Giáo án chủ đề: Thế giới động vật - Tuần 5: Động vật sống dưới nước

- Lợi ích và giá trị dinh dưỡng.

- Giải trí( nuôi cá cảnh, cá heo làm xiếc.)

- Làm thuốc chữa bệnh.

- Là thực phẩm cần thiết cho con người.

- Cung cấp chất đạm, can xi, sắt, omega.

- Làm đồ trang sức, trang trí.

 

doc22 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Thế giới động vật - Tuần 5: Động vật sống dưới nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
p chân ( 1 lần x 8 nhịp)
* Hoạt động 3:Vận động cơ bản: Cho cháu quan sát bóng cô hỏi đặc điểm bóng, bóng dùng để làm gì? 
Cô giới thiệu vận động chuyền bắt bóng qua đầu qua chân và cho cháu nhắc lại
Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
Cô làm mẫu lần 2 giải thích rõ ràng
TTCB: cầm bóng bằng 2 tay đưa về trước khi thực hiện 2 tay cầm bóng đưa cao qua khỏi đầu để chuyền cho bạn đứng phía sau và bạn phía sau cũng đón bóng bằng 2 tay tiếp tục chuyền đến bạn đứng cuối hàng sẽ mang bóng lên và tiếp tục chuyền bóng qua chân là khi chuyền cho bạn phía sau thì bạn cầm bóng phía trước sẽ cúi người đưa bóng qua 2 chân của mình cho bạn.
 Cho cháu chia nhóm thực hiện 1 lần cô qua sát sửa sai.
Bạn và cô đã thực hiện vận động gì?
Bây giờ cô cho các bạn thực hiện vận động này nhé! Cô chia lớp làm 2 nhóm thực hiện vận động với hình thức thi đua xem đội nào chuyền bóng nhanh đúng tư thế là thắng cuộc.
+ Cô quan sát nhận xét kết quả.
+ Cô tuyên dương cháu khá.
- Các con vừa thực hiện vận động gì?
Các con siêng năng tập thể dục để cơ thề luôn được khỏe mạnh nhé!
Cô nhận xét lớp
* Hồi tỉnh: Cho cháu đi nhẹ nhàng 2 phút rồi vào lớp
Nhậnxét:......................................................................................................:........ ...........................................................................................................................
Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ tư ngày 08 tháng 01 năm 2014 
Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC
Hoạt động học: Nhận biết chữ số và số lượng 7
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu đếm đúng, chính xác nhận biết được số lượng 7 và số 7. 
- Rèn lượng và phát triển kỹ năng đếm số lượng, sự chú ý và ghi nhớ của cháu.
- Cháu tham gia hoạt động tích cực. 
II- Chuẩn bị: : 
- Đồ dùng của cô: bài giảng có 1 số hình ảnh con vật dưới nước có số lượng 7 thẻ chữ số 5, 6, 7 
- Đồ dùng của trẻ: mỗi cháu có rổ đồ dùng có 7 con cá 7 con ốc, 7 con sao biển
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Ổn định 
+ Cho cháu hát“ Bà còng đi chợ đường xa”
- Các con xem ai đã nhặt tiền giúp bà còng?
- Những con vật này thuộc động vật sống ở đâu?
+ Cho cháu xem trên màn hình động vật dưới nước và đàm thoại.
Hoạt động 2:
* Cho cháu ôn số lượng 6
+ Cho cháu đếm lại từng nhóm con vật( cua, cá, tôm, óc)
* Nhận biết chữ số, số lượng 7
+ Cho cháu đếm số lượng con cá cô xếp lên bảng và gắn chữ số tương ứng số lượng.(6)
- Cô thấy còn sót lại trong giỏ 1 nhóm ốc bây giờ các con đếm xem có mấy con ốc 
- Nhóm cá và nhóm ốc như thế nào?
- Nhóm ốc nhiều hơn mấy?
- Muốn nhóm 2 bằng nhau thì làm thế nào?
- Cho cháu thêm 1 con cá vào nhóm cá và cho đếm lại. Bây giờ số lượng 2 nhóm thế nào? Bằng nhau mà bằng mấy?
- Con tìm chữ số tương ứng xem nào?
+ Cho cháu đính chữ số phát âm và sờ cấu tạo số 7.
+ Cô xếp tiếp nhóm cá và nhóm tôm cho cháu đếm tương tự như trên.
* Hoạt động 3: Luyện tập
Cho cháu vào góc lấy rổ chứa các con vật và thẻ chữ số.
- Cô yêu cầu cháu chọn và xếp số lượng theo yêu cầu của cô cho cháu so sánh tạo sự bằng nhau của 2 nhóm và chọn nhóm tương ứng gắn chữ số 
* Cho chơi tạo nhóm 7.
- Tổ chức cho cháu chơi 3 lần
* Cho chơi " Về đúng ao"
Cô giải thích cách chơi. Cho cháu chơi 3 lần. 
* Hoạt động 4: 
- Cho cháu tô nhanh nhóm có 7 con vật và tô chữ số 7
- Cô nhận xét cháu tô.
Nhận xét lớp:
Nhận xét:.................................................................................................................
.................................................................................................................................
Giáo viên 
Bùi Thị Phương Loan
Thứ năm ngày 09 tháng 01 năm 2014 
Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Làm quen chữ cái e,ê
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ e,ê, biết nhận xét về cấu tạo của chữ cái e, ê
- Trẻ phát âm đúng chữ e,ê biết phân biệt đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 chữ e, ê
- Giáo dục trẻ biết ơn các cô chú công nhân làm việc trong nhà máy vất vả và làm ra sản phẩm phục vụ cho các cháu
II- Chuẩn bị: : máy vi tính, bài giảng Powerpoint có hình ảnh kèm từ “ cá chép” và “ cá trê ”, chữ e,ê cắt rời, tranh lô tô kèm từ.
Thẻ chữ e,ê. Tranh vẽ chữ e,ê in rỗng, bút màu, đất nặn, bảng con.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức ( cháu tập trung ở góc chủ đề).
Cho cháu hát bài “ Cá vàng bơi” 
- Các con hát bài hát gì?
- Cá sống ở đâu? Còn có con gì sống dưới nước nữa?
- Động vật sống dưới nước có lợi ích như thế nào?
- Nếu nhà con có nuôi cá thì làm sao cho nó mau lớn!?
* Hoạt động 2: Nhận biết và phát âm chữ e, ê
* Chữ e: 
Cô cho cháu xem hình ảnh cá chép. Cô chỉ từ “ Cá chép” ở dưới hình cho cháu đọc từ “ cá chép” 2 lần và đếm xem có bao nhiêu chữ cái? 
Cho cháu tìm chữ cái đã học trong từ “ cá chép” ( chữ a)
Cô giới thiệu chữ cái mới chữ “e”. Khi phát âm độ mở miệng của môi dưới rộng và không tròn môi. 
Cô phát âm mẫu 3 lần cho trẻ phát âm lại. Gọi cá nhân phát âm cô sửa sai.
Cho cháu nhận xét cấu tạo chữ e cho cháu sờ chữ e. Cô khái quát lại chữ e có cấu tạo gồm nét ngang giữa và nét cong trái.
Cô giới thiệu chữ e in hoa, chữ e viết thường mời cháu phát âm.
* Chữ ê:
Cho cháu xem hình ảnh “ Cá trê” và đọc từ “ cá trê” phía dưới.Cho cháu đếm xem có mấy chữ cái trong từ.( 5 chữ)
Cho cháu đọc lại từ, tìm chữ cái đã học có trong từ “ cá trê ” ( chữ a).
Cô giới thiệu chữ ê khi phát âm độ mở miêng vừa, răng- môi dưới mở.
Cô phát âm mẫu 3 lần cho trẻ phát âm lại. Gọi cá nhân phát âm cô sửa sai
Cho cháu nhận xét cấu tạo chữ ê cho cháu sờ chữ ê. Cô khái quát lại chữ ê có cấu tạo gồm nét ngang giữa, nét cong trái và dấu mũ phía trên.
 Cô giới thiệu chữ ê in hoa, chữ ê viết thường và phát âm lại chữ ê 
+ Cho cháu so sánh chữ e và chữ ê
* Cô khái quát lại điểm giống nhau của chữ e và chữ ê là cả 2 chữ đều có cấu tạo gồm nét ngang giữa và nét cong trái. Còn khác nhau là chữ ê có thêm dấu mũ phía trên, chữ e thì không có dấu mũ và khác nhau về cách phát âm nữa!
*Hoạt động 3: Luyện tập
+ Trò chơi: Giơ nhanh chữ cái theo hiệu lệnh cô.
+ Trò chơi: Tìm nhanh tranh vẽ kèm từ có chứa chữ e,ê 
Cô chia 2 nhóm quy định 1 nhóm tìm tranh có chữ e, 1 nhóm tìm tranh có chữ ê. Lần lượt mỗi bạn của mỗi nhóm tìm tranh lô tô dụng cụ của nghề có chứa chữ e hoặc ê theo quy định gắn lên phần bảng của nhóm mình. Cô và lớp kiểm tra nhận xét.
+ Trò chơi: Bù chữ còn thiếu trong từ.
Cô cho cháu nhìn lên màn hình xem hình ảnh động vật kèm từ mà trong từ còn thiếu chữ e, hoặc ê. Cháu nào giỏi sẽ đoán được đúng.
* Hoạt động 4: Tích hợp
Cho cháu về chỗ tô màu chữ e, ê in rỗng, và nặn chữ e, ê.
Cô quan sát động viên nhận xét khen ngợi cháu tô, nặn đúng theo cấu tạo của chữ cái e, ê.
Nhận xét lớp 
Cô khen ngợi cháu có chú ý tham gia hoạt động tích cực. Khích lệ động viên cháu yếu.
Nhận xét:....................................
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ sáu ngày 10 tháng 01 năm 2014 
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
 Hoạt động học: Vẽ đàn cá.
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết được đặc điểm bộ phận của con cá, biết phối hợp các nét vẽ cong, xiên, thẳng để vẽ được nhiều con cá. 
- Cháu biết kết hợp các kĩ năng vẽ tô màu, bố cục tranh hài hòa, sáng tạo.
- Giáo dục cháu biết lợi ích dinh dưỡng của cá và cách chăm sóc cá nuôi.	
II- Chuẩn bị
2 - 3 Tranh đàn cá
 - Giấy vẽ, bút sáp màu.	
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
*Hoạt động 1: Cho cháu hát “Cá vàng bơi” 
- Các con vừa hát bài hát gì? Nội dung bài hát nói về gì?
- Cá là động vật sống ở đâu? 
- Cháu biết những con vật nào là động vật sống dưới nước vậy?
Tại sao cá sống được dưới nước?
- Cá có đặc điểm gì con xem trên màn hình nhé!
Cô và cháu cùng đàm thoại.
- Các con muốn nhiều cá để nuôi không nào?
- Cá có lợi ích gì? Nuôi cá chăm sóc cá thế nào? 
+ Cô hỏi cháu về lợi ích, cách chăm sóc, thức ăn của con cá. 
Hoạt động 2:
Cô giới thiệu để cháu quan sát và đàm thoại tranh vẽ đàn cá.
- Đây là tranh vẽ gì? Có những con cá gì? bao nhiêu con cá, Cá có những bộ phận nào? Mình cá có dạng hình gì?( cô hỏi chi tiết có trong tranh)
- Ngoài đàn cá thì các con còn thấy có những gì trong tranh?
- Cách sắp xếp hình ảnh nhà, cây, mặt đất.. trong tranh con có nhận xét gì? Mặt nước màu gì? Màu sắc con cá thế nào? 
+ Cho xem tiếp tranh 2 và đàm thoại tương tự.
* Cho so sánh tranh 1 và tranh 2.
Khác nhau: 
Tranh 1 vẽ đàn cá có mình hình tròn. Cá trong ao, có rong, trên ao có cỏ hoa.
Tranh 2 đàn cá có mình hình dài. Trên mặt đất có cây, nhà.
Giống nhau đều là tranh vẽ về đàn cá.
- Con muốn vẽ tranh đàn cá như thế nào?
- Khi vẽ con cá thì vẽ bộ phận nào trước? Mình cá hình tròn vẽ như thế nào? Còn mình cá hình dài vẽ ra sao? Vẽ đuôi như thế nào? Con vẽ bộ phận nào nữa? vẽ vây cá bằng nét gì? Vẽ thêm gì cho tranh đàn cá thêm sinh động? Để hoàn chỉnh bức tranh con là gì? Tô màu hình ảnh nào trước? cách tô màu như thế nào?
 Hoạt động 3: Cháu thực hiện :
- Cô hỏi lại cháu cách cầm bút, tư thế ngồi. Cô quan sát cháu vẽ và động viên sáng tạo.
 Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
 - Cho cháu treo tranh lên cô hỏi cá nhân tự nhận xét tranh mình và nhận xét tranh bạn. 
 - Con thấy tranh nào đẹp? Tại sao đẹp? Cô nhận xét khái quát lại.
 *Nhận xét giờ học, tuyên dương cháu.
 Nhận xét:...............................................................................................................
................................................................................................................................
Duyệt của Tổ CM
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH “ ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC”
- Cô gợi giúp cháu nhớ lại những nội dung cốt loãi đã được học bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại.
- Cô đọc câu đố về con vật dưới nước cho cháu đoán.
- Cho cháu biểu diễn văn nghệ với những bài hát về chủ đề.
- Cho chơi trò chơi.
- Cô giới thiệu chủ đề nhánh tiếp theo là " Côn trùng và chim". Yêu cầu trẻ về quan sát tìm hiểu trước và sưu tầm tranh ảnh có liên quan tới chủ đề.
Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 5- ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC.doc