Giáo án chủ đề: Phương tiện và luật giao thông - Tuần 1: PTGT đường bộ

MỤC TIÊU

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN & LUẬT GIAO THÔNG

1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

- Trẻ khéo léo khi bật, bò, ném trúng đích.

- Biết phối hợp nhịp nhàng chân, tay khi nhảy khép và tách chân.

- Cháu giữ sức khỏe, ăn đủ chất.

2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

- Trẻ nhận biết một số phương tiện giao thông phổ biến về tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, nơi hoạt động

- Biết so sánh, phân loại sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo, đặc điểm, nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông.

- Hiểu biết về một số luật giao thông phổ biến và hiểu ý nghĩa của việc chấp hành luật lệ an toàn thông.

- Biết tên gọi những người làm nghề điều khiển một số phương tiện giao thông như tài xế, thủy thủ, phi công

- Trẻ biết đếm, nhận biết nhóm, nhận biết chữ số, nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng, biết thêm bớt chia nhóm trong phạm vi 10.

 

doc33 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Phương tiện và luật giao thông - Tuần 1: PTGT đường bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
à đập bóng thẳng hướng, bắt bóng bằng 2 tay không ôm bóng vào người.
- Kỹ năng: Cháu rèn luyện cơ tay, phát triển khả năng phản ứng nhanh, khéo léo.
- Thái độ: Cháu hứng thú học tập, có ý thức bảo vệ sức khỏe.
II- Chuẩn bị: Đồ dùng của cô: bóng.
- Sân bãi sạch sẽ.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cho cháu đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân hát “ Em tập lái ô tô”.
* Hoạt động 2: Trọng động
Cho cháu tập bài phát triển chung.
Hô hấp: Tiếng còi tàu tu..tu..tu
Tay: 2 tay sang ngang gập sau gáy.
Chân: Đưa chân sang bên khuỵu gối.
Bụng: Ngồi duỗi chân quay người sang 2 bên.
Bật: Bật chân sáo.
Vận động cơ bản
Cô cầm giữ quả bóng hỏi cháu đây là gì? Có dạng gì? Cô giới thiệu vận động “Tung, đập bắt bóng tại chổ" 
+ Cô tung bóng lần1 không giải thích
+ Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích.
TTCB: tung bóng là chân đứng rộng bằng vai 2 tay cầm bóng để phía trước mặt khi có hiệu lệnh tung thì 2 tay cầm bóng đưa từ dưới tung thẳng lên cao khỏi đầu, sau đó mắt nhìn theo hướng bóng đi lên rồi thấy bóng rơi xuống thì 2 tay đón bắt bóng lại, không ôm bóng vào người.
+ Cho 1 cháu thực hiện lại.
+ Cho cháu thực hiện lần lượt từng bạn. Cô quan sát bao quát sửa sai. Cô hỏi lại cháu thực hiện gì?
+ Cô đập bóng lần1 không giải thích
+ Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích:
- Đập bóng là chân đứng rộng bằng vai 2 tay cầm giữ bóng lòng bàn tay hướng xuống để phía trước mặt khi có hiệu lệnh đập bóng thì 2 tay cầm bóng đập bóng từ trên xuống dưới và đón bắt bóng khi bóng nảy lên.
+ Cho 1 cháu thực hiện lại.
+ Cho cháu thực hiện lần lượt từng bạn. Cô quan sát bao quát sửa sai. Cô hỏi lại cháu thực hiện gì?
- Các con vừa thực hiện vận động gì?
+ Cô gọi cháu giỏi thực hiện lại.
+ Cho cháu yếu thực hiện. Sau đó các cháu đứng tạo vòng tròn mỗi cháu cầm giữ một quả bóng thực hiện tung, đập bắt bóng tại chổ"
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho cháu đi nhẹ nhàng.
 Nhận xét.................................................................................................................
................................................................................................................................
	 	 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan	
Thứ tư ngày 12 tháng 03 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC
Hoạt động học: Nhận biết chữ số, số lượng 8, số thứ tự trong phạm vi 10 
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đếm từ 1 -8, nhận biết số lượng 8,số thứ tự trong phạm vi 10.
Đếm, nhận biết số lượng 8, số 8.
Trẻ tập trung chú ý học.
II. Chuẩn bị:
 Mỗi trẻ 8 ô tô, 8 tàu thủy, bộ chữ số từ 1 -10. Các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 8.
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
* Hoạt động 1: 
Cho cháu hát " Em đi chơi thuyền"
 - Cùng trẻ trò chuyện về một số phương tiện giao thông mà trẻ biết, nói được nơi hoạt động và công dụng của những phương tiện đó. 
* Ôn nhận biết số lượng chữ số đã học.
 + Chơi “Đếm nhanh”: Trẻ đi quanh lớp tìm các nhóm phương tiện giao thông, đếm số lượng từng loại. Lấy thẻ số đặt vào các nhóm cho phù hợp. Bắt chước tiếng còi hoặc tiếng động cơ của phương tiện đó.
* Hoạt động 2:
 Tạo nhóm có số lượng 8, đếm đến 8, nhận biết chữ số 8:
- Cô xÕp 8 « t« theo hµng ngang tõ tr¸i sang ph¶i.
- XÕp tương ứng 7 thuyÒn d­íi nhóm « t«.
- Sè « t« vµ sè thuyÒn như thế nào víi nhau? Sè nµo nhiÒu h¬n? Sè nµo Ýt h¬n ? nhiều/ ít hơn mấy.
- Sè 8 lín h¬n sè 7,sè 7 nhá h¬n sè 8 th× sè nµo ®øng tr­íc? sè nµo ®øng sau ?
*KÕt luËn : 8 «t« nhiÒu h¬n 7 thuyÒn buåm nªn sè 8 >7, sè 8 ®øng sau sè 7. 7 thuyÒn buåm Ýt h¬n 8 «t« nªn 7<8 vµ 7 ®øng tr­íc sè 8
- Lµm thÕ nµo ®Ó sã «t« b»ng sè thuyÒn buåm ?
- Thªm 1 thuyÒn b»ng mÊy? §Õm sè thuyÒn? §Æt số t­¬ng øng
- Sè thuyÒn, sè « t« như thế nào? b»ng nhau vµ b»ng mÊy?
Chữ số 8 xuất hiện. Cho cháu sờ và nói cấu tạo số 8.
* Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 10:
- Cô có tất cả 10 chiếc thuyền, dưới 10 chiếc thuyền cô đặt thẻ chữ số tương ứng, cho trẻ đếm và tìm cho số liền trước và liền sau chữ số 8 là số mấy?( số 8 ở vị trí thứ tám trong dãy số từ 1 đến 10. Số liền trước của số 8 là số 7, số liền sau của số 8 là số 9)
* Hoạt động 3: Luyện tập:
Cho trẻ xếp thành một hàng dọc 10 bạn, để trẻ nhận ra vị trí sắp xếp của các bạn theo vị trí thứ tự trong dãy số từ 1-10
+ Chơi: “ Đi tàu khách”: Gọi 8 trẻ, yêu cầu mỗi trẻ lấy 1 ghế xếp thành dãy, cho trẻ đếm xem số ghế có bằng số trẻ không và cùng là mấy.
Tổ chức cho trẻ chơi: Trẻ làm hành khách, mỗi trẻ ngồi vào 1 ghế, các hành khách xuống dần từng bến. Hỏi trẻ số lượng hành khách đã xuống, số lượng hành khách còn lại, so sánh số lượng khách với số ghế. Cho nhóm khác lên chơi, các cháu còn lại quan sát và nhận xét.
+ Chơi: “ Ai nhanh hơn”: Vẽ 8 vòng tròn đủ 8 trẻ để làm thuyền, số lượng vòng tròn ít hơn số trẻ. Cho trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh của cô “ Tàu xuất bến” Trẻ nhanh chân đứng vào các vòng tròn, ai chậm sẽ bị nhảy lò cò.
+ Trò Chơi: “Nhặt các loại phương tiện giao thông theo yêu cầu của cô” 
Cách chơi: Cô gõ bao nhiêu tiếng thì trẻ nhặt bấy nhiêu ptgt,bạn nào nhặt đúng và nhanh thì thắng.
Hoạt động 4: tích hợp
 Cho cháu chia nhóm thực hiện bài tập: nhóm 1 dán 8 PTGT cùng loại vào nhóm có số 8; nhóm nối số lượng tương úng chữ số.
Hết giờ cô cho cháu 
Nhận xét
.........................................
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm ngày 13 tháng 3 năm 2014
Lĩnh vực phát triển NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Truyện " Qua đường"
I- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện. Nhớ được các nhân vật trong truyện.
- Nắm được trình tự câu chuyện.
- Kỹ năng chú ý lắng nghe, quan sát.
- Kỹ năng ghi nhớ, suy luận để trả lời các câu hỏi của cô.
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc, phát triển vốn từ cho trẻ.
- Qua câu chuyện trẻ biết sang đường đúng luật giao thông theo tín hiệu đèn
II- Chuẩn bị: 
- Tranh truyện, rối que. mô hình
- Bút màu, giấy vẽ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
* Hoạt động 1: Ổn định: Hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố" 
- Vừa rồi các con hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói đến điều gì?
- Gặp đèn đỏ thì các con phải như thế nào?
- Thế khi thấy đèn xanh thì sao?
- Khi qua đường các con nhớ phải đi như thế nào?
Cô có tập tranh cũng nói đến sự chú ý an toàn khi chúng ta sang đường đấy! Các con đến xem nhé.
* Hoạt động 2: 
- Tri giác tranh lần 1: xem tranh, đàm thoại về nội dung trong tranh. Cho cháu đặt tên tập tranh.
Cô và cháu thống nhất tên " Qua đường" giống với tên truyện cô sắp kể.
- Cô kể 1 lần diễn cảm xem tranh
- Cô kể lần 2: kết hợp con rối
* Đàm thoại:
 - C¸c con võa nghe c« kÓ c©u chuyÖn g×?
- Trong c©u chuyÖn cã nh÷ng nh©n vËt nµo?
- Vì không nghe lời mẹ nên hai chị em Mai và An đã như thế nào?
- Thế chú cảnh sát đã căn dặn với hai chị em điều gì?
- Thế khi đi qua đường các con cần đi với ai?
- Đèn gì thì được đi? Đèn gì thì dừng lại?
- Khi các con đi qua đường thì phải có ai đi cùng? và các con phải nhớ nhìn các biển tín hiệu đèn màu trước khi qua. ý nghĩa của các màu đèn giao thông như thế nào? ( Đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh mới được qua).
* Trích dẫn, giải thích từ khó: 
- Các con có biết “chạy ào” có nghĩa là gì không?
- Cô chốt lại: “chạy ào” có nghĩa là chạy rất nhanh, chạy mà không nhìn trước nhìn sau gì cả.
* Hoạt động 3: Trò chơi: : “ Chọn tranh đúng nội dung câu chuyện ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
- Cách chơi: Cô cho trẻ xem 1 số tranh đã chuẩn bị. Cô dẫn truyện và trẻ sẽ lên chọn tranh phù hợp với nội dung chuyện gắn lên bảng.
- Cho trẻ chơi.
* Tích hợp: vẽ nhân vật trong truyện mà trẻ thích
Cô nhận xét tranh.
Nhận xét:.................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thư sáu ngày 14 tháng 03 năm 2014
Lĩnh vực phát triển THẨM MĨ
Hoạt động học: Nặn PTGT đường bộ
I/ Mục Đích Yêu Cầu:
- Cháu biết các loại phương tiện giao thông đường bộ về hình dạng, bộ phận. 
- Cháu biết vận dụng các kỹ năng đã học như nhào nặn, lăn dọc, xoay tròn ấn dẹp...để nặn được sản phẩm đẹp.
- Rèn kỹ năng phối hợp đính các bộ phận PTGT cân đối phù hợp theo yêu cầu.
- Giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp và quí trọng sản phẩm của mình làm ra, biết chấp hành luật giao thông và khi tham gia giao thông.
II/ Chuẩn Bị : 
 Hình ảnh PTGT đường bộ. Mẫu của cô, đất nặn, khăn lau. 
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
* Hoạt Động 1: : Ổn định
Cô đọc các câu đố về 1 số PTGT đường bộ.
Cho cháu xem hình ảnh xe gắn máy, ô tô, xe đạp, xe tải, xe taxi.
Trò chuyện về chủ đề. 
*Hoạt Động 2: Hướng Dẫn Quan Sát: 
- Nhìn xem! nhìn xem 
- Các con thấy cô có gì nào ?
- Thế xe này có ích gì cho con người chúng ta?
- Các con nhìn thấy xe chở khách của cô như thế nào?
- Thế thân xe có hình gì?
- Đầu xe, Bánh xe như thế nào?
- Thế các con có thích làm ra sản phẩm giống như cô không ?
Các con nặn xe ô tô chở khách sẽ nặn như thế nào?
Cô gọi hỏi kĩ năng nặn.
- Khi nặn các con chú ý phối hợp màu sắc cho sản phẩm của mình thêm đẹp.
- Con hãy nghĩ xem để sản phẩm đẹp thì các con phải làm như thế nào?
- Con nặn ra sao?
- Cô gợi ý thêm 1 vài cháu
- Bạn nào có ý tưởng khác bạn
- Trước khi nặn con phải làm sao?
* Hoạt động 3 trẻ thực hiện
Các con hãy nặn phương tiện GT đường bộ mà con thích nhé! 
- Cô cho trẻ thực hiện nặn
- Cô nhắc tư thế ngồi cho trẻ.
- Cô theo dõi hướng dẫn trẻ , khuyến khích trẻ hoàn thành sản phẩm
* Hoạt động 4:Trưng bày sản phẩm
- Các con đã nặn gì?
- Mời cá nhân nhận xét.
- Cô nhận xét.
Nhận xét:
Duyệt của Tổ CM Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH “PTGT ĐƯỜNG BỘ”
Cô gợi giúp cháu nhớ lại những nội dung cốt loãi đã được học bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại.
Cô đọc câu đố về PTGT đường bộ cho cháu đoán.
Cho cháu biểu diễn văn nghệ với những bài hát về chủ đề.
Cho chơi trò chơi.
Cô giới thiệu chủ đề tiếp là PTGT đường thủy. Yêu cầu trẻ về quan sát tìm hiểu trước và sưu tầm tranh ảnh có liên quan tới chủ đề.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 1- PTGT ĐƯỜNG BỘ.doc
Bài giảng liên quan