Giáo án chủ đề: Quê hương đất nước- Bác Hồ - Tuần 1: Quê hương đất nước

MỤC TIÊU

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ

1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

- Trẻ biết phối hợp tay, chân, thân khi ném, trườn sấp, trèo lên, xuống ghế, ném trúng đích.

- Khéo léo khi đập bóng và bắt bóng.

- Phát triển các giác quan.

- Biết ăn uống hợp vệ sinh.

- Biết được một số món ăn đặc sản của từng vùng miền.

2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

- Trẻ biết tên nước Việt Nam, tên thủ đô, địa danh của quê. Nhận biết cờ tổ quốc, Bác Hồ qua tranh, ảnh, băng hình, biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, biết một vài nét đặc trưng của một số địa danh nổi tiếng của quê hương, đất nước. Biết đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc.

- Biết một số đặc trưng văn hóa của Việt Nam và quê hương: phong tục, truyền thống, nghề, lễ hội. Phân biệt được một số ngày lễ hội quen thuộc qua các đặc điểm nổi bật của chúng.

- Phân biệt được một số đặc sản / sản phẩm truyền thống qua dấu hiệu nổi bật.

- Nhận biết số lượng, thêm bớt trong phạm vi 10; xác định được vị trí phía phải, phía trái của đối tượng.

 

doc33 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 2953 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Quê hương đất nước- Bác Hồ - Tuần 1: Quê hương đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Long Mỹ, Vị Thủy..)
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
* Cho cháu hát theo lời bài hát “ Quê hương tươi đẹp”
- Các con hiểu quê hương là gì nào?
- Các con biết các con đang sống cùng gia đình ở tỉnh nào thnhf phố nào?
- Cô có một số hình ảnh nói về quê hương mình các con xem nhé!
* Cho cháu xem hình ảnh về TP Vị Thanh.
- Con biết đây là nơi nào? Vị Thanh có những gì? Thời tiết lúc này ở đây thế nào? TP Vị Thanh thuộc tỉnh nào? Các con biết được những gì nổi bật của tỉnh Hậu Giang về địa danh, đặc sản?
* Cho cháu xem hình ảnh địa điểm du lịch và di tích lịch sử ở Hậu Giang.
* Cho cháu kể tên đường ở trong TPVT.
* Tổ chức cho cháu chơi dung dăng dung dẻ. Cô nhận xét. 
Nhận xét:.........................................................................................................
.........................................................................................................................
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loa
Thứ ba ngày 22 tháng 04 năm 2014 
Lĩnh vực phát triển: THỂ CHẤT
Hoạt động học: Bật nhảy từ trên cao xuống 40 cm.
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu thực hiện vận động bật đúng tư thế 
- Cháu mạnh dạn thực hiện được vận động
- Cháu biết phối hợp nhịp nhàng thực hiện động tác thể dục. rèn luyện sự phát triển thể chất
- Cháu tham gia vận động tích cực
II- Chuẩn bị: : 2 ghế cao 40 cm, sân bãi sạch.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Khởi động: 
Cho cháu đi vòng tròn hát “ Trời nắng trời mưa” đi kết hợp các kiểu chân
Trọng động: Bài tập phát triển chung: 
- Hô hấp : Thổi nơ bay
- Tay : các ngón tay đan vào nhau, gập duỗi cẳng tay.
- Chân : Ngồi xổm đứng lên liên tục.
- Bụng : Đứng cúi gập người về trước.
- Bật : Bật tiến về trước.
* Hoạt động 2:Vận động cơ bản: 
Cô giới thiệu vận động bật sâu 40 cm và cho cháu nhắc lại
Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
Cô làm mẫu lần 2 giải thích rõ ràng
TTCB: 2 chân đứng trên ghế hơi khụy, khi thực hiện 2 tay đưa từ sau ra trước bật cho 2 mũi chân rơi xuống chạm đất rồi đến cả bàn chân đồng thời 2tay đưa ra trước để giữ thăng bằng lưu ý không lao người về trước và chỉ bật từ trên xuống.
Cho 1 cháu thực hiện
Bạn và cô đã thực hiện vận động gì?
Bây giờ cô cho các bạn thực hiện vận động bật sâu 40 cm nhé!
Cho mỗi lần thực hiện 2 bạn đến hết lớp
Cô quan sát sửa sai
Cô cho cháu khá thực hiện lại
Cô gọi cháu yếu thực hiện
Các con vừa thực hiện vận động gì?
Các con siêng năng tập thể dục để cơ thề luôn được khỏe mạnh nhé!
* Hoạt động 3: Trò chơi: Tung cao hơn nữa
Cô tổ chức cho cháu chơi 3 lần
* Cho cháu làm động tác lái xe.
* Củng cố: Các con hôm nay thực hiện vận động gì?
Cô nhận xét lớp
* Hồi tĩnh: Cho cháu đi nhẹ nhàng 2 phút rồi vào lớp
Nhận xét:.
.
Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ tư ngày 23 tháng 4 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC
Hoạt động học: Nhận biết chữ số, số lượng 10, số thứ tự trong phạm vi 10.
I - Mục đích yêu cầu: 
+ Cháu nhận biết chính xác số lượng, chữ số 1- 10 và biết thêm bớt số lượng vào nhóm.
+ Rèn luyện kỹ năng tạo nhóm, thêm bớt số lượng, phát triển khả năng so sánh.
+ Cháu chú ý hứng thú tham gia hoạt động. 
II - Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô: Bài giảng có hình ảnh 10 quả khóm, 10 quả chuối, 10 quả cam, 2 cái giỏ.
Đồ dùng của bé: Mỗi cháu có một rổ đồ dùng có số lượng 10 , thẻ số 1- 10
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
 Cho cháu hát bài “Quê hương tươi đẹp”
- Quê hương con có gì đẹp? Con sinh ra và lớn lên ở đâu?
- Tên thành phố nơi con sống là gì? ở quê hương con có những gì nổi bật? ( đặc sản, địa điểm du lịch)
Hoạt động 2: Ôn tập đếm đến 9, nhận biết số lượng chữ số 9, gộp 2 nhóm thành 9 đối tượng. 
+ Cô giới thiệu vườn trái cây cho cháu đi tham quan cháu đếm số lượng cây trong vườn và cô có mua trái cây cho các cháu. 
+ Cho cháu nhận biết (9 quả táo, 9 quả chuối) tìm chữ số tương ứng đính kèm số lượng. ( số 9).
+ Cô yêu cầu cháu chọn về 9 quả trong 2 giỏ trái cây (chọn 5 quả táo và 4 quả chuối), ( 6 quả chuối và 3 quả táo), ( 8 quả táo và 1 quả chuối), ( 7 quả táo và 2 quả chuối).
 Nhận biết chữ số, số lượng 10, số thứ tự trong phạm vi 10
- Các con nhìn xem cô có quả gì đây?
- Có mấy quả khóm? (10 ). Cho cháu đếm ( lớp, cá nhân)
- Có mấy quả chuối?(10). Cho cháu đếm.
- Các con xem số lượng chuối và khóm như thế nào?( bằng nhau)
- Cô cho cháu đếm số lượng quả cam( 8) và số lượng chuối?( 10) ( không bằng nhau)
- Nhóm nào ít hơn? Nhóm nào nhiều hơn? Và nhiều hơn mấy? Làm thế nào các con biết được?
- Muốn 2 nhóm bằng nhau thì chúng ta làm sao?
+ Cô thêm cho trẻ so sánh đếm lại số lượng nhóm mới là 10 quả cam. Cho cháu tìm số 10 đính lên.
+ Cho cháu nhận biết số lượng trong từng nhóm có trên màn hình( 10 bó lúa, 10 bao gạo, 10 cây mía, 10 quả khóm). Cho cháu nhận biết chữ số tương ướng với số lượng từng nhóm có trong dãy số từ 1- 10.
Cho cháu sờ và nói cấu tạo số 10 gồm có 2 chữ số, số 1 đứng trước và số 0 đứng sau. Số 10 đứng vị trí thứ 10( sau cùng) trong dãy số từ 1- 10.
Hoạt động 3: Luyện tập
+ Cho cháu thực hiện luyện tập với rổ đồ dùng cô chuẩn bị sẵn.
- Yêu cầu trẻ tạo nhóm 10 so sánh 2 nhóm đặt chữ số tương ứng. Yêu cầu trẻ tạo nhóm theo số lượng cho trước và so sánh thêm bớt để được số lượng 10. 
* Cho chơi tìm đúng theo hiệu lệnh. Cô giải thích rõ cách chơi và tổ chức cho cháu chơi: Các con khi có hiệu lệnh tìm sẽ tìm đến nơi nào đính nhóm cây hoặc quả có số lượng 10. Bạn nào tìm nhầm sẽ ra ngoài 1 lần chơi. 
 Cho cháu chơi 3 lần. Cô nhận xét.
* Cho cháu nối số lượng người đúng với chữ số.
Cô chia lớp thánh 3 nhóm thi đua.
Cô quan sát cháu thực hiện.
+ Cô nhận xét kết quả cùng cháu.
Hoạt động 4: Cho cháu vẽ đặc sản quê hương có số lượng 10 và viết số 10.
Cô quan sát và nhận xét sản phẩm.
+ Giáo dục: Các con nhận biết đúng số lượng và chữ số cho chính xác sẽ giúp ít nhiều cho các con về sự phát triển trí thông minh.
Nhận xét lớp.
* Nhận xét: .. 
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
 Thứ năm ngày 24 tháng 04 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Truyện “ SỰ TÍCH HỒ GƯƠM”
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhớ tên truyện, nhân vật trình tự nội dung truyện.
- Cháu hiểu được nội dung ý nghĩa giáo dục của truyện.
- Cháu chú ý nghe và mạnh dạn đưa ra nhận xét của mình sau khi nghe kể.
- Giáo dục cháu nhớ đến truyền thống và anh hùng dân tộc.
II- Chuẩn bị:
- Hình ảnh minh họa truyện và con rối.
- Giấy vẽ, sáp màu đất nặn, bảng, khăn ẩm.
 CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Cho cháu nghe và hát theo nhạc bài “ Em yêu thủ đô”
- Hà Nội là thủ đô của nước nào?
- Ở Hà Nội có những di tích lịch sử nào?
Cô giới thiệu đến cháu có một tập tranh nói đến một di tích lịch sử của đất nước mình, cô dẫn cháu đi xem nhưng phải qua con đường ngoằn ngoèo .
Hoạt động 2: Cho cháu quan sát tranh minh họa truyện.
+ Xem 1lần đàm thoại theo nội dung tranh. 
Cho cháu đặt tên cho tập tranh. Cô và cháu cùng thống nhất với tên gọi giống như tên câu chuyện “ Sự tích Hồ Gươm”.
+ Cô kể lần1 chi tiết xem tranh.
+ Cô kể lần2 chi tiết + xem mô hình diễn rối.
Cô giải thích nội dung truyện.
+ Cô và cháu cùng kể.
Đàm thoại:
- Cô kể cho con nghe truyện gì?
- Trong truyện nội dung kể về điều gì?
- Ai lãnh đạo nghĩa quân đánh giặc Minh?
- Ai đã cho Lê Lợi mượn gươm báu? 
- Tại sao Hồ Tả Vọng có tên Hồ Gươm 
Hoạt động 3: 
+ Cho cháu thi đua ghép tranh nhân vật trong truyện. Cháu chia 3 đội thi đua. Cô nhận xét cùng cháu.
Hoạt động4: Cho cháu vẽ Tháp rùa. Cô quan sát cháu thực hiện, nhận xét và động viên. Các con vẽ gì?
* Củng cố: Hỏi lại tên truyện
Nhận xét lớp:
* Nhận xét	
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thư sáu ngày 25 tháng 04 năm 2014
Lĩnh vực phát triển THẨM MĨ
Hoạt động học: Nặn 1 số đặc sản quê hương.
I/ Mục Đích Yêu Cầu:
- Cháu biết các loại đặc sản của quê hương, địa phương mình. 
- Cháu biết vận dụng phối hợp các kỹ năng đã học như nhào nặn, lăn dọc, xoay tròn ấn dẹp...để nặn được sản phẩm đẹp.
- Rèn kỹ năng phối hợp đính các bộ phận cân đối phù hợp theo yêu cầu.
- Giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp và yêu quê hương.
II/ Chuẩn Bị : 
 Hình ảnh 1 số đặc sản của Hậu Giang: trái khóm, gạo, cam, bưởi, cá thác lát. Mẫu của cô, đất nặn, khăn lau. 
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
* Hoạt Động 1: 
Cho cháu hát quê hương tươi đẹp.
- Quê hương của con ở đâu? quê hương con có những khu du lịch nào? ( Cho cháu xem hình ảnh trên máy)
- Ở Hậu Giang có những đặc sản nào? ( Cháu kể)
*Hoạt Động 2: Hướng Dẫn Quan Sát: 
- Nhìn xem! nhìn xem 
+ Cô cho cháu xem hình ảnh của 1 số đặc sản có ở Hậu Giang: trái khóm, gạo, cam, bưởi, cá thác lát. Và đàm thoại về tên gọi, màu sắc, hình dáng bên ngoài.
- Ngoài ra cô có nặn lại đặc sản này các con xem có giống với đặc sản con vừa xem không nhé!
+ Cho cháu xem và gọi tên từng loại.
Cô hỏi kĩ năng nặn từng vật
- Khi nặn các con chú ý phối hợp màu sắc cho sản phẩm của mình thêm đẹp.
- Con hãy nghĩ xem để sản phẩm đẹp thì các con phải làm như thế nào?
- Con nặn ra sao?
- Cô gợi ý thêm 1 vài cháu
- Bạn nào có ý tưởng khác bạn
- Trước khi nặn con phải làm sao?
* Hoạt động 3 trẻ thực hiện
Các con hãy nặn đặc sản mà con thích nhé! 
- Cô cho trẻ thực hiện nặn
- Cô nhắc tư thế ngồi cho trẻ.
- Cô theo dõi hướng dẫn trẻ , khuyến khích trẻ hoàn thành sản phẩm
* Hoạt động 4:Trưng bày sản phẩm
- Các con đã nặn gì?
Mời trẻ nhận xét sản phẩm của mình và chọn sản phẩm đẹp.
- Tại sao đẹp?
- Cô nhận xét.
Nhận xét lớp
Nhận xét:
Duyệt của Tổ CM Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH “QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP”
Cô gợi giúp cháu nhớ lại những nội dung cốt loãi đã được học bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại.
Tổ chức cho cháu đọc các bài ca dao , đồng dao về quê hương đất nước.
Cho cháu biểu diễn văn nghệ với những bài hát về chủ đề.
Cho chơi trò chơi dân gian.
Cô giới thiệu chủ đề tiếp là “Đất nước diệu kì”. Yêu cầu trẻ về quan sát tìm hiểu trước và sưu tầm tranh ảnh có liên quan tới chủ đề.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docQUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC.doc
Bài giảng liên quan