Giáo án chủ đề: Bản thân - Tuần I: Tôi là ai?
MỤC TIÊU
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Có kĩ năng thực hiện một số vận động rèn luyện sự khéo léo và phát triển cơ tay, chân: tung bóng , bò thấp, đập bóng và bắt bóng.
- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự phục vụ trong vệ sinh cá nhân.
- Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe của bản thân.
- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, mệt, ốm đau.
- Nhận biết và biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân.
2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Phân biệt được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân so với người khác qua họ, tên, giới tính, sở thích, 1 số đặc điểm hình dạng bên ngoài.
- Có khả năng phân loại đồ dùng cá nhân, đồ chơi.
- Biết sử dụng giác quan để tìm hiểu thế giới xung quanh.
- Biết xác định phía trên, dưới, trước,sau của bản thân và đối tượng khác; nhận biết được số lượng trong phạm vi 1- 5.
thức: Cháu cầm bóng 2 tay tung bóng thẳng hướng từ dưới lên cao. Khi bắt bóng không ôm bóng vào người - Kỹ năng: Cháu rèn luyện cơ tay, phát triển khả năng phản ứng nhanh, khéo léo. - Thái độ: Cháu hứng thú học tập, có ý thức bảo vệ sức khỏe. II- Chuẩn bị: Đồ dùng của cô: bóng, nhạc. - Sân bãi sạch sẽ. CÁCH TIẾN HÀNH Lưu ý * Hoạt động 1: Khởi động - Cho cháu đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân hát “Đường và chân”. * Hoạt động 2: Trọng động Cho cháu tập bài phát triển chung. Hô hấp: Thổi bóng bay Tay: 2 tay đưa ra trước lên cao. Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên. Chân: Đứng đưa chân ra các phía. Bật: Bật tách khép chân. * Hoạt động 3: Vận động cơ bản Cô cầm giữ quả bóng hỏi cháu đây là gì? Có dạng gì? + Cô giới thiệu vận động “tung bóng lên caovà bắt bóng”. + Cô làm mẫu lần 1 rõ ràng. + Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích. TTCB: tung bóng là chân đứng rộng bằng vai 2 tay cầm bóng để phía trước mặt khi có hiệu lệnh tung thì 2 tay cầm bóng đưa từ dưới tung thẳng lên cao khỏi đầu, sau đó mắt nhìn theo hướng bóng đi lên rồi thấy bóng rơi xuống thì 2 tay đón bắt bóng lại, không ôm bóng vào người. + Cho 1 cháu thực hiện lại. + Cho cháu thực hiện lần lượt từng bạn. Cô quan sát bao quát sửa sai. - Các con vừa thực hiện vận động gì? + Cô gọi cháu giỏi thực hiện lại. + Cho cháu yếu thực hiện. Sau đó mỗi cháu cầm giữ một quả bóng thi đua xem ai tung cao hơn. * Củng cố: Hôm nay con luyện tập vận động gì? * Giáo dục: Các con cố gắng tập luyện thể dục đúng tư thế vận động để rèn luyện sức khỏe và phát triển tốt thể lực. * Hoạt động 4: Trò chơi “Kéo co” Cô giải thích cách chơi: Có 2 đội chơi, mỗi đội nắm chặt 1 phần dây cô buộc nơ ở giữa dây để bằng vạch mức. Khi có hiệu lệnh kéo thì 2 đội cố sức kéo sau cho cái nơ qua khỏi vạch mức về đội của mình là thắng cuộc + Cô tổ chức cho cháu chơi 3 lần. - Các con chơi gì? + Hồi tĩnh: Cho cháu đi nhẹ nhàng. * Nhận xét lớp: Nhận xét:.............................................................................................................. .............................................................................................................................. Giáo viên Bùi Thị Phượng Loan Thứ tư, ngày11 tháng 9 năm 2013 Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC Hoạt động học: Cơ thể bé có các giác quan nào? I- Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Cháu nhận biết được đặc điểm, lợi ích của từng bộ phận trên cơ thể của mình. Biết được 5 giác quan trên cơ thể mình. - Kĩ năng: Cháu nhận thức được các bộ phận, giác quan trên cơ thể chính xác. - Thái độ: Cháu biết giữ gìn vệ sinh thân thể và bảo vệ giữ gìn sức khỏe. II- Chuẩn bị: Tranh cơ thể bé, bút màu, giấy vẽ. CÁCH TIẾN HÀNH Lưu ý Hoạt động 1: Cho cháu hát “Bạn có biết tên tôi” - Các con vừa hát bài gì? - Bạn nào lớp mình cũng có cái tên rất đẹp. Vậy các con tự giới thiệu xem mình là ai? - Con tên là gì? Con mấy tuổi? Giới tính con là nam hay nữ? - Sở thích của con là gì? Hoạt động 2: Cho cháu quan sát tranh cơ thể bé. Cô chỉ từng bộ phận: đầu, tay, chân. Mình. - Bộ phận đầu thì có gì? ( mắt, tai, miệng, mũi). Đó là các giác quan nào? + Cô hỏi lợi ích của các giác quan: Thị giác là phần nào? Thính giác là bộ phận nào? Khứu giác? Vị giác? - Cho cháu chỉ đâu là tay, lợi ích của đôi tay. Yêu cầu cháu giơ tay phải, tay trái. - Bộ phận mình thì có những phần nào? (vai, ngực, lưng, bụng). - Cho cháu chỉ bộ phận đôi chân, cô hỏi lợi ích. - Xúc giác là phần nào? Có lợi ích gì? - Cháu thường làm gì hằng ngày để giữ vệ sinh thân thể cháu? - Cơ thể con có các giác quan nào? + Cho cháu nói được: - Thị giác - Mắt: để nhìn - Thính giác - Tai: để nghe - Khứu giác - Mũi: để ngửi - Vị giác - Lưỡi: cảm nhận vị chua, cay, mặn, ngọt. - Xúc giác - Da: cảm giác được nóng, lạnh.. * Hoạt động 3: Luyện tập + TC: Ai chọn nhanh Cho cháu chọn tranh lô tô về các giác quan theo yêu cầu cô. + Cho cháu thi đua ghép hình Chia 2 nhóm: Nhóm 1 ghép hình bé gái, nhóm 2 ghép hình bé trai. Mỗi cháu ở mỗi đội sẽ chạy lên tìm 1 bộ phận đính lên, mỗi lượt chỉ 1 cháu thực hiện đến khi kết thúc đội nào ghép được hình người hoàn chỉnh nhanh nhất là thắng cuộc. + Cho cháu chơi nói nhanh các từ “tóc, vai, đầu gối, chân” cô sẽ đọc và cháu sẽ chỉ ra từng bộ phận trên cơ thể bé. “Tóc, vai, đầu gối, chân Đầu gối, chân, đầu gối, chân Tóc, vai, đầu gối, chân, mắt, tay, mũi, miệng”. - Cô hỏi nhanh những bộ phận và yêu cầu cháu trả lời lợi ích của những bộ phận đó. Ví dụ: cô nói “đôi mắt” – cháu nói “để nhìn”; Miệng – cháu nói để ăn, để nói chuyện; Tay – cháu nói để cầm, nắm; Chân – chạy, đi. * Hoạt động 4: Cho cháu vẽ cơ thể người đầy đủ các bộ phận. Cô gợi hỏi cháu cách cầm bút, cách ngồi, cô đến nhận xét khi cháu vẽ xong. Giáo dục: Các con thường xuyên tắm gội, giữ gìn vệ sinh thân thể và phải biết giữ gìn sức khỏe cho cơ thể mình. * Nhận xét lớp. Nhận xét:..... ................................................................................................................................ Giáo viên Bùi Thị Phượng Loan Thứ năm, ngày 12 tháng 9 năm 2013 Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ Hoạt động học: Câu truyện của tay trái và tay phải. I- Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Cháu nhớ tên câu truyện, hiểu nội dung, ý nghĩa, giáo dục của câu truyện. - Kĩ năng: Cháu trả lời tốt nội dung truyện và tóm tắt nội dung theo trình tự truyện. - Thái độ: Giáo dục cháu biết giữ vệ sinh cá nhân, biết lợi ích của đôi tay, biết đoàn kết không kiêu ngạo. II Chuẩn bị: Tranh vẽ minh họa truyện. CÁCH TIẾN HÀNH Lưu ý * Hoạt động 1: Ổn định. + Cho cháu hát “Khuôn mặt cười”. - Các con vừa hát bài gì? - Khuôn mặt cười là như thế nào? Nó nằm ở vị trí nào trên cơ thể của các con? - Trên cơ thể của các con có bộ phận nào nữa? - Tay phải của con đâu? Tay trái của con đâu? Tay của con để làm gì? * Hoạt động 2: + Cho cháu quan sát tranh lần 1 không đàm thoại. + Cho cháu xem tranh lần 2 đàm thoại. Tranh 1: Vẽ tay phải trên cơ thể người đang vui vẻ. Tranh 2: Vẽ tay phải – tay trái mặt người giận dữ. Tranh 3: Vẽ tay phải đang cầm bàn chải, cầm áo, cầm bút, tay trái không làm gì? Tranh 4: Vẽ tay phải và tay trái đang giúp con người mặc áo và đánh răng + Cho cháu đặt tên cho tập tranh. - Cô giới thiệu nội dung tranh minh họa cho “ Câu chuyện của tay trái và tay phải” + Cháu nhắc lại. * Cô kể lần 1 xem tranh. - Cô kể lần 2 minh họa con rối và giải thích nội dung câu truyện: con người thường thuận tay phải nên sử dụng tay phải làm nhiều việc vì vậy tay phải ỷ lại và xem thường tay trái là tay trái không làm được gì hết, đến khi tay trái giận nên tay trái không làm gì hết thì lúc này tay phải không thể nào giúp con người như chải răng không có tay trái cầm ca, vẽ tranh không có tay trái vịn giấy, tay phải đã hối hận và xin lỗi tay trái để cả hai tay cùng phối hợp giúp đỡ con người. - Cô kể lần 3 không xem tranh. * Hoạt động 3: Đàm thoại. - Cô vừa kể truyện gì? - Trong truyện kể về ai? - Tại sao tay trái giận tay phải. - Con người sẽ như thế nào khi chỉ có một tay làm việc thôi? - Tay phải đã hiểu được điều gì? - Qua câu truyện giáo dục con điều gì? * Củng cố: Cô kể cho các con nghe câu truyện gì? * Giáo dục: Các con không được có tính kiêu ngạo. Biết quí trọng bản thân, hằng ngày các con phải giữ vệ sinh cá nhân như rửa sạch tay trước khi ăn, biết phối hợp đôi tay lao động nhiều việc có ích nhé! * Cho cháu chơi ghép tranh. * Hoạt động 4: Cho cháu nặn người. - Cô gợi ý động viên quan sát cháu thực hiện. - Cô nhận xét sản phẩm. * Nhận xét lớp. Nhận xét tiết học: ...... Giáo viên Bùi Thị Phượng Loan Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2013 Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ Hoạt động học: Em thêm một tuổi. I- Mục đích yêu cầu: Kiến thức: Cháu hát đúng nhịp, biết vận động, thuộc bài hát, nhớ tên tác giả. Kĩ năng; Cháu hát và vận động nhịp nhàng. Thái độ: Cháu hứng thú tham gia hoạt động, biết giữ vệ sinh cơ thể. II- Chuẩn bị: Đồ dùng của cô: Hình ảnh bé mừng sinh nhật. Đàn, máy nghe nhạc. Đồ dùng của bé: Trống lắc, phách gõ. CÁCH TIẾN HÀNH Lưu ý * Hoạt động 1: Cho cháu chơi “Em bé”. - Các con chơi trò gì? - Sáng các con thức dậy làm gì? - Các con đi đâu? Con năm nay mấy tuổi rồi? Con giới thiệu về con cho bạn cùng biết tên, ngày sinh nhật? * Hoạt động 2: Cho cháu quan sát hình ảnh bé mùng sinh nhật. - Bạn nhỏ đang làm gì? Đến sinh nhật của con con cảm thấy thế nào? Tại sao con vui? - Có một bạn nhỏ cũng rất vui không phải vì đến sinh nhật bạn được ăn bánh kem mà vì bạn có được thêm một tuổi nữa bạn sẽ càng ngoan hơn! Đó là nội dung bài hát hôm nay các con sẽ hát " Em thêm một tuổi" Nhạc và lời của Trương Quang Lục + Cô hát mẫu cho cháu nghe lần 1. + Cô hát lần 2 giải thích nội dung bài hát, + Cô dạy cháu hát theo cô. Cho lớp hát, 3 tổ, cá nhân hát. Cô sửa sai. + Cô giới thiệu vận động bài hát theo nhịp. Cô hát và vận động cho cháu xem. Cô giải thích từng câu. * Cô bắt nhịp cho cháu hát và vận động. Cô quan sát, sửa sai. - Các con vừa học hát bài gì? GD: Các con càng lớn thì càng ngoan biết tự lao động phục vụ và giúp mọi người nhé! * Hoạt động 3: Nghe hát “Em là bông hồng nhỏ” + Cô hát lần 1. + Cô cho cháu nghe băng, cô giải thích nội dung bài hát. + Cô hát và minh họa. - Các con nghe bài hát gì? * Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc * Nghe giọng đoán tên bạn: Cô giài thích cách chơi “một bạn đội mũ chóp kín lắng nghe xem giọng hát của bạn nào? Nếu đoán đúng tên bạn đang hát là giỏi”. + Cô tổ chức cho cháu chơi Chơi trò chơi gì? * Giáo dục cháu hát hay đúng nhịp lớn lên làm ca sĩ nhé! * Nhận xét lớp: Nhận xét: Duyệt của BGH Giáo viên Bùi Thị Phượng Loan ĐÓNG CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ NHÁNH: TÔI LÀ AI? - Đàm thoại với trẻ về những nội dung có liên quan đến chủ đề đã học. - Cô cùng trẻ trò chuyện tìm hiểu về hoạt động của cháu, sở thích.. - Cho cháu vẽ chân dung của mình. - Cho trẻ đọc thơ biểu diễn văn nghệ, hát múa các bài hát có liên quan đến chủ đề: Vì sao con mèo rửa mặt, Khuôn mặt cười, Đường và chân, Xòe tay, Tay ngoan, Những con mắt, Giáo viên Bùi Thị Phượng Loan
File đính kèm:
- TUẦN 1- TÔI LÀ AI.doc