả lời của câu đố sau: “Vừa bằng quả mướp, ăn cướp cả làng?” Là con gì? Giáo viên tổng kết điểm và phân đội thắng, thua. 1 HS nhắc lại HS suy nghĩ và trả lời. Đội trưởng ghi nhanh câu trả lời của mình vào bảng con và giơ bảng lên khi có tín hiệu của GV C O N T R Â U HS suy nghĩ và trả lời. HS suy nghĩ và trả lời. Các nhóm trình bày. HS nhận xét C O N C U A C O N C H U Ộ T C O N G À T R Ố N G C O N O N G C O N V Ị T C O N Đ Ỉ A C O N R U Ồ I C O N C H U Ộ T b. Hoạt động 2: Nhận xét cuối tuần * Nhận xét tuần qua + Cán sự lớp tự nhận xét rút kinh nghiệm tuần qua. - HS nghe nhận xét đóng góp ý kiến. (Bình bầu cá nhân............................................) + GVCN nhận xét chung * Ưu điểm: - Học sinh đi học đều, đúng giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài là các bạn: - Học sinh có đủ đồ dùng học tập. - Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp. * Tồn tại: - 1 số học sinh về nhà chưa có ý thức học bài như: . * Phương hướng tuần sau: - Duy trì nề nếp ra vào lớp. - Tiếp tục thi đua dành nhiều Hoa điểm mười. - Chuẩn bị cho tiết HĐNGLL tuần sau: Vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây và hoa. - Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học. - Nhận xét tiết học:
File đính kèm:
- GIAO_AN_CHIEU_TUAN_33.doc