Giáo án chủ đề: Nghề nghiệp - Tuần I: Các nghề phổ biến

MỤC TIÊU

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

- Trẻ biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lí đối với sức khỏe của con người và có sức khỏe tốt để làm việc.

- Biết làm tốt một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.

- Nhận biết và tránh một số nơi lao động một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm.

- Có kỹ năng, phối hợp chân tay nhịp nhàng trong một số vận động: Ném, trườn, bật, chạy Có thể thực hiện mô phỏng một số hành động thao tác trong lao động của một số nghề.

 

doc79 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Nghề nghiệp - Tuần I: Các nghề phổ biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n luyện sự cảm thụ âm nhạc ở cháu phát triển óc thẩm mỹ
- Giáo dục cháu tình cảm yêu mến cô giáo.
- Cháu hứng thú tham gia hoạt động
II- Chuẩn bị: : Đàn, máy nghe nhạc, dụng cụ âm nhạc, trống lắc, phách gõ. 
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Cho chơi “ Tối sáng” xem tranh hình ảnh trên máy về chủ đề.
Cho cháu đàm thoại về các nghề cháu biết 
Cô đọc câu đố: “ Ai dạy bé học 
Rủ bé cùng chơi
Ai yêu thương bé
Như mẹ ở nhà” 
 ( Cô giáo)
Cô giáo con thường làm các công việc gì? Tình cảm của các con đối với cô như thế nào?
Nhạc sỹ Mộng Lân có sáng tác bài hát rất hay nói về tình cảm của cô và cháu hôm nay cô sẽ dạy các con hát bài hát “ Cô giáo miền xuôi” nhé!
* Hoạt động 2: Dạy hát:
Cô hát mẫu lần 1 thể hiện cảm xúc theo giai điệu.
Cô hát lần 2 + đàn
Cô giải thích nội dung bài hát nói về cô giáo hàng ngày vất vả đi từ xa đến lớp dạy cháu học và chăm sóc cháu và các cháu luôn yêu mến cô nên cố gắng học mỗi ngày càng ngoan hơn.
+ Cô dạy cháu hát theo cô từ đầu đến hết bài hát. Cô sửa sai, Cô bắt nhịp cho cháu hát theo nhóm, luyện cá nhân.
- Để bài hát vui hơn có ý nghĩa hơn cô sẽ dạy con múa nhé!
+ Cô múa cho cháu xem 
+ Cô giải thích rõ ràng từng động tác:
- Động tác 1: 1 tay cao 1 tay thấp cuộn bên trái nhún lướt tay sang phải nhún.( Cô mẫu giáo mến thương từ miền xuôi lên đây. Với đàn cháu thơ ngây lướp học giữa nhiều lùm cây)
- Động tác 2: 2 tay vỗ vào nhau đầu nghiêng theo bên. Sau đó vung cao 2 tay nghiêng 2 bên qua lại ( Cô dạy cháu múa ca chiều về với mẹ ca cha. Xa cô cháu càng nhơ sáng mai lại gặp cô)
- Động tác 3: 2 tay chống hông bước sang bên kí chân và nhún( Từ sáng sớm...đầy tình thương)
- Động tác 4: Vẫy vẫy 2 tay xoay 1 vòng sau đó bắt chéo 2 tay trước ngực đầu nghiên qua lại.( Cô dạy hát rất hay...cháu mỗi ngày càng ngoan.)
+ Cô cho cháu thực hiện theo cô.
+ Cho cháu múa theo tổ nhóm, cá nhân.
* Hoạt động 3: Nghe hát “ Đi học”
Cô giớ thiệu bài hát “ Đi học” nhạc Bùi Đình Thảo lời thơ Minh Chính
Cô hát lần 1 cho cháu nghe 
Cô hát lần 2 kế hợp nhạc và điệu bộ minh họa cô tóm tắt nội dung
Cho cháu nghe đĩa có lới bài “ Đi học” 
Các con vừa nghe bài gì?
 *Hoạt động 4: Trò chơi “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
Cho cháu chơi với cách chơi: Cô cho 1 cháu đoán ra ngoài cô sẽ giấu đồ chơi sau lưng 1 bạn trong lớp cháu nào nghe theo tiếng hát để tìm xem đồ vật ở chỗ bạn nào. Khi cháu đi đến gần đồ vật thì lớp hát to lên khi đi xa lớp hát nhỏ lại. Cô tổ chức cho cháu chơi 3 lần
* Củng cố: Hỏi lại tên bài dạy hát
* Giáo dục: Các con yêu thương cô thì cố gắng học ngoan hơn nhé!
Nhận xét lớp:
Nhận xét : .......
 ..............
Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ tư, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC
Hoạt động học: Tìm hiểu về Ngày Nhà Giáo Việt Nam
I- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được ý nghĩa ngày lễ và ngày kỷ niêm ngày Nhà giáo VN 20/11
 - Rèn luyện khả năng nhận biết, so sánh, thích tìm hiểu của cháu.
- Giáo dục: Cháu yêu mến cô, vâng lời cô.
II.CHUẨN BỊ:
- Bài giảng powerpoint một số hình ảnh về nghề giáo viên ở các bậc học, công việc của cô giáo và hình ảnh tổ chức ngày lễ 20-11.
 - Bài hát về cô. Giấy vẽ sáp màu.
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
* Hoạt động 1: Ổn định
 Cho cháu hát" Cô giáo miền xuôi"
- Bài hát nói về nghề nào?
- Nghề giáo viên là làm những công việc gì?
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngày lễ.
Cô đọc câu đố:
“ Ai dạy bé hát
Rủ bé cùng chơi
Ai yêu thương bé
Như mẹ ở nhà” 
	Đố bé là ai?	
 ( Cô giáo)	
- Cô và cháu cùng trò chuyện về nghề dạy học ở các bậc học về công việc, dụng cụ nghề, đối tượng để dạy học và ý nghĩa cũa nghề dạy học.
+ Cho cháu xem hình ảnh về ngày lễ 20-11 ở các trường.
 - Đàm thoại với cháu về ngày lễ 20-11 là lễ dành cho ai? Đây là ngày lễ gì?
- Cháu thấy ở trường tổ chức những hoạt động gì cho ngày lễ này? 
- Ở lớp mình chuẩn bị gì cho ngày Nhà giáo VN sắp đến?.
- Cháu làm gì trong ngày hội của cô?
* Cho cháu so sánh 2 hoạt động lễ hội Ngày nhà giáo VN ở trường MN và ở trường phổ thông.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- TC " Ai nhanh nhất"
Cho cháu chọn tranh liên quan đến nghề dạy học theo yêu cầu cô. Trong rổ của cháu có nhiều tranh lô tô.
+ TC " Thi xem đội nào nhanh"
Cháu chia 2 đội lần lượt qua chướng ngại vật trước mặt mang hoa về cho của đội mình. Thời gian 1 bài hát đội nào đi nhanh mang được nhiều hoa về là thắng cuộc.
- Luật chơi: mỗi lượt chỉ mang 1 hoa. Hoa được tính phải qua vật cản không bị rơi.
+ Cho chơi thi đua cắm hoa chuẩn bị ngày lễ. Cháu chia 3 nhóm.
- Các con vừa chơi gì?
- Yêu thương cô giáo các con sẽ làm gì để cô giáo vui?
Hoạt động 4: Tích hợp
 Cho cháu vẽ hoa tặng cô.
 Cô động viên cháu vẽ tô màu đẹp.
- Nhận xét sản phẩm.
 Nhận xét lớp
 Nhận xét: ...
.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
	 Thứ năm ngày 21 tháng 11năm 2013
Lĩnh vực phát triển NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Làm quen chữ cái b, d, đ.
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhận biết đúng chữ cái b, d, đ
- Cháu phát âm đúng âm b, d, đ và nói được cấu tạo của chữ b, d, đ.
- Giáo dục cháu biết yêu mến cô và quý trọng nghề dạy học.
II- Chuẩn bị:
- Cho cô: Bài giảng powerpoint có hình ảnh kèm từ.
+ Thẻ chữ cái lớn b, d, đ
+ Que chỉ
- Cho cháu:
+ Thẻ chữ cái rời b, d, đ
+ Tranh lô tô chứa chữ b, d, đ.
+ giấy vẽ, sáp màu.
 CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
*Hoạt động 1: 
+ Cho cháu hát bài “ Cô giáo miền xuôi"
- Các con vừa hát bài hát nói về ai?
- Cô giáo của con thường ngày làm công việc gì?
- Dạy học chăm sóc các con như vậy cô làm nghề gì?
- Con biết gì về nghề giáo viên?
* Hoạt động 2: Làm quen chữ b, d, đ
Cho cháu xem hình ảnh trên máy.
- Nhìn vào màn hình con biết đây là gì?( cái bảng)
- Dưới hình ảnh cái bảng còn có từ “cái bảng”, cho cháu đọc 2 lần.
- Có bao nhiêu chữ cái trong từ " cái bảng"? chữ nào con học rồi.?
+ Cô giới thiệu chữ cái cô dạy con là chữ b.
* Chữ b: 
- Đây là chữ b, hôm nay cô dạy các con làm quen chữ này.(Cô cầm thẻ chữ b đưa lên).
Cô phát âm 2 lần nói cách phát âm.
Mời lớp phát âm, cá nhân.
- Bạn nào có thể nói được cấu tạo chữ b.
+ Cho cháu sờ chữ b cắt sẵn.
 Cô khái quát lại cấu tạo chữ b: Chữ b gồm có nét thẳng bên trái và nét cong phải
+ Mời 1 số cá nhân cháu phát âm và nói cấu tạo. 
+ Giới thiệu cho cháu biết chữ b in thường và viết thường.
* Chữ d:
- Xem hình ảnh kèm từ " dung dăng dung dẻ"
+ Cô giới thiệu chữ d. Dạy cháu cách phát âm.( chú ý gọi cá nhân)
+ Cô hỏi cấu tạo chữ d và cho cháu sờ chữ. Cô khái quát lại chữ d có nét cong bên trái và nét thẳng bên phải.
+ Cô giới thiệu chữ d in thường, viết thường
* Chữ đ: 
+ Cho cháu xem hình ảnh “Đón cháu”, đọc từ dưới tranh, 
+ Cô giới thiệu chữ đ. Dạy cháu cách phát âm.( chú ý gọi cá nhân)
+ Cô hỏi cấu tạo chữ đ và cho cháu sờ chữ.
- Chữ đ có cấu tạo gồm nét cong trái và nét thẳng phải kết hợp nét ngang ngắn trên nét thẳng.
+ Cô giới thiệu chữ đ in thường, viết thường.
 * So sánh :
+ Cho cháu so sánh, điểm khác và giống nhau giữa chữ b và d.
- Sau đó cô khái quát lại : 
- Khác nhau : b nét thẳng bên trái nét cong bên phải chữ d có nét cong bên trái nét thẳng bên phải.
- Giống nhau là đều có cấu tạo là 2 nét : nét thẳng và nét cong.
Cho một số cháu nhắc lại.
+ Chữ d và đ khác nhau ở chổ chữ đ có thêm nét ngang ngắn phía trên.
*Hoạt động 3: Luyện tập 
+ Cho cháu chơi “ Nghe âm tìm chữ”: Khi cô phát âm chữ cái nào cháu tìm chữ cái đó giơ lên.
+ Cho cháu chơi “Ai nhanh hơn”:
Cô nói cách chơi, luật chơi: phát cho mỗi bạn một rổ đựng tranh lô tô và chữ cái rời, cô nói tìm tranh có từ chứa chữ cái nào thì chọn tranh lô tô có chữ cái đó giơ lên.
+ Cho cháu chơi “Tạo chữ”.
* Hoạt động 4: Tích hợp
Cho cháu tô và nối chữ phù hợp với hình ảnh.
+ Cô quan sát cháu thực hiện.
- Các con vừa làm gì? Cô nhận xét.
* Nhận xét giờ học.
Nhận xét: 
	 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ sáu ngày 22 tháng 11 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động học: Vẽ hoa tặng cô
I- Mục đích yêu cầu: 
+ Cháu biết phối hợp các nét cong, xiên, thẳng, ngang để vẽ được nhiều loại hoa khác nhau.
 - Cháu nhận biết được đặc điểm ý nghĩa hoa cháu vẽ. Bố cục tranh và màu sắc hài hòa. Cháu vẽ tô màu đẹp có sáng tạo
- Cháu hứng thú tham gia thực hiện. Cháu biết kính trọng cô.
II- Chuẩn bị: Giấy vẽ, chì màu, hình ảnh hoa các loại.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Ồn định tổ chức
Cho cháu hát “ Hoa bé ngoan”
- Các con vừa hát bài gì?
- Khi nào con được hoa bé ngoan?
- Khi được hoa bé ngoan con có cảm xúc như thế nào?
- Cô đọc câu đó về nghề giáo viên và đàm thoại về công việc ý nghĩa nghề.
- Trong tháng 11 có ngày lễ dành cho cô là ngày nào?
- Ý nghĩa ngày lễ này là gì?
- Có 1 bạn đã gởi cho cô nhiều hình ảnh đẹp nhân ngày nhà giáo VN các con xem nhé.
Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại
 Cho cháu tập chung quan sát hình ảnh lọ hoa, bó hoa, chậu hoa, vườn hoa.
+ Cho cháu quan sát tranh và đàm thoại từng tranh
* Tranh 1: Vẽ lọ hoa
* Tranh 2: bó hoa
- Tranh 3: Vẽ vườn hoa
- Con muốn vẽ hoa tặng cô không nào?
- Con muốn vẽ hoa như thế nào?
- Vẽ hoa con vẽ gì trước?
- Muốn tranh đẹp hoàn chỉnh con sẽ làm gì?
- Con thích vẽ như thế nào?
Hoạt động 3: Cháu vẽ.
Cho cháu thực hiện cô quan sát động viên cháu tô màu cho hoàn chỉnh bức tranh. Cô gợi ý sáng tạo.
Hoạt động 4:
Hết giờ cho cháu tập trung nhận xét tranh
Cho cháu dán tranh vào góc và cho các nhân tự nhận xét tranh của mình nhận xét tranh của bạn
Cô nhận xét lại
*Củng cố: Các con vừa vẽ gì?
Nhận xét lớp 
Nhận xét: ..
..
Duyệt của Tổ CM
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
- Đàm thoại với trẻ về những nội dung có liên quan đến chủ đề:
+ Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày hội của cô, ngày Nhà giáo Việt nam, ngày 20/11.
- Cho cháu kể lại tên đồ dùng, dụng cụ của nghề giáo viên.
- Cho trẻ đọc thơ, biểu diễn văn nghệ, hát và vận động các bài hát có liên quan đến chủ đề: Bó hoa tặng cô, Cô giáo miền xuôi, Cô và mẹ, 
- Giới thiệu chủ đề Nghề truyền thống địa phương bằng cách cùng trẻ trò chuyện về tên gọi, trang phục, đồ dùng, dụng cụ..; bày đồ dùng đồ chơi liên quan đến chủ đề.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN1, 2,3 - CĐ NGHỀ NGHIỆP.doc
Bài giảng liên quan