Giáo án chủ đề: Nghề nghiệp - Tuần 5: Nghề dịch vụ

Bán hàng

- Làm việc trong cửa hàng, siêu thị, chợ.

- Phục vụ khách hàng về những đồ dùng hàng hóa, thực phẩm mà khách hàng cần.

- Thái độ niềm nở mời chào, lịch sự với khách.

 

doc23 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 3938 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Nghề nghiệp - Tuần 5: Nghề dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
việc, trang phục, đồ dùng, dụng cụ nghềvà mối quan hệ với các nghề khác.
+ Giáo dục cháu yêu quý người lao động.
Hoạt động 3:
Cho cháu nghe các bài hát về một số nghề dịch vụ: Bác đưa thư vui tính, anh phi công, ba bà đi bán lợn con,..
Cho cháu vẽ trang phuc, đồ dùng của nghề dịch vụ mà cháu có ấn tượng.
* Nhận xét lớp.
 Nhận xét: ...
.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
 Thứ ba, ngày 03 tháng 12 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THỂ CHẤT
Hoạt động học: Ném và bắt bóng bằng 2 tay.
I- Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Cháu ném và bắt bóng đúng tư thế: cầm bóng 2 tay ném xa về trước và bắt bóng bằng 2 tay khi bạn ném bóng cho mình không ôm bóng vào người. 
- Kỹ năng: Cháu rèn luyện cơ tay, phát triển khả năng phản ứng nhanh, khéo léo.
- Thái độ: Cháu hứng thú học tập, vui chơi, có ý thức bảo vệ sức khỏe.
II- Chuẩn bị: Đồ dùng của cô: bóng.
- Sân bãi sạch sẽ, nhạc nền.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cho cháu đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân theo nhạc bài “Lớn lên cháu láy máy cày”.
* Hoạt động 2: Trọng động
Cho cháu tập bài phát triển chung( 1lần x 8nhịp cho mỗi động tác)
- Hô hấp 4: Còi tàu tu..tu..
- Tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân.( 2 l x 8 nhịp)
- Chân 2: Ngồi khuỵu gối.
- Bụng 1: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân
- Bật 3: Bật chân sáo.
* Hoạt động 3: Vận động cơ bản
Cô cầm giữ quả bóng hỏi cháu đây là gì? Có dạng gì?
+ Cô giới thiệu vận động “Ném và bắt bóng bằng 2 tay”.
+ Cô làm mẫu lần 1 rõ ràng.
+ Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích.
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai lưng thẳng, 2 tay cầm bóng đưa cao khỏi đầu khi ném người hơi ngã ra sau dùng sức của tay ném bóng thẳng hướng về trước cho bạn trước mặt bắt bóng và khi bạn ném bóng về mình thì tư thế đón bắt bóng cũng đứng chân rộng bằng vai bắt bóng bằng 2 tay không ôm bóng vào người. Chú ý khi đập bắt bóng luôn giữ tư thế thẳng lưng.
+ Cho 1 cháu thực hiện lại.
+ Cho cháu thực hiện lần lượt đến hết lớp. Cô quan sát bao quát sửa sai.
- Các con vừa thực hiện vận động gì?
 + Cô gọi cháu giỏi thực hiện lại.
+ Cho cháu yếu thực hiện.
- Các con vừa thực hiện vận động gì?
GD: Con tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp gì cho cho cơ thể mình?
+ Hoạt động 4: Hồi tĩnh
 Cho cháu đi nhẹ nhàng hít thở.
Nhận xét...
.
	 	Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ tư ngày 04 tháng 12 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC
Hoạt động học: Đo độ dài của đồ vật
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhận biết được chiều dài của vật qua việc thực hiện đo và cho kết quả.
- Cháu thực hiện đúng thao tác đo. 
- Rèn kĩ năng quan sát, đo vật chính xác. Và rèn sự khéo léo của đôi tay.
- Cháu hứng thú tham gia hoạt động và có tính cẩn thận hơn trong cuộc sống
II- Chuẩn bị:
- Bài giảng powerponit.
- Nhiều hình chữ nhật bằng xốp. 3 chiếc khăn có chiều rộng bằng nhau, khác nhau về chiều dài. Dây thừng, vòng thể dục.
- Mỗi cháu có 1 băng giấy và 1 hình chữ nhật.
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
*Hoạt động 1: 
+ Cho cháu hát bài hát “ Bác đưa thư vui tính”.
- Hỏi cháu tên bài hát.
- Công việc của bác đưa thư là gì?
- Con có biết nghề nào phục vụ cho nhu cầu con người?
*Hoạt động 2: Ôn nhận biết chiều dài 3 đối tượng
TC: Ai tinh mắt
Cho cháu xem hình ảnh 3 bạn nữ và so sánh xem tóc bạn nào dài nhất.
So sánh xem con đường nào dài con đường nào ngắn trong 3 con đường.
+ Hỏi cháu cách so sánh.
* Cách đo độ dài của đồ vật
- Cô đang cầm gì trên tay đây?( khăn) Có mấy cái khăn?( 3 cái).
- Chiều dài của 3 cái khăn này như thế nào?( không bằng nhau)
- Để biết chính xác mổi cái khăn dài bao nhiêu thì cô sẽ cùng các con đo từng cái khăn nhé!
- Cô đang dùng vật gì để đo đây? (Hình chữ nhật)
- Cô đo cái khăn màu đỏ bằng cách đặt hình chữ này lên cái khăn ở vị trí đầu tiên của khăn sau đó di chuyển hình chữ nhật nối tiếp vị trí của hình chữ nhật ban đầu và dùng thẻ số đánh dấu ghi nhớ chiều dài của khăn khi đo hết chiều dài khăn để biết kết quả đo.( chiều dài khăn bằng với 6 hình chữ nhật)
+ Cô tiếp tục cách đo này với khăn màu xanh, khăn màu hồng.( cho cá nhân thực hiện cùng cô)
- Các con vừa xem cô làm gì?( đo độ dài của khăn) 
*Hoạt động 3: Luyện tập.
+ Cho cháu thực hiện đo độ dài của băng giấy. Cô quan sát cách đo của cháu và gọi cháu cho kết quả đo.
+ Cho cháu chơi "Bật vòng đo dây".
Cách chơi: Chia số lượng cháu thành 2 đội. Cô quy định mỗi đội lần lượt từng bạn lấy 1 hình chữ nhật sau đó bật vào qua hết các vòng thể dục để lên đặt theo chiều dài của dây. Trong vòng thời gian 1 đoạn nhạc đội nào đặt được nhiều hình chữ nhật nối tiếp và đúng yêu cầu của cô thì thắng cuộc.
Luật chơi: mỗi lượt chỉ đặt 1 hình và phải bật vào không chạm vòng, không làm rơi hình. 
Tổ chức cho cháu chơi 2 lần. Nhận xét kết quả.
+ TC ai nhanh trí. Cho cháu xem hình ảnh trên máy nhận xét kết quả đo bằng cách đếm số lượng các hình chữ nhật cạnh vật được đo.
* Hoạt động 4:
+ Cho tô màu và cho kết quả đúng bằng cách ghi số các đoạn của sợi dây trong tranh.
 Cô nhận xét sản phẩm.
Nhận xét lớp
Nhận xét: 
...
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm ngày 05 tháng 12 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Truyện" Ba anh em"
 I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhớ tên truyện, nhân vật trình tự nội dung truyện.
- Cháu hiểu được nội dung ý nghĩa giáo dục của truyện.
- Cháu chú ý nghe và mạnh dạn đưa ra nhận xét của mình sau khi nghe kể.
- Giáo dục cháu yêu quí các nghề, có tính siêng năng và sống hòa thuận với anh em trong gia đình.
II- Chuẩn bị:
-Tranh minh họa truyện và con rối.
- Giấy vẽ, sáp màu đất nặn, bảng, khăn ẩm.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Cho cháu nghe và hát theo nhạc bài “ Bác đưa thư vui tính”
- Bài hát nói về nghề nào? Có những nghề dịch vụ nào mà con biết?
Cô giới thiệu đến cháu có một tập tranh hay nói về một số nghề, cô dẫn cháu đi xem nhưng phải qua con đường ngoằn ngoèo .
Hoạt động 2: Cho cháu quan sát tranh minh họa truyện.
+ Xem 1 lần đàm thoại theo nội dung tranh. 
Cho cháu đặt tên cho tập tranh. Cô và cháu cùng thống nhất với tên gọi giống như tên câu chuyện “ Ba anh em”.
+ Cô kể lần1 + xem tranh.
+ Cô kể lần2 chi tiết + con rối.
Cô giải thích nội dung truyện.
Đàm thoại:
- Cô kể cho con nghe truyện gì?
- Trong truyện nói về điều gì?
- Trong thời gian đi tìm nghề người anh cả học được nghề gì? 
- Người anh thứ hai đã học được nghề gì?. Người con trai út học nghề gì? Kết quả sau khi học nghề của ba anh em như thế nào? Ông cụ nhường ngôi nhà cho ai? Tại sao ba anh em lại nhường nhau ngôi nhà?
* Hỏi lại tên truyện
* Các con biết quý trọng các nghề có ích trong xã hội, biết sống hòa thuận trong gia đình và siêng năng lao động nhé!
* TC ghép dụng cụ theo đúng nghề trong tranh. Cô giải thích rõ và tổ chức chơi.
Hoạt động 4: Cho cháu vẽ và nặn nhân vật mà cháu yêu mến. Cô quan sát cháu thực hiện, nhận xét và động viên.
Nhận xét lớp
* Nhận xét	
	Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ sáu ngày 06 tháng 12 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động học: Cắt dán một số dụng cụ của nghề cắt tóc.
I- Mục đích yêu cầu: 
+ Cháu biết cách cầm kéo bằng 3 ngón tay, cắt được thẳng nét hình ảnh và dán được hình ảnh 1 số dụng cụ nghề cắt tóc.
 - Bố cục tranh và cách sắp xếp hài hòa. Cháu cắt dán tranh đẹp. Rèn kỹ năng cắt dán tranh.
- Cháu hứng thú tham gia thực hiện. Cháu biết quý trọng người làm nghề biết ý nghĩa nghề.
II- Chuẩn bị:
 Giấy A4, kéo, hồ dán, hình ảnh 1 số nghề và hình ảnh dụng cụ nghề cắt tóc.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Ồn định tổ chức.
Cho cháu hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói đến nghề nào?
- Con có biết nghề nào nữa?
- Những nghề mà chăm sóc, phục vụ cho nhu cầu cần thiết cho con người gọi là nghề gì? Đó là những nghề nào? Cho cháu quan sát hình ảnh 1 số nghề. 
Hoạt động 2: Quan sát
+ Cho cháu xem công việc của các thợ cắt tóc. 
Sau đó tập trung quan sát đàm thoại dụng cụ nghề cắt tóc.
- Để cắt tóc thì thợ cắt tóc có dụng cụ là gì?( lược, kéo, dao cạo..)
Đàm thoại đặc điểm hình dáng, màu sắc dụng cụ.
- Các con thấy những dụng cụ của nghề cắt tóc này như thế nào? Có lợi ích đối với nghề cắt tóc ra sao?
- Vậy để cắt được những hình ảnh dụng cụ cắt tóc này tạo thành 1 bức tranh các con cắt như thế nào?
- Cách dán như thế nào cho tranh đẹp?
Cô và cháu đàm thoại về cách cắt dán. 
- Khi ngồi như thế nào? Cầm kéo ra sao?
Hoạt động 3: Cháu thực hiện
Cho cháu thực hiện cắt dán, cô quan sát động viên cháu cắt cho dán cho khéo hoàn chỉnh bức tranh.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
Hết giờ cho cháu tập trung nhận xét tranh.
- Các con vừa làm gì?
- Con nhận xét gì về tranh của mình? Tranh bạn? đẹp chổ nào? Chổ nào còn hạn chế? Theo ý con sẽ làm thế nào mới đẹp?
Cô nhận xét lại tuyên dương cháu
*Nhận xét lớp 
Nhận xét: ..
..
Duyệt của Tổ CM
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH“ NGHỀ DỊCH VỤ”
+ Cho cháu hát bài hát nói về nghề dịch vụ: Bác đưa thư vui tính, ba bà đi bán lợn con,..
+ Trò chuyện cùng cháu về tên gọi của nghề dịch vụ là những nghề nào.
+ Cho cháu nói về ý nghĩa của nghề dịch vụ. Công việc của từng nghề.
+ Cho cháu vẽ tranh chủ đề nói về nghề dịch vụ.
+ Giới thiệu với cháu về chủ đề sắp đến
Khuyến khích cháu sưu tầm tranh ảnh về chủ đề mới.
Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ “NGHỀ NGHIỆP”
+ Cô mở cuộc triển lãm dụng cụ và sản phẩm của các nghề tại lớp.
+ Cô gợi hỏi lại nội dung trọng tâm mà trẻ đã biết về tên gọi nghề lợi ích nghề, công việc, dụng cụ, sản phẩm nghề.
+ Cho cháu chia nhóm tìm và phân loại sản phẩm nghề. Đóng vai người làm nghề hướng dẫn sử dụng dụng cụ nghề và công việc của nghề.
+ Cho cháu biểu diễn lại các bài hát nói về chủ đề Nghề nghiệp.
+ Cô giáo dục cháu yêu mến các nghề, biết kính trọng người làm nghề, tôn trọng sữ dụng tiết kiêm sản phẩm nghề.
* Cô giới thiệu chủ đề “ Thế giới động vật” sắp đến. Khuyến khích cháu về sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến chủ đề mới.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 5- NGHỀ DỊCH VỤ.doc