Giáo án chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Tuần 2: Hiện tượng thiên nhiên

Phát triển ngôn ngữ

- Làm quen chữ cái l, n, m.

- Đọc truyện “ Nàng tiên bóng đêm”

- Đàm thoại về các buổi trong ngày.

- Đọc đồng dao.

Phát triển nhận thức

- Quan sát, trò chuyện về hiên tượng thời tiết, mùa trong năm.

- Chơi: Mưa to- nhỏ.

- Thí nghiệm pha nước uống.

 

doc24 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 2943 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Tuần 2: Hiện tượng thiên nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 và chú ý lắng nghe cô hát
- Biết được cách chơi luật chơi của trò chơi.
- Giáo dục cháu không đi chơi khi thời tiết mưa.
CHUẨN BỊ: 
- Cho cô:
+ Nhạc của bài “ Mưa rơi” và bài “ Cho tôi đi làm mưa với”.
- Cho cháu:
+ Phách tre, trống lắc.
+ Mũ chóp.
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Hoạt động 1: Dạy hát và vận động:
- Cho cháu chơi “ Mưa”.
- Trời mưa cho cháu chạy về.
- Khi cháu về 3 tổ cô trò chuyện với cháu:
+ Khi nào thì trời chuyển mưa?( Có những đám mây đen)
Cô khái quát lại: khi có những đám mây đen kéo lại thì sẽ có hiện tượng mưa. Mưa là những hạt nước li ti rớt xuống do sự bốc hơi nước sau đó đông đặc thành mây lại gặp gió gây ra mưa.
- Mưa có ích lợi như thế nào? Hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”. Sáng tác Hoàng Hà
- Cô hát lần 1+ Đàn
- Cô hát lần 2+ Đàn
- Mời các bạn trai hát, sau đó mời bạn gái hát.
- Cho một số cá nhân cháu hát .
- Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
Cô khái quát lại: Bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”sáng tác Hoàng Hà nói về ích lợi của mưa, cho cây được xanh lá, khoai lúa được tốt tươi. Mây muốn làm mưa có ích cho đời.
- Bài hát này hay hơn khi chúng ta vừa hát kết hợp với động tác múa đấy các bạn ạ . Bây giờ cô sẽ dạy lớp mình nhé!
+ Cô làm mẩu lần 1.
+ Cô giải thích các động tác múa: chia 2 nhóm bạn nam và nữ. Nhạc dạo các bạn nam chạy ra thành hàng ngang tiếp theo là các bạn nữ cũng chạy ra đứng phía sau hàng bạn trai.
- Động tác 1: "Cho tôi đi làm mưa với chị gió ơi chị gió ơi" bạn trai đưa tay phải, bạn gái đưa tay trái lên vẫy vẫy nhún chân vào từ ''với" " ơi" 
- Động tác 2: " Tôi muốn cây được xanh lá, hoa lá được tốt tươi" 2 tay bắt chéo lên ngực sau đó giơ 2 tay cao khỏi đầu vẫy các ngón tay.
- Động tác 3: " cho tôi đi làm mưa với chị gió ơi chị gió ơi" hàng bạn nữ lên hàng bạn trai lùi xuống động tác như động tác 1.
- Động tác 4: " Làm hạt mư mát cho đời, không phí hoài rong chơi" 2 hàng đi vòng tròn vừ đi tay giơ cao vung qua trái vung qua phải, nhẹ nhàng.
Kết thúc chuyển từ vòng tròn thành 1 hàng ngang.
- Cô mở nhạc có lời cho cháu vận động theo sự hướng dẫn của cô.
+ Cho cháu tự vận động cô quan sát.
- Các con vừa làm gì?
Hoạt động 2: Nghe hát “Mưa rơi”.
- Các con vừa hát và vận động bài hát gì?
- Nói về mưa, có một bài hát rất hay mang âm hưởng của làn điệu dân ca XêĐăng. Bây giờ cô hát cho lớp mình nghe nhé.
- Cô hát lần 1 kết hợp với nhạc.
- Hỏi cháu tên bài hát, tên tác giả
- Cô nói nội dung bài hát.
- Cô hát lần 2 kết hợp minh họa.
- Các con vừa nghe bài hát gì? 
Hoạt động 3: Trò chơi " Trốn mưa"
- Cô giải thích cách chơi, luật chơi.
- Tiến hành cho cháu chơi.
*Củng cố: Hỏi cháu tên bài
*Nhận xét giờ học 
Nhận xét:.................................................................................................................
.................................................................................................................................
 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm ngày 17 tháng 4 năm 2014
 	Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
 	Hoạt động học: Làm quen chữ cái l, n, m
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu nhận biết và phát âm đúng chũ cái l,n,m.
- Cháu nói được cấu tạo và so sánh được điểm khác nhau của chữ.
- Cháu hứng thú tham gia hoạt động tích cực.
- Cháu biết được 1 số hiện tượng thiên nhiên có ích và biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
 II - Chuẩn bị: : máy tính, hình ảnh kèm từ: núi lữa , mặt trăng. Chữ l, n, m cắt sẵn cho cháu sờ. Thẻ chữ cái, đất nặn, bảng, khăn ẩm.
 CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
* Hoạt động 1: 
Cho cháu hát “ Cho tôi đi làm mưa với” và đàm thoại chủ đề. 
- Tại sao lại có mưa? Mưa là hiện tượng tự nhiên như thế nào?
Cô giáo dục cháu có ý thức bảo vệ môi trường.
* Hoạt động 2: cho cháu làm quen chữ l,n,m.
+ Chữ l:
Cho cháu quan sát tranh 'núi lửa", đọc từ có dưới tranh và tìm chữ cái đã học ( u, i, a, ư).
Cô giới thiệu chữ l và phát âm mẫu3 lần cho cháu phát âm lại nhiều lần. Cho cháu sờ chữ l và nói cấu tạo. Cô khái quát lại chữ l có cấu tạo là nét thẳng dọc . Cô giới thiệu kiểu chữ in hoa, in thường và viết thường. Cho cháu phát âm lại. 
+ Chữ n:
Cô cho cháu xem hình ảnh "mặt trăng" và đọc từ có dưới tranh, đếm có mấy chữ rồi tìm chữ cái đã học ( ă, t, g).
Cô cho cháu làm quen chữ n. Cô đọc 3 lần cho cháu phát âm lại, cô sửa sai. Cho cháu sờ chữ n và nói cấu tạo chữ n gồm nét thẳng đứng bên trái và nét móc trên cạnh thẳng nét. Cô giới thiệu kiểu chữ in hoa, in thường và viết thường. Cho cháu phát âm lại. 
* Cho cháu so sánh chữ l và chữ n
+ Chữ m;
Cho cháu quan sát hình ảnh "Trời mưa", đọc từ dưới tranh tìm chữ đã học (t, ơ, i,ư, a). Cô giới thiệu chữ cái mới là chữ m. Cô đọc 3 lần cho cháu phát âm lại. Cho sờ chữ nói cấu tạo chữ m gồm 1nét thẳng bên trái và 2 nét móc liền bên phải. Cô giới thiệu kiểu chữ in hoa, in thường và viết thường. Cho cháu phát âm lại.
* Cho so sánh chữ m và chữ n. 
*Hoạt động 3: Luyện tập
+ Cho cháu giơ chữ cái theo hiệu lệnh của cô.
+ Cho chơi về đúng nhà. Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
+ TC mắt ai tinh.
+ Cho cháu chơi tạo chữ.
*Hoạt động 4: Cho cháu nặn chữ.
 Cô nhận xét khen ngợi cháu khéo tay.
* Củng cố: Hôm nay cô cho các con làm quen chữ gì? 
* Giáo dục: Các con nhận biết phát âm đúng chữ cái sẽ giúp cho các con phát triển về khả năng giao tiếp.
Nhận xét lớp.
Nhận xét:.................................................................................................................
................................................................................................................................
Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ sáu ngày 18 tháng 04 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: THẨM MỸ
Hoạt động học: Vẽ 1 số hiện tượng thời tiết.
I - Mục đích yêu cầu: 
+ Cháu biết vẽ hiện tượng thời tiết với hình ảnh phong phú, phối hợp màu sắc hài hòa phù hợp với thời tiết, bố cục hợp lí.
+ Cháu luyện kĩ năng vẽ, tô màu, sắp xếp chi tiết hình ảnh cân đối. 
+ Giáo dục cháu biết yêu thiên nhiên, biết giữ vệ sinh môi trường nước.
II - Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô: 2- 3 Tranh vẽ hiện tượng thời tiết khác nhau: tranh vẽ trời nắng, tranh vẽ trời sắp mưa, tranh vẽ cầ vồng. 
Đồ dùng của bé: giấy vẽ, sáp màu
CÁCH TIÊN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
+ Cho cháu hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Tại sao có mưa? Mưa có lợi ích như thế nào? Nếu mưa nhiều sẽ có hậu quả gì?
- Các con còn biết hiện tượng thời tiết nào nữa?
- Con thích thời tiết như thế nào?
Hoạt động 2: Xem tranh – Đàm thoại.
- Các con xem cô có tranh gì đây?
- Trong tranh có những hình ảnh gì?
- Các hình ảnh này được sắp xếp như thế nào?
- Con có nhận xét như thế nào về màu sắc của các hình ảnh chi tiết của tranh?
+ Cho cháu xem và đàm thoại tương tự 2 tranh còn lại.
- Con thích vẽ hiện tượng thời tiết giống tranh nào?
- Đầu tiên con sẽ vẽ gì trước?
- Mây con sẽ vẽ nét gì? ông mặt trời vẽ nét gì?
- Cầu vồng vẽ ra sao?
- Các con vẽ thêm gì cho tranh đẹp?
- Để bức tranh hoàn chỉnh con sẽ làm gì?
- Nếu là tranh vẽ thời tiết nắng thì con vẽ tô màu nền như thế nào cho khác với tranh thời tiết sắp có mưa? nếu muốn vẽ thời tiết đang mưa con vẽ thêm gì?
Khi vẽ tranh này con chú ý sắp xếp bố cục thế nào cân đối?
 Hoạt động 3: Cháu thực hiện.
 Cô hỏi cháu tư thế ngồi ghế, cách đặt giấy. Cho cháu vào bàn thực hiện. Cô mở nhạc, quan sát, gợi cho cháu sáng tạo thêm.
Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
- Cho cháu dán tranh lên, cô gọi cháu nhận xét sản phẩm của mình và sản phẩm của bạn.
- Cô nhận xét.
+ Củng cố: Các con hôm nay làm gì?
+ Giáo dục: Các con sẽ làm gì góp phần cho thiên nhiên tươi đẹp hơn?( bảo vệ môi trường)
Nhận xét lớp.
Nhận xét: ........ ........................
HIỆU TRƯỞNG
Duyệt của Tổ CM	Giáo viên
	Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH“ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN”
 - Cô gợi giúp cháu nhớ lại những nội dung cốt loãi đã được học qua các câu hỏi gợi ý để cháu nhớ lại dấu hiệu, đặc điểm nổi bật của một số hiện tượng : nắng mưa, mùa trong năm, các buổi trong ngày, 
- Cô đọc câu đố về các hiện tượng tự nhiên.
 - Hát “ Nắng sớm”, “ Cầu vồng”
 - Cho cháu chơi trò chơi dung dăng dung dẻ
 - Cho cháu vẽ hiện tượng tự nhiên.
 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
- Gợi mở, khuyến khích trẻ trò chuyện, kể lại câu chuyện, hát, vẽvề chủ đề như các nguồn nước trong môi trường sống, ích lợi của nước, một số đặc tính của nước hay các hiện tượng thời tiết, cảnh vật các mùa
- Trò chuyện, giúp trẻ nhớ lại và chia sẻ một số điều cần thiết với trẻ liên quan với chủ đề, chẳng hạn: Vì sao phải giữ gìn nguồn nước sạch ? Vì sao mùa động phải giữ ấm thân thể và làm thế nào để giữ ấm thân thể ? Vì sao mùa hè phải uống nhiều nước và năng tắm giặt ?...
- Đàm thoại với trẻ về những ý chính, gợi cho trẻ nhớ lại những nội dung có liên quan đến chủ đề mà trẻ đã được học, được trải nghiệm tìm hiểu về Nước và các hiện tượng tự nhiên.
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ, hát và vận động các bài hát có liên quan đến chủ đề: Cho tôi đi làm mưa với, Trời nắng trời mưa
- Cho trẻ đọc thơ, các bài thơ có liên quan đến chủ đề: Nắng bốn mùa, Mưa xuân, Cầu vòng, Mưa rơi
- Giới thiệu chủ đề Quê hương – Đất nước – Bác Hồ bằng cách đàm thoại với trẻ về những ý chính về những nội dung có liên quan đến chủ đề: 
+ Trang trí môi trường lớp bằng những sản phẩm có nội dung hướng đến chủ đề Quê hương – Đất nước – Bác Hồ.
+ Cho trẻ tham quan, xem băng hình, tranh ảnh, nghe các bài hátvề chủ đề, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi hoặc trả lời các câu hởi về những nội dung liên quan đến chủ đề Quê hương – Đất nước – Bác Hồ.
+ Trưng bày một số sách, tranh, ảnh to và chuẩn bị một số đồ chơi, học liệu có liên quan đến chủ đề ở các góc.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docHTTN.doc