Giáo án chủ đề: Gia đình - Tuần 4: Đồ dùng gia đình

- Đồ dùng phục vụ ăn uống, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng giải trí.

- Tên gọi.

- Đặc điểm.

- Công dụng.

- Chất liệu.

 

doc22 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Gia đình - Tuần 4: Đồ dùng gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ế, quạt
+ Cho cháu xem và trò chuyện tên gọi những đồ dùng này.
+ Cho cháu kể về đồ dùng ở nhà của cháu.
- Con thường sử dụng đồ dùng này như thế nào?
 *Hoạt động 3 
+ Cho cháu giải câu đố về đồ dùng.
+ Cho cháu nặn đồ dùng.
* Củng cố: Các con vừa tìm hiểu về gì?
* Nhận xét giờ học, tuyên dương cháu.
 Nhận xét: ...
.
Giáo viên
	 Bùi Thị Phượng Loan
 Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THỂ CHẤT
Hoạt động học: Đi nối bàn chân tiến lùi
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu thực hiện đúng tư thế vận động, cháu đi nối bàn chân, bước đều, thẳng hướng, thăng bằng.
- Rèn luyện kỹ năng đi khéo léo, phát triển thể lực. 
- Cháu hứng thú luyện tập, mạnh dạn, tự tin khi thực hiện.
II Chuẩn bị: sân bãi sạch thoáng, nhạc nền.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Khởi động: 
+ Cho cháu nghe nhạc đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân và xoay cổ tay xoay bã vai, eo, gối.
* Hoạt động 2: Trọng động 
+ Cho cháu tập các bài phát triển chung.
- Hô hấp 3: Thổi nơ bay
- Tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân.
- Chân 3: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao( 2 l x 8 nhịp)
- Bụng 4: Đứng đan tay sau lưng gập người về trước.
- Bật 2: Bật tách, khép chân.
*Hoạt động 3: Vận động cơ bản
- Cô giới thiệu tên vận động, “Đi nối bàn chân tiến lùi”
+ Cô làm mẩu lần 1 không giải thích.
+ Cô làm mẩu lần 2 giải thích:
- TTCB: Cô đứng ở vạch mức thức nhất, 2 tay chống hông. Khi đi tiến thì bước 1 chân về trước sau đó bước tiếp chân sau lên trước cho gót chân bước sau chạm vào mũi chân bước trước sao cho 2 bàn chân thẳng nhau trên 1 hàng dọc. Cô đi đến vạch mức thứ 2 xong thì đi lùi bằng cách bước 1 chân về sau cho mũi chân sát gót chân kia cứ như vậy về vạch mức ban đầu. Khi đi lưng thẳng đầu không cúi.
+ Cho một cháu thực hiện.
- Cô và bạn đã thực hiện vận động gì?
Cô cho cháu tập luyện
- Cho cháu lần lược thực hiện, cô động viên cháu vận động mạnh dạn tự tin thực hiện đúng tư thế.
- Cô cho cháu khá thực hiện lại rồi khen ngợi
+ Cho cháu yếu thực hiện lại.
- Các con thực hiện vận động gì?
* Củng cố: Hôm nay tập luyện vận động gì?
+ Giáo dục: Các con tập thể dục thường xuyên và thực hiện đúng tư thế sẽ giúp cơ thể các con phát triển cân đối hài hoà.
Nhận xét lớp
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh
 Cho cháu đi nhẹ nhàng hít thở đều.
Nhận xét: .
.
Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC
Hoạt động học: Một số đồ dùng trong gia đình
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu gọi tên, biết đặc điểm, màu sắc hình dạng, chất liệu, công dụng của một số đồ dùng trong gia đình
- Cháu so sánh được sự khác nhau giữa các đồ dùng cháu mạnh dạng phát biểu
- Cháu chú ý tham gia hoạt động. Cháu biết bảo quản đồ dùng ở gia đình.
II- Chuẩn bị: 
Vật thật: chén, nồi, ly, ca, quạt bàn; tranh một số đồ dùng sinh hoạt, giải trí.. tranh lô tô đồ dùng, túi đồ dùng bằng đồ chơi, giấy vẽ. đất nặn, bảng con, chì màu.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
*Hoạt động 1: 
+ Cho cháu hát “Bé quét nhà”
- Quét nhà sẽ giúp ngôi nhà trở nên như thế nào?
- Bé đã dùng vật gì để quét nhà vậy?
- Trong nhà con ở có những đồ dùng nào? 
- Các con có biết được hết về những đồ dùng này chưa?
Hôm nay cô sẽ cho các con tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình nhé!
*Hoạt động 2: Cho cháu quan sát lần lược từng đồ dùng
+ Cô giơ từng đồ dùng cho cháu quan sát và hỏi 
- Đây là đồ dùng gì? Có màu gì đặc điểm thế nào?
- Đồ dùng này có những phần nào? Được làm từ chất liệu gì? Khi để vào nước đồ dùng này sẽ như thế nào?( cho cháu sờ )
- Khi sử dụng chúng ta sử dụng như thết nào là đúng?
+ Khi cháu quan sát hết cô cho cháu so sánh cái ly với cái ca.
+ Khác nhau:
- Cái ca làm bằng nhựa, cái ly bằng thuỷ tinh nặng hơn cái ca có quay cầm, cái ca có màu xanh, thân ca to hơn ly, cái ca khi để vào nước không bị chìm
+ Giống nhau: cả cái ca và cái ly đều là đồ dùng để uống nước, miệng ly và miệng ca đều có dạng hình tròn thân trụ.
+ Giới thiệu cho cháu xem 01 số tranh về đồ dùng sinh hoạt, tranh tủ gỗ, ghế bàn tivi, quạt bàn.
- Đồ dùng nào có sử dụng điện? các con làm gì để tiết kiệm điện.
* Giáo dục: Các con khi sử dụng các đồ dùng ở gia đình thì phải biết cẩn thận với các đồ dùng bằng kim loại, gốm, thủy tinh và lấy cất đồ dùng đúng chổ thường xuyên lau chùi cho chúng được sạch
*Hoạt động 3: Luyện tập
+ Cho cháu chơi xem ai chọn nhanh
- Cô phát rổ đồ dùng với tranh lô tô về đồ dùng trong gia đình, cô nói tên đồ dùng nào thì cháu chọn cho đúng tranh đồ dùng đó giơ lên hoặc khi cô nói đến công dụng, hoặc chất liệu là cháu chọn.
+ Cho cháu chơi “ Vận chuyển đồ dùng” cô chia cháu thành 2 đội. Mỗi đội có nhiệm vụ lần lượt từng thành viên bật qua rãnh 45 cm để chuyển đồ dùng về đội của mình. Đội nào chuyển được nhiều đồ dùng và không phạm luật là thắng cuộc.
Cho cháu chơi 2-3 lần.
+ Cho cháu chơi “ Chiếc túi kỳ lạ”
- Cô cho cháu đưa tay vào túi sờ vào nói đúng tên đồ dùng mà cháu lấy ra mắt không nhìn vào túi.
*Hoạt động 4: Cho cháu vẽ , cắt dán đồ dùng trong gia đình.
- Cô cho cháu vào bàn vẽ
- Hết giờ cô đến nhận xét sản phẩm.
Nhận xét lớp.
Nhận xét: .....
..
Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Thơ “ Cái bát xinh xinh”
I- Mục đích yêu cầu: 
+ Cháu nhớ tên bài, tác giả, hiểu nội dung âm điệu bài thơ.
+ Cháu đọc thơ diễn cảm, phát âm rõ các từ, câu, biết ngắt giọng sau mỗi câu, đoạn.
+ Cháu hứng thú tham gia hoạt động
- Cháu biết giữ gìn bảo quản đồ dùng gia đình
II- Chuẩn bị: Tranh minh họa, Giấy vẽ, chì màu, Đất nặn, bảng con
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Ồn định tổ chức
Cho cháu chơi “ Em bé” 
- Em bé sáng thức dạy làm những gì?
- Em bé nhỏ làm gì?
- Mẹ dùng đồ dùng nào để thức ăn cho bé?
- Ngoài đồ dùng để ăn còn có đồ dùng nào có trong gia đình nữa?
 Các con cùng đến nhà 1 bạn xem ở đó có đồ dùng gì nhé!
Hoạt động 2: Cho cháu quan sát tranh
+ Cho cháu quan sát 1lần đàm thoại nội dung tranh.
- Các con đặt tên cho những tranh này là gì?
+ Cô giới thiệu tên tập tranh giống với tên bài thơ “ Cái bát xinh xinh”
+ Cho cháu nhắc lại.
+ Cô đọc mẫu cho cháu nghe 1 lần
+ Cô đọc lần 2 ( xem tranh) giải thích nội dung, âm điệu, từ khó 
- Bài thơ có 14 câu mỗi câu có 4 tiếng âm điệụ vui tươi nhẹ nhàng
- 2 câu đầu là nói về suất xứ của cái bát ( cái chén)
- 4 câu tiếp là đặc điểm của cái bát
- 4 câu tiếp theo là quá trình làm ra cái bát.
- 4 câu cuối là sự quý trọng của bé đối với sản phẩm đồ dùng ở nhà và quý trọng công lao của người lớn.
Cái bát: cái chén
Bát tràng: Tên địa danh làm nghề nổi tiếng làm gốm.
Rung rinh: Từ láy ( láy phụ âm đầu)
+ Cô đọc lần 3( không xem tranh) khuyến khích cháu đọc theo. 
Hoạt động 3: Dạy cháu đọc thơ và đàm thoại
 Cho cả lớp đọc, tổ nhóm, đọc, cá nhân đọc, cô quan sát sửa sai
* Đàm thoại: 
- Các con đọc bài thơ gì?
- Mẹ cha đã mang gì về cho bé?
- Đặc điểm của cái bát?
- Chất liệu của các bát được làm từ gì?
- Bé đã làm gì với cái bát?
- Cái bát là đồ dùng ở đâu?
* Giáo dục cháu khi sử dụng đồ dùng bằng gốm phải cẩn thận và thường xuyên rửa sạch cất đúng nơi. 
- Hôm nay các con đọc bài thơ gì?
Hoạt động 4: TC và tích hợp 
+ Cho cháu chơi “chuyển đồ dùng”.
- Các con chia 2 đội mỗi đội sẽ giúp ba mẹ chuyển những đồ dùng( chén- bát) về đúng chổ của chúng. Đội nào chuyển nhanh không làm rơi đồ dùng là thắng cuộc. Thời gian tong 1 bài hát.
Cháu chơi 2- 3 lần. Cô nhận xét.
+ Cho cháu vẽ cái bát và nặn cái bát
Cô quan sát động viên cháu hoàn thành sản phẩm 
Cô nhận xét sản phẩm
Nhận xét lớp. 
Nhận xét:
..
Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ sáu ngày 01 tháng 11 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động học: Vẽ đồ dùng trong gia đình
I- Mục đích yêu cầu: 
+ Cháu biết phối hợp các nét cong, xiên, thẳng, ngang để vẽ 1 số đồ dùng quen thuộc trong gia đình.
 - Cháu nhận biết được đặc điểm bộ phận của đồ dùng. Bố cục tranh và màu sắc hài hòa. Cháu vẽ tô màu đẹp có sáng tạo
- Cháu hứng thú tham gia thực hiện. Cháu biết giữ gìn bảo quản đồ dùng trong gia đình.
II- Chuẩn bị: Giấy vẽ, chì màu, tranh bộ ấm trà, tranh bộ bàn ghế. 1 số đồ dùng thật: chén, đĩa, đũa, muỗng.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Ồn định tổ chức
Cho cháu hát “ Bé quét nhà”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bé đã dùng vật gì nào để quét nhà?
- Ở gia đình con có những đồ dùng gì?
Hoạt động 2: Cho cháu tập chung quan sát đồ dùng ở gia đình.
Cô giới thiệu cô định mua 1 số đồ dùng cho gia đình các cháu cùng cô đi chợ nhé!
+ Cô cho cháu lần lượt quan sát 1 số đồ dùng trong gia đình.
- Đây là cái gì? Có hình dạng gì? Có những phần nào?
- Dùng để làm gì?
- Được làm bằng chất liệu gì? Cho cháu sờ.
+ Cho cháu quan sát tranh và đàm thoại từng tranh
* Tranh 1: Vẽ bộ ấm trà.
- Tranh vẽ gì? Bộ ấm trà này có đặc điểm gì? Bình trà có dạng hình gì? Có máy cái cốc.
* Tranh 2: Bộ bàn ghế.
- Đây là tranh gì? Có mấy cái ghế? Cái bàn có dạng hình gì?
- Các con thích vẽ tranh nào? Các con vẽ bộ ấm trà thì vẽ gì trước? Vẽ bình trà thì vẽ như thế nào? Những chiếc cốc vẽ thế nào?
- Vẽ cái bàn con vẽ như thế nào?
- Cái ghế con vẽ gì trước?
- Muốn tranh đẹp hoàn chỉnh con sẽ làm gì?
- Con thích vẽ như thế nào?
Hoạt động 3: Cháu vẽ.
Cho cháu thực hiện cô quan sát động viên cháu tô màu cho hoàn chỉnh bức tranh. Cô gợi ý sáng tạo.
Hoạt động 4:
Hết giờ cho cháu tập trung nhận xét tranh
Cho cháu dán tranh vào góc và cho các nhân tự nhận xét tranh của mình nhận xét tranh của bạn
Cô nhận xét lại
*Củng cố:Các con vừa vẽ gì?
*Giáo dục: Đồ dùng trong gia đình do ba mẹ làm vất vả mới có tiền mua sắm được các con khi sử dụng phải cẩn thận không làm hỏng. 
Nhận xét lớp 
Nhận xét: ..
..
 Bùi Thị Phượng Loan
 HIỆU TRƯỞNG duyệt 
Duyệt của Tổ CM Giáo viên
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH
- Đàm thoại với trẻ về những nội dung có liên quan đến chủ đề
- Cho cháu kể tên đồ dùng trong gia đình và hỏi cháu về chất liệu, công dụng của đồ dùng đó.
- Cho trẻ đọc thơ, giải câu đố về đồ dùng trong gia đình.
- Cho cháu cùng cô cắt hình ảnh đồ dùng dán làm album.
	 Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 4- ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH.doc
Bài giảng liên quan