Giáo án chủ đề: Gia đình - Tuần 1: Gia đình tôi

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

1-Phát triển thể chất:

- Cháu biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm, biết lựa chọn các thực phẩm theo sở thích của gia đình, cháu kể được tên món ăn và cách chế biến của một số món ăn quen thuộc ở gia đình.

- Cháu có thói quen giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh ở gia đình, vệ sinh đồ dùng, xung quanh nhà.

- Cháu thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các hoạt động, thực hiện các vận động khéo léo của bàn tay.

2- Phát triển nhận thức:

- Cháu biết họ tên, đặc điểm, công việc, ngày sinh, sở thích của người thân trong gia đình.

- Nhận biết sự thay đổi ở gia đình.

- Phân biệt được đồ dùng trong gia đình theo chất liệu, công dụng, cháu biết so sánh được đồ dùng theo hình dạng kích thước.

- Cháu đếm đúng các đối tượng trong phạm vi 4-5 nhận biết đặt đúng chữ số 4-5, chia nhóm được.

3- Phát triển ngôn ngữ:

- Cháu biết thể hiện nhu cầu, tình cảm của mình bằng lời nói.

- Biết lắng nghe, đặt câu hỏi, trả lời.

- Thuộc các bài thơ, kể được truyện về gia đình

- Cháu biết dùng câu lịch sự trong giao tiếp.

- Nhận biết ký hiệu chữ viết.

 

doc34 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Gia đình - Tuần 1: Gia đình tôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 chị) hoặc em.); gia đình lớn( có ba, mẹ và con) Cô khái quát lại.
- Tình cảm của con đối với mọi người trong gia đình như thế nào?
- Gia đình con thường có những hoạt động nào?
Hoạt động 3: Chơi xem ai chọn đúng.
 Cô chia 2nhóm cháu và mỗi nhóm thi đua chọn tranh lô tô đồ vật đính lên tranh thành viên trong gia đình cho phù hợp( kính- tranh bà, gậy- tranh ông, tờ báo- bố, giỏ xách- mẹ..)
Cháu chơi 2- 3 lần. Cô nhận xét.	
 Vậy chủ đề tuần này của chúng ta là “ Gia đình tôi”
 Nhận xét: 
.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ ba, ngày 08 tháng 10 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THỂ CHẤT
Hoạt động học: Tung đập bắt bóng tại chổ
I- Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Cháu tung, đập bắt bóng đúng tư thế : cầm bóng 2 tay tung bóng thẳng hướng từ dưới lên cao và đập bóng bằng 2 tay cho bóng nảy lên. Khi bắt bóng cũng bằng 2 tay không ôm bóng vào người, không di chuyển người theo bóng.
- Kỹ năng: Cháu rèn luyện cơ tay, phát triển khả năng phản ứng nhanh, khéo léo.
- Thái độ: Cháu hứng thú học tập, vui chơi, có ý thức bảo vệ sức khỏe.
II- Chuẩn bị: Đồ dùng của cô: bóng.
- Sân bãi sạch sẽ, nhạc nền.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cho cháu đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân theo nhạc bài “Tổ ấm gia đình”.
* Hoạt động 2: Trọng động
Cho cháu tập bài phát triển chung( 1lần x 8nhịp cho mỗi động tác)
- Hô hấp 3: Thổi nơ bay
- Tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân ( 2 lần x 8 nhịp)
- Chân 3: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao.
- Bụng 4: Đứng đan tay sau lưng gập người về trước.
- Bật 2: Bật tách, khép chân.
* Hoạt động 3: Vận động cơ bản
Cô cầm giữ quả bóng hỏi cháu đây là gì? Có dạng gì?
+ Cô giới thiệu vận động “Tung đập bắt bóng tại chổ”.
+ Cô làm mẫu lần 1 rõ ràng.
+ Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích.
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai lưng thẳng, 2 tay cầm bóng tung bóng từ dưới thẳng lên cao khỏi đầu mắt nhìn theo hướng bóng đi lên rồi thấy bóng rơi xuống thì đưa 2 tay đón bắt bóng lại, không ôm bóng vào người. Sau đó cầm bóng đập xuống sàn phía trước mũi bàn chân và bắt lại bóng khi bóng nảy lên. Chú ý khi tung đập bắt bóng luôn giữ tư thế thẳng lưng.
+ Cho 1 cháu thực hiện lại.
+ Cho cháu thực hiện lần lượt đến hết lớp. Cô quan sát bao quát sửa sai.
- Các con vừa thực hiện vận động gì?
 + Cô gọi cháu giỏi thực hiện lại.
+ Cho cháu yếu thực hiện. Sau đó mỗi cháu cầm giữ một quả bóng thi đua xem ai tung cao hơn.
- Các con vừa thực hiện vận động gì?
GD: Con tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp gì cho cho cơ thể mình?
- Ngoài ra con sẽ ăn uống như thế nào cho đủ chất để có sức khỏe tốt?
- Ở trường các con khi ăn nhớ ăn hết phần nhé!
- Các con giỏi quá cô thưởng cho các con 1 trò chơi. 
* Củng cố: Hôm nay con luyện tập vận động gì?
Nhận xét lớp.
+ Hoạt động 4: Hồi tĩnh
 Cho cháu đi nhẹ nhàng.
Nhận xét...
.
	Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ tư ngày 09 tháng 10 năm 2013 
Lĩnh vực phát triển: Nhận thức
Hoạt động học: Tách nhóm trong phạm vi 4.
I- Mục đích yêu cầu:
+ Cháu nhận biết đúng số lượng, chữ số, biết thêm bớt, tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4 và cháu biết chia tách số lượng 4 làm 2 phần ( 2- 2), (3- 1).
+ Cháu rèn luyện khả năng đếm số lượng, kĩ năng so sánh, tư duy nhận thức phát triển.
 + Cháu biết giữ gìn đồ dùng ở nhà.
 - Cháu chú ý học tập biết phối hợp nhóm.
II- Chuẩn bị: Thẻ chữ số từ 1- 4
Một số đồ dùng có số lượng 4 cho mỗi trẻ, ca, muỗng; tranh nhóm đồ dùng có số lượng 1- 4.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
+ Cho cháu hát “Cả nhà thương nhau”
- Bài hát có nội dung nói về điều gì?
- Gia đình con có những ai? Có mấy thế hệ sống trong gia đình?
* Hoạt động 2: Ôn số lượng và chữ số 4.
- Các con nhìn lên màn hình xem gia đình này có mấy thành viên? Cho cháu đếm.
+ Cho cháu so sánh số lượng người trong 2 gia đình?
- Chúng ta sẽ chuẩn bị đồ dùng cho các thành viên này nhé!
+ TC: " Ai chọn đúng" Cho cháu chọn nhóm đồ dùng phù hợp với gia đình( 4 cái chén, 4 cái muỗng, 4 cái khăn..) cho cháu đếm và tìm chữ số 4.
* Chia tách nhóm 4.
- Đến sinh nhật của mẹ Búp bê mang quà tặng mẹ xem là quà gì nhé! ( Táo)
- Chúng ta giúp mẹ rửa táo và bày ra đĩa nhé!
- Có mấy cái đĩa đây?( 2 cái đĩa)
- Có mấy quả táo? Cháu đếm có 4 quả.
+ Cô xếp 4 quả táo vào 2 đĩa theo 2 cách ( mỗi đĩa có 2 quả, và 1 đĩa có 1 quả 1 đĩa có 3 quả).
+ Cho cháu xem trên màn hình có những nhóm đồ dùng gia đình cho cháu đếm, sau đó cô thực hiện tách từng nhóm đồ dùng theo 2 cách ( 2- 2); (1- 3). Và cho cháu tìm chữ số phù hợp cho mỗi nhóm sau khi tách.
- Cô vừa làm gì? ( Tách nhóm có số lượng 4)
Hoạt động 3: Luyện tập
+ TC: Ai nhanh nhất.
Cho cháu xếp nhóm đồ dùng theo yêu cầu cô và sau đó tách nhóm theo số lượng cho trước đặt chữ số tương ứng. Ai thực hiện chính xác nhanh là giỏi.
+ TC: Tạo nhóm
Cô giải thích cách chơi, tổ chức cho cháu chơi.
*Hoạt động 4: 
Cho cháu cắt dán 4 bông hoa dán vào 2 bình sao cho bình nào cũng có hoa để trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp. Tô chữ số tương ứng với hoa mỗi bình.
+ Cô nhận xét khi cháu hoàn thành.
*Nhận xét lớp
Nhận xét: ..
..
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2013 
 Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ 
 Hoạt động học: Truyện "Hai anh em gà con"
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhớ tên truyện nhớ nội dung trình tự của truyện 
- Cháu chú ý nghe và mạnh dạn đưa ra nhận xét của mình qua nội dung truyện
- Giáo dục cháu biết yêu quý người thân của mình và chăm sóc khi họ bị bệnh
- Giáo dục lòng hiếu thảo sự chăm chỉ siêng năng cho trẻ.
II- Chuẩn bị: 
Tranh minh họa, rối tay, giấy vẽ, chì màu, đất nặn, băng, khăn ẩm,..
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
*Hoạt động 1: 
+ Cho cháu hát bài “Tổ ấm gia đình”
- Các con vừa hát bài gì?
- Gia đình con có những ai? 
- Mẹ của con làm công việc gì? Sở thích của mẹ là gì?
- Các con đã làm được gì để giúp đỡ mọi người trong gia đình mình?
*Họat động 2: Cho cháu quan sát tranh minh họa truyện
+ Cho cháu xem tranh đàm thoại theo nội dung tranh
Tranh bìa: Gà mẹ, 2 chú gà con, vịt con. 
 Tranh 1: Hai chú gà con đang kiếm ăn.
Tranh 2: Vịt con đang trò chuyện với 2 chú gà.
Tranh 3: Gà mẹ và gà con.
Tranh 4: Gà mẹ và 2 chú gà con.
Cho cháu đặt tên cho tập tranh
Cô giới thiệu truyện “Hai anh em gà con”
 + Cô kể lần 1 chi tiết + xem tranh
 + Cô kể lần 2( chi tiết) + kết hợp diễn rối.
- Cô vừa kể chuyện gì?
+ Cô giải thích nội dung truyện.
*Hoạt động 3: Đàm thoại:
- Cô kể truyện gì?
- Hai anh em gà kiếm được gì?
- Ai đã xin ăn cùng?
- Gà em có tính cách như thế nào?
- Ai đã giúp gà em hiểu được tính cách khoe khoang?
- Các con có nên khoe khoang không?
* Hoạt động 4:
+ Cho cháu ghép tranh theo nội dung truyện.
Cho cháu vẽ hoặc nhân vật cháu yêu thích có trong truyện. Cô quan sát nhận xét?
*Nhận xét lớp: 
Nhận xét: 
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động học: Vẽ chân dung thân trong gia đình
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết phối hợp các nét cơ bản và màu sắc phù hợp vẽ được chân dung người thân mà bé yêu quý: Vẽ khuôn mặt, tóc, mắt mũi, miệng tai, 
- Cháu hứng thú tham gia thực hiện
- Giáo dục cháu yêu thương người thân trong gia đình
II- Chuẩn bị: 3 tranh, giấy vẽ, chì màu
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
*Hoạt động 1: 
Cho cháu hát bài “Cả nhà thương nhau”
Con vừa hát bài gì?
Gia đình con có những ai? Con còn biết những ai là người thân của gia đình mình? ( ông, bà, cậu, dì, chú, bác,..) Các con có yêu thương những người thân trong gia đình mình không?
- Con thể hiện tình cảm của mình với ba mẹ, ông bà như thế nào?
Giáo dục: Các con sống trong gia đình thì phải biết yêu quý kính trọng người thân của mình nhé và thường xuyên giúp đỡ làm những công việc trong gia đình: Mời nước người lớn, lau bàn,.
Hôm nay cô sẽ cho các con vẽ “ Người thân trong gia đình” nhé!
*Họat động 2: Cho cháu xem tranh và đàm thoại
Các con xem cô có tranh vẽ gì đây?
Tranh này cô vẽ người thân của cô các con xem đây là nam hay nữ? Già hay trẻ?
Khi vẽ chân dung người thì các con sẽ vẽ phần nào trước, rồi vẽ đến phần nào? Dùng kỹ năng nào để vẽ?
Nếu vẽ người lớn tuổi thì vẽ thêm kính đeo mắt, vẽ ông thì thêm râu dài. Nếu vẽ người thân là nữ hay bà, mẹ, chị em gái thì các con vẽ như thế nào để nhận biết đặc điểm khác với nam? 
Tùy theo sở thích về trang phục của người thân mình mà các con lựa chọn màu sắc tô màu cho đẹp và phù hợp với bố cục tranh nhé!
Bây giờ các con đã sẵn sàng để thể hiện tình cảm của mình với người thân mà mình ấn tượng nhất qua tranh vẽ chưa? ( cô cất tranh )
*Hoạt động 3: Cô cho cháu vào bàn thực hiện cô gợi hỏi cách ngồi, cách cầm viết, đạt giấy. Cô gợi ý trẻ sáng tạo.
Cô thông báo hết giờ
*Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
Cho cháu dán tranh lên sơ mi và cho cá nhân, cả lớp nhận xét tranh đẹp nhất, đếm số lượng tranh đã hoàn chỉnh.
Cô nhận xét khen gợi cháu có sáng tạo. Động viên cháu yếu
*Nhận xét lớp 
Nhận xét:................................................................................................................
.................................................................................................................................Duyệt của Tổ CM 	 Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH TÔI
- Đàm thoại với trẻ về những nội dung có liên quan đến chủ đề:
- Cô cùng trẻ trò chuyện đàm thoại cho trẻ kể về gia đình mình: 
+ Gia đình con có những ai ?
+ Cho trẻ kể về họ tên, ngày sinh nhật của ông bà, bố mẹ, anh chị em
+ Gia đình con là gia đình đông con hay ít con ?
+ Buổi sáng, mọi người trong gia đình con làm gì ?
+ Trong gia đình, mọi người sống với nhau như thế nào ?
- Cho trẻ kể về công việc của các thành viên trong gia đình.
- Cho trẻ kể những loại thực phẩm mà gia đình thích ăn.
- Cho trẻ kể về những thay đổi trong gia đình: có người chuyển đi, có người sinh ra, có người mất đi. 
- Cho trẻ đọc thơ biểu diễn văn nghệ, hát múa, kể chuyện các bài hát có liên quan đến chủ đề: Cả nhà đều yêu, Ru em ngủ, Ông cháu, Bé quét nhà, Cháu yêu bà, Mẹ của em, Mẹ gọi, Hai anh em gà con,
 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 1- GIA ĐÌNH TÔI.doc