Giáo án chủ đề: Thế giới động vật - Tuần IV: Côn trùng và chim

Phát triển ngôn ngữ

- Đọc truyện “ Nghệ sĩ của rừng xanh”. Đọc câu đố về côn trùng- chim.

- Làm quen chữ i, t, c

- Chơi ghép từ, tìm chữ trong tên con vật.

Phát triển nhận thức

- Làm quen một số loại côn trùng qua tranh ảnh.

- Phân loại con vật theo 2-3 dấu hiệu.

- Phân nhóm đếm số lượng con vật.

- Chơi chim bay cò bay.

 

doc23 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Thế giới động vật - Tuần IV: Côn trùng và chim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
chuồn chuồn, gián, muỗi, kiến 
- Cháu biết so sánh và phân loại được côn trùng, rèn luyện khả năng ghi nhớ, nhận biết so sánh của cháu.
- Cháu có ý thức phòng tránh côn trùng có hại, bảo vệ côn trùng có lợi. Cháu hứng thú tham gia hoạt động.
II- Chuẩn bị: 
Đồ dùng của cô: Bài giảng, hình ảnh một số loại côn trùng.Đồ dùng của trẻ: tranh lô tô, bút sáp, giấy vẽ.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Cho cháu hát “ Chim mẹ chim con"
Chim làm tổ ở đâu vậy các con? Nó có đặc điểm nổi bật là gì?
- Ngoài loài chim thì còn có loại động vật nào cũng có cánh bay được?
- Côn trùng nhiều loại và rất đa dạng vì vậy hôm nay cô sẽ cho các con đi đến khu 1 khu vườn bí mật để tìm hiểu về côn trùng nhé!
* Hoạt động 2: Cho cháu quan sát và đàm thoại.
* Con chuồn chuồn: - Con chuồn chuồn có những bộ phận nào?( đầu, ngực, bụng; mắt, cánh, chân) Đặc điểm của chuồn chuồn ( không có xương, có cánh mỏng bay được, ăn cỏ, đẻ trứng.) là loại côn trùng có lợi giúp con người dự đoán được thời tiết.
* Con muỗi: - Bộ phận và đặc điểm của con muỗi như thế nào?
- Thức ăn của con muỗi là gì? Nó sinh sản ở đâu?( đẻ trứng trong dụng cụ chứa nước → lăng quăng→ muỗi). - Muỗi có tác hại như thế nào?( đốt- hút máu người có thể gây bệnh sốt xuất huyết( muỗi vằn). - Phòng tránh tác hại của muỗi thì các con phải làm gì?
* Con ong: Cô đọc câu đố.
- Con ong có bộ phận nào? đặc điểm ra sao? Thức ăn của ong? Ong sinh sản như thế nào? Ong là loại côn trùng như thế nào?
* Con kiến: Cô cho cháu nói đặc điểm của con kiến vàng( không có cánh, làm tổ trên cây, là loại côn trùng có lợi đối với nhà vườn vì giúp xua đuổi những con sâu hại cây)
* Con bướm: Cô đọc câu đố.
- Đây là con gì? Môi trường sống của bướm ở đâu? Nó có đặc điểm gì? Bướm có những bộ phận nào? Quá trình lớn lên của bướm như thế nào? ( trứng → sâu con → sâu trưởng thành → kén → bướm ).
- Bướm là loại côn trùng có lợi hay có hại?.
+ Cho cháu quan sát tiếp hình ảnh con rết, bò cạp, ruồi, nhện, con gián, bọ rùa và hỏi tổng quát về đặc điểm.
* Cho cháu kể tên côn trùng có hại( muỗi, ruồi, rết, nhện, bò cạp), gián và tên côn trùng có lợi( chuồn chuồn, ong, bướm, bọ rùa, kiến vàng). Giáo dục cháu bảo vệ côn trùng có lợi.
* Cho so sánh con muỗi và con ong
- Khác nhau: con muỗi nhỏ hơn con ong, con muỗi đốt bằng kim phía trước đầu, con ong có kim đốt phía sau bụng. Con muỗi có hại truyền bệnh sốt xuất huyết. Con ong có lợi cho mật ngọt.
- Giống nhau: Đều là côn trùng có cánh biết bay, có thể gây nguy hiểm cho người và động vật ( có kim đốt )
* So sánh con kiến với con bọ rùa.
 + Cô hỏi lại đề tài
* Giáo dục: Cháu cẩn thận với những loại côn trùng có hại, phải thường xuyên làm vệ sinh môi trường sạch sẽ là vừa giữ sức khỏe, vừa giúp loại trừ được côn trùng có hại
* Hoạt động 3: Luyện tập.
+ Cho chơi xem ai chọn đúng. Cho cháu thực hiện với rổ đựng tranh lô tô.
+ Cho chơi " Thi xem đội nào nhanh". chia 2 đội. Cô giải thích tổ chức cho cháu chơi.
+ Cho cháu chơi " Ai tinh mắt". Cho cháu chơi trên máy. 
* Hoạt động 4: Tích hợp
Cho cháu vào bàn vẽ côn trùng mà cháu thích. Cô quan sát nhận xét. Nhận xét lớp:
Nhận xét: ................................................................................................................
.................................................................................................................................
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm ngày 02 tháng 01 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Làm quen chữ cái i, t, c
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái i,t,c.
- Cháu nói được cấu tạo và so sánh được điểm khác nhau của các chữ.
- Cháu hứng thú tham gia hoạt động tích cực.
- Cháu biết được một số con vật thuộc nhóm chim và côn trùng biết được lợi ích của chúng
I- Chuẩn bị: :
 Nhạc bài hát “ Con chuồn chuồn”, Máy tính, bài giảng powerpoint, hình ảnh các con vật chim - côn trùng và hình ảnh kèm từ: con kiến, con vẹt, chuồn chuồn. Chữ i, t, c cắt sẵn cho cháu sờ. Tranh lô tô động vật chim- côn trùng và các loài động vật khác kèm từ. Thẻ chữ cái, đất nặn, bảng, khăn ẩm, giấy vẽ, sáp màu.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Cho cháu hát “ Chim mẹ chim con"
- Chim làm tổ ở đâu vậy các con? Nó có đặc điểm nổi bật là gì? Con biết được những con chim nào? Lợi ích của chim là gì?
- Để bảo vệ loại động vật này thì con sẽ làm gì?
- Ngoài loài chim thì còn có loại động vật nào cũng có cánh bay được?
- Con kể tên những loại côn trùng mà con biết xem nào?
- Để phòng tránh côn trùng có hại con làm như thế nào?
* Hoạt động 2: Cho cháu làm quen chữ I, t, c.
+ Chữ i:
Cho cháu quan sát tranh Con kiến, đọc từ có dưới tranh và tìm chữ cái đã học (o).
Cô giới thiệu chữ i: Khi phát âm độ mở miệng hẹp kết hợp răng - môi dưới. Cô phát âm mẫu 3 lần, cho các cháu và cá nhân phát âm lại nhiều lần. Cho cháu sờ chữ i và nói cấu tạo. Cô khái quát lại chữ i có cấu tạo là nét thẳng đứng và dấu chấm trên.
 Cô giới thiệu chữ I in hoa, in thường và viết thường và ý nghĩa của các chữ này. Cho cháu phát âm lại. 
+ Chữ t.
Cô cho cháu xem hình ảnh Con vẹt và đọc từ có dưới tranh, đếm có mấy chữ rồi tìm chữ cái đã học ( o).
Cô cho cháu làm quen chữ t. Cô hướng dẫn cách phát âm: độ mở miệng hẹp kết hợp răng – lưỡi. Cô đọc 3 lần cho cháu phát âm lại, cô sửa sai. Cho cháu sờ chữ t và nói cấu tạo chữ t gồm nét thẳng đứng và nét ngang ngắn. Cô giới thiệu kiểu chữ in hoa, in thường và viết thường. Cho cháu phát âm lại. 
* Cho cháu so sánh chữ i và chữ t
+ Chữ c;
Cô cho cháu xem hình ảnh chuồn chuồn và đọc từ có dưới tranh, đếm có mấy chữ rồi tìm chữ cái đã học ( ô).
Cô giới thiệu chữ cái mới tiếp theo nữa là chữ c. Khi đọc độ mở miệng vừa, răng- hàm dưới. Cô đọc 3 lần cho cháu phát âm lại. Cho sờ chữ c nói cấu tạo chữ c gồm 1nét cong trái hở phải. Cô giới thiệu kiểu chữ in hoa, in thường và viết thường. Cho cháu phát âm lại.
+ Cho cháu so sánh chữ t, c
+ Cho cháu phát âm lại chữ i, t, c 
- Hôm nay cô cho các con làm quen chữ gì? 
* Giáo dục: Các con nhận biết phát âm đúng chữ cái sẽ giúp cho các con phát triển về khả năng giao tiếp.
*Hoạt động 3: Luyện tập
* Cho cháu làm chim bay tìm tổ mang rổ chữ về đội hình chữ U
+ Cho cháu giơ chữ cái theo hiệu lệnh của cô. Cô phát âm hoặc nói cấu tạo chữ nào thì cháu cầm thẻ chữ đó giơ lên. Cô nhận xét. 
+ Cho chơi “ Chọn chữ theo tên con vật”. Cô chia 2 đội xếp hàng dọc. Nhiệm vụ của mỗi đội là lần lượt từng bạn chạy lên tìm tranh động vật mà tên gọi có chứa chữ cái theo yêu cầu của cô quy định cho đội. (Ví dụ đội chữ i sẽ tìm tranh , con kiến, con ruồi, con muỗichim chìa vôi,... Đội chữ t tìm tranh con rết, con vẹt,.. ). Khi hết nhạc đội nào tìm được nhiều tranh đúng hơn đội kia là thắng cuộc.
Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.( Cháu chơi 3 lần)
* Cho cháu đọc đồng dao “ Động vật” cháu về 2 hàng ngang. 
+ Cho chơi “ Chữ gì còn thiếu”. Cháu nhìn hình ảnh kèm từ trên màn hình tìm đúng chữ còn thiếu trong từ.
* Hoạt động 4: Cho cháu vẽ và nặn động vật sống dưới nước mà tên gọi có chứa chữ i, t, c. Cô nhận xét khen ngọi cháu khéo tay.
Nhận xét lớp.
Nhận xét:  
  ..
	 Giáo viên
	Bùi Thị Phượng Loan
Thứ sáu, ngày 03 tháng 01 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động học: Con chuồn chuồn
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu hát được bài hát rõ lời, đúng nhịp, biết tên tác giả, hiểu nội dung và thực hiện được vận động của bài hát.
- Cháu hát đúng nhịp bài hát kết hợp vận động nhịp nhàng.
- Cháu hứng thú tham gia học tập. Cháu biết được 1 số con vật thuộc nhóm chim- côn trùng
iI- Chuẩn bị: 
- Đồ dùng của cô: Đàn, máy nghe đĩa, bài hát. Hình ảnh 1 số con vật.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Cô đọc câu đố:
"Con gì bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm" ( chuồn chuồn)
- Chuồn chuồn là loài động vật nhóm nào? ( côn trùng)
- Đặc điểm chung của loài côn trùng là biết bay, không xương.
- Loài động vật nào biết bay nữa?( chim)
+ Cô cho cháu xem những con vật trên màn hình và cho cháu nói nhận xét của cháu về các con vật này.
* Hoạt động 2: Dạy hát
Cô giới thiệu có bài hát nó về 1 loại côn trùng biết bay giúp con người dự đoán được thời tiết “ Con chuồn chuồn ” do nhạc sĩ Vũ Đình Lê sáng tác.
- Cô tiến hành dạy hát cho cháu
- Cô hát lần 1
- Cô hát lần 2 giải thích nội dung bài hát 
- Cô dạy cháu hát theo cô, cô sửa sai cho cháu, cho tổ, nhóm, cá nhân hát.
* Dạy vận động: cô giải thích cách vỗ tay theo tiết tấu chậm là vỗ liên tục 3 tiếng vào 3 phách theo từng ô nhịp sau đó vỡ tay tạo sự nhịp nhàng vỗ tiếp 3 tiếng nữa cữ như vậy cho đến hết bài hát.
Cô hát và vận động cho cháu xem.
+ Cô dạy cháu vận động theo tổ, nhóm, cá nhân, cô quan sát sửa sai.
- Các con vừa vận động gì? Cho bài hát nào? Của ai sáng tác?
* Hoạt động 3: Nghe hát
 Cô hát cho cháu nghe “Em như chim bồ câu trắng” nhạc và lời Trần Ngọc.
+ Cô hát cho trẻ nghe 2 lần, giới thiệu nội dung bài hát. 
Cho cháu nghe đĩa 1 lần cô hỏi lại các cháu vừa nghe bài hát gì? 
* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc
* Trò chơi “ Tai ai tinh”
- Cô giới thiệu, giải thích cách chơi và tiến hành cho cháu chơi.
Cô nhận xét. Hỏi lại tên trò chơi.
Nhận xét lớp
 Nhận xét:.............................................................................................................
..............................................................................................................................
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH“ CÔN TRÙNG VÀ CHIM”
Cô gợi giúp cháu nhớ lại những nội dung cốt loãi đã được học qua đàm thoại, trò chuyện.
Cho cháu làm động tác bay giống như bướm khi thì bay giống như chim.
Cho cháu biểu diễn văn nghệ với những bài hát về chủ đề.
Cho chơi trò chơi " Chim đổi lồng", "mèo và chim sẻ"
Cô đọc câu đố.
 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 4- CHIM VÀ CÔN TRÙNG.doc
Bài giảng liên quan