Giáo án chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Tuần I: Nước

MỤC TIÊU

CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIÊN TƯỢNG TỰ NHIÊN

1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

- Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe.

- Có một số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh.

- Thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo.

- Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm và tính mạng.

2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

- Tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Biết tự đặt các câu hỏi: Tại sao ? Như thế nào ? Để làm gì ?.

- Biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh.

- Nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, tứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh Hoạtcủa con người, cây cối, con vật theo mùa. Biết phân loại quần áo, trang phục theo mùa.

- Biết được ích lợi của nước, sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc sống con người, cây cối và con vật.

- Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ các nguồn nước sạch.

- Biết so sánh lượng nước đựng trong 2 vật bằng các cách kgác nhau.

- Phân biết được ngày và đêm.

- Nhận biết được hôm qua, hôm nay, ngày mai.

- Nhận biết, phân biệt được các hình khối.

- Nhận biết được mục đích phép đo.

 

doc33 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Tuần I: Nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
u dàn 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
Trọng động:
Bài tập số 9:
- Hô hấp 3: “Thổi nơ bay’.
- Tay 2: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.
- Chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục.
- Bụng 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên.
- Bật 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau.
* Hoạt động 2: Vận động cơ bản.
+ Cho cháu quan sát cái thang cô hỏi chất liệu, công dụng cái thang này.
+ Cô giới thiệu vận động “trèo lên xuống thang”
* Cô làm mẫu lần 1.
* Cô làm mẫu lần 2, giải thích: Đứng tự nhiên trước thang, 2 tay vịn vào bậc thang. Khi có hiệu lệnh thì lần lượt bước từng chân lên từng bậc và phối hợp nhịp nhàng tay nọ chân kia trèo lên tới đỉnh thì lần lượt bước lùi chân xuống từng bậc thang rồi chạm chân xuống mặt đất.
* Hoạt động 3: 
+ Cho 1 cháu thực hiện lại.
* Cô cho cháu thực hiện đến hết lớp.
- Cô quan sát động viên cháu mạnh dạn, tự tin thực hiện.
+ Cho mỗi lượt 2 cháu thi đua.
+ Gọi cháu khá thực hiện lại.
- Cho cháu yếu rèn luyện thêm.
+ Các con vừa thực hiện vận động gì?
* Giáo dục cháu mạnh dạn thực hiện vận động cho đúng tư thế sẽ giúp cơ thể phát triển.
: Trò chơi “Ai ném xa nhất”
- Cô giải thích cách chơi: mỗi cháu cầm 1 quả bóng bằng 2 tay, đứng khoản cách bằng nhau và khi có hiệu lệnh thì ném thẳng về trước xem bóng ai đi xa nhất là thắng cuộc.
+ Cô tổ chức cho cháu chơi 3-4 lần.
+ Các con chơi gì?
+ Giáo dục cháu lần sau chơi không chạy chen lấn bạn.
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh: Cháu đi hít thở nhẹ nhàng.
Nhận xét tiết học: ..
 Giáo viên
 	 Bùi Thị Phượng Loan
 Thứ tư ngày 09 tháng 04 năm 2014 
Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC
Hoạt động học: Nhận biết chữ số, số lượng 9, số thứ tự trong phạm vi 10.
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu đếm đúng 9 đối tượng, chính xác nhận biết được số lượng, chữ số 9
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng đếm số lượng, sự chú ý và ghi nhớ của cháu.
- Cháu tham gia hoạt động tích cực. 
II- Chuẩn bị: : 
- Đồ dùng của cô: Tranh 1 số hoa có số lượng 1 – 9 thẻ chữ số 1 – ; 9 hoa hồng, 9 hoa sen, 9 bướm bằng xốp.
- Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô nhóm hoa có số lượng 9, hoa có số lượng 1 – 9 ( đựng trong rổ mỗi cháu)
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Ổn định 
 Cho cháu hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Mưa có ích gì?
 + Cho cháu ôn số lượng trong phạm vi 8
Cô giới thiệu cháu đi thăm vườn hoa và tìm cho cô vài loại hoa. Cho cháu đếm nhóm hoa cúc có 7, nhóm hoa mai có 8. Cho cháu tìm 8 hoa hồng và đính số 8. 
* Hoạt động 2: Đếm đến 9. Nhận biết nhóm có 9 đối tượng. Nhận biết số 9.
+ Cô xếp số lượng hoa hồng lên bảng cho cháu đếm có 8 bông. 
+ Trên mỗi bông hoa có một con bướm, cháu đếm 9 bướm.
+Cho cháu so sánh số lượng bướm và hoa. Sau đó thêm 1 hoa hồng nữa cho cháu đếm lại số lượng từng nhóm.
+ Cô cất nhóm bướm vào rổ rồi lần lượt xếp nhóm hoa sen ra tương ứng.
- Cho cháu đếm số lượng hoa hồng(9) và hoa sen(,8)cô xếp lên bảng và gắn chữ số tương ứng số lượng.
- Nhóm hoa hồng và nhóm hoa sen như thế nào?
- Nhóm hoa hồng nhiều hơn mấy?
- Muốn nhóm 2 bằng nhau thì làm thế nào?
 Cho cháu thêm 1 hoa sen vào và cho đếm lại. Bây giờ số lượng 2 nhóm thế nào? Bằng nhau mà bằng mấy? (9)
- Con tìm chữ số tương ứng xem nào?
Cho cháu đính chữ số phát âm và sờ cấu tạo số 9.
* Hoạt động 3: Luyện tập
Cho cháu vào góc lấy rổ chứa các bông hoa và thẻ chữ số.
- Cô yêu cầu cháu chọn và xếp số lượng theo yêu cầu của cô cho cháu so sánh tạo sự bằng nhau của 2 nhóm và chọn nhóm tương ứng gắn chữ số 
* Cho chơi tạo nhóm 9.
- Tổ chức cho cháu chơi 3 lần
* Cho chơi về đúng nhà. 
* Hoạt động 4: 
- Cho cháu tô nhanh nhóm có 9 hoa và tô chữ số 9
- Cô nhận xét cháu tô.
* Củng cố: Hôm nay nay các con làm gì?
* Giáo dục: Cháu đếm nhận biết đúng chữ số lượng học giỏi toán giúp rèn luyện trí thông minh.
Nhận xét lớp:
Nhận xét: ...............................................................................................................
...............................................................................................................................
Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm ngày 10 tháng 04 năm 2014
 Lĩnh vực phát triển NGÔN NGỮ
	 Hoạt động hoc: Truyện “GIỌT NƯỚC TÍ XÍU”
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Cháu biết tên truyện và hiểu được nội dung câu chuyện.
	- Cháu kể được cùng cô và kể diễn cảm.
	- Thông qua câu chuyện giáo dục cháu biết yêu quý thiên nhiên, biết bảo vệ nguồn nước.
CHUẨN BỊ:
 + Cho cô:	
- tranh , con rối minh họa câu chuyện
 + Cho cháu:
 - Nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
Ghế gỗ, giấy vẽ, bứt màu.
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
 Hoạt động 1: ổn định
+ Cho cháu chơi “ Trời mưa”
- Trời mưa rồi lớp mình mau chạy về thôi.
- Hiện tượng gì gây ra mưa vậy các con?
- Cô cũng có tập tranh có liên quan đến mưa.
 Hoạt động 2: 
+ Cho cháu xem tranh 1 lần và đàm thoại:
 - Tranh này vẽ về gì? 
 - Còn tranh này vẽ gì? 
 - Còn tranh tiếp theo? 
 - Tranh cuối cùng con thấy gì?
- Sau khi xem tranh xong, bạn nào có thể đặt tên cho tập tranh?
- Có rất nhiều bạn đặt được nhiều tên khác nhau của tập tranh, mỗi bạn đều đặt cho tập tranh những cái tên rất dễ thương. Bây giờ cô cháu mình cùng thống nhất tên của tập tranh là “ Giọt nước tí xíu” nhé! Tên của tập tranh này cũng chính là câu chuyện mà hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe!.
- Nội dung câu chuyện như thế nào cô sẽ kể cho lớp mình nghe nhé!
- Cô kể lần 1 chi tiết xem tranh.
- Cô kể lần 2 + con rối.
 Hoạt động 3: Trích dẫn – đàm thoại:
- Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì?
- Tí xíu là gì? ( Là giọt nước ở biển cả)
- Họ hàng anh em nhà Tí Xíu ở đâu? (sông ngòi, ao hồ, trên trời, dưới nước)
- Vào buổi sáng ai gọi Tí Xíu đi chơi?(Ông mặt trời)
- Tí xíu vui nhưng biết mình là giọt nước không thể bay theo ông mặt trời. Ông mặt trời nói như thế nào với Tí Xíu?
- Ông mặt trời đã làm như thế nào?( Vén mây chiếu thật nhiều ánh sáng xuống biển)
- Tí xíu đã biến thành gì? ( Biến thành hơi).
- Tí xíu được vui chơi cùng các bạn, chiều đến xuất hiện gì?( Xuất hiện một cơn gió lạnh thổi tới)
- Tí xíu và các bạn thấy như thế nào?( Thấy rét)
- Họ đã làm gì?
- Khi có tiếng sét và gió mạnh thổi tới họ đã làm gì?( Níu lấy nhau) 
- Đó chính là gì các con?( Mưa)
- Mưa xuống có ích lợi gì?( Cho cây lá được tốt tươi.)
- Nhưng khi đi đường gặp trời mưa thì chúng ta phải làm gì?
 Trò chơi: "Ai nhanh nhất"
Cách chơi: cô xếp số ghế ít hơn số bạn chơi. Các con đi vòng tròn xung quanh ghế. Khi có hiệu lệnh trời mưa thì mỗi bạn tìm 1 chổ để trú mưa( 1 ghế) bạn nào không nhanh để tìm chổ trú mưa thì thua.
Luật chơi: 1 ghế chỉ được 1 bạn ngồi. khi có hiệu lệnh mới được vào ghế.
+ Cô tổ chức cho cháu chơi 3 lần. Nhận xét kết quả chơi.
Hoạt động 4: Cho cháu vẽ hình ảnh nội dung truyện mà cháu thích.
* Nhận xét giờ học 
Nhận xét:................................................................................................................
...............................................................................................................................
Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ sáu ngày 11 tháng 04 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: THẨM MỸ
Hoạt động học: Vẽ đàn cá trong ao
I - Mục đích yêu cầu: 
+ Cháu biết vẽ đàn cá với hình dạng khác nhau, phối hợp màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
+ Cháu luyện kĩ năng vẽ, tô màu, sắp xếp chi tiết hình ảnh cân đối. 
+ Giáo dục cháu biết được lợi ích của cá, biết giữ vệ sinh môi trường nước.
II - Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô: 2- 3 Tranh vẽ đàn cá khác nhau. 
Đồ dùng của bé: giấy vẽ, sáp màu
CÁCH TIÊN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cho cháu hát bài: “Cá vàng bơi”.
- Con vật nào có trong bài hát này vậy các con? Môi trường sống của cá là ở đâu? Nước có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của chúng ta? Nếu thiếu nước sẽ có hậu quả ra sao?
- Các con làm gì để tiết kiệm nước?
Hoạt động 2: Xem tranh – Đàm thoại.
- Các con xem cô có tranh gì đây?
- Trong tranh có những hình ảnh gì?
- Có bao nhiêu con cá?
- Hình dạng của các con cá này thế nào?
- Con có nhận xét như thế nào về màu sắc của các con cá, màu của nước?
+ Cho cháu xem và đàm thoại tương tự 2 tranh còn lại.
- Con thích vẽ đàn cá trong ao như thế nào?
- Đầu tiên con sẽ vẽ gì trước?( vẽ ao trước)
- Ao cá vẽ nét gì?
- Cá thì các con vẽ như thế nào?
- Các con vẽ thêm gì cho tranh đẹp?
- Để bức tranh hoàn chỉnh con sẽ làm gì?
Khi vẽ tranh này con chú ý sắp xếp bố cục thế nào cân đối?
 Hoạt động 3: Cháu thực hiện.
 Cô hỏi cháu tư thế ngồi ghế, cách đặt giấy. Cho cháu vào bàn thực hiện. Cô mở nhạc, quan sát, gợi cho cháu sáng tạo thêm.
Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
- Cho cháu dán tranh lên, cô gọi cháu nhận xét sản phẩm của mình và sản phẩm của bạn.
- Cô nhận xét.
+ Củng cố: Các con hôm nay làm gì?
+ Giáo dục: Cháu ăn cá là cung cấp cho cơ thể chất đạm có lợi cho sức khỏe. Nếu nhà con có nuôi cá nhớ cho cá ăn, chăm sóc cá, thay nước sạch cho cá nhé!
Nhận xét lớp.
Nhận xét: ........ ........................
Duyệt của Tổ CM	Giáo viên
	Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ: NƯỚC
- Đàm thoại những ý chính, gợi cho trẻ nhớ lại những nội dung cốt lõi đã được học, được trải nghiệm về chủ đề “nước”
+ Trong tuần này, các con đã được tìm hiểu về gì?(về các nguồn nước)
+ Con hãy kể tên một số nguồn nước trong môi trường nước?(nước máy, nước giếng, nước mưa, nước hồ, nước sông, nước biển)
+ Trong các nguồn nước trên, nguồn nước nào là nguồn nước sạch?( nước máy, nước giếng và nước mưa)
+Đặc điểm tính chất của nước như thế nào?( không màu, không mùi)
+ Ích lợi của nước đối với con người, con vật, cây cối như thế nào?
+ Tại sao một nguồn nước lại bị ô nhiễm?(do con người thãi chất thãi, xác động vật bùa bãi)
* Giáo dục cháu giữ gìn bảo vệ nguồn nước.
Cho cháu biểu diễn văn nghệ, hát, múa những bài hát nói về chủ đề “ nước”.
Giới thiệu chủ đề nhánh tiếp theo bằng cách cô cháu cùng trưng bày những hình ảnh về chủ đề mới để trẻ biết sắp sửa học sang chủ đề mới.
 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docNƯỚC.doc
Bài giảng liên quan