Giáo án chủ đề: Thế giới thực vật - Tuần 1: Tết và mùa xuân

MỤC TIÊU

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT

1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

- Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các vận động: Đi, nhảy bật, ném, chuyền bóng, trèo lên, xuống.

- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua họat động: Tập làm công việc nội trợ, chăm sóc cây.

- Biết lợi ích của của một số thực phầm nguồn gốc thực vật với sức khỏe của bản thân.

- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống (ăn quả được rửa sạch, gọt vỏ, thức ăn chín đã được chế biến . . .

2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

- Quan sát, hiểu và giải thích được quá trình phát triển của cây, biết phán đoán một số liên hệ đơn giản giữa sự phát triển cây cối với môi trường sống của cây (đất, nước, không khí, ánh sáng).

- Biết được lợi ích của cây cối, thiên nhiên và môi trường với đời sống con người.

 

doc33 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Thế giới thực vật - Tuần 1: Tết và mùa xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i chơi..
*Hoạt động 2: Nhận biết mùa xuân tìm hiểu ngày Tết.
+ Cô cho cháu nói về mùa sau khi xem đoạn phim trên.
+ Cô hỏi cháu về đặc điểm của mùa xuân. Thời tiết vào mùa xuân như thế nào? Động vật thì có con gì?( chim én, nhiều bướm). Thực vật như thế nào? Trang phục của các bạn mặc trong mùa xuân như thế nào? ( mặc đồ mới, đẹp). Tại sao ?( mùa xuân là báo hiệu Tết đến).Vậy các bạn làm gì trong những ngày xuân Tết đến?
+ Cô cho cháu quan sát các hoạt động ngày Tết.
- Thấy mùa xuân đến người ta nghĩ ngay đến ngày gì vui?
- Thế các con có biết mùa xuân đến vào tháng nào không?
- Đố các con 1 năm có bao nhiêu tháng ?
 Đúng rồi, 1 năm có 12 tháng! Cuối tháng 12AL là những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên Đán để bước sang 1 năm mới.
- Tết Nguyên Đán năm nay là tết gì nào?( Qúy Tỵ)
- Ngày tết sắp đến con thấy thế nào ? Vậy trước ngày tết ở nhà con đã chuẩn bị những gì để đón tết kể cho cô và các bạn nghe nào?
+ Cho cháu xen hình ảnh mọi người đi chợ mua sắm.
- Con thấy vào những ngày tết có những loại hoa gì ?
 + Mỗi khi xuân về tết đến thì miền nam hoa mai nở rộ, còn miền Bắc thì có hoa đào đặt trưng cho ngày tết.( Cho cháu xem hình )
 - Hoa quả bánh mứt gì đặc trưng cho ngày tết ? 
- Mâm ngũ quả gồm có những loại quả gì ?
 + Cho cháu xem hình ảnh một số loại bánh mứt ngày tết và mâm ngủ quả.
- Vậy vào đêm giao thừa có hoạt động gì nổi bật ?
- Đúng 0 giờ thì sẽ có hoạt động bắn pháo hoa để chào đón năm mới ( Xem hình )
- Sang năm mới thì con được thêm gì? 
- Khi đến thăm hỏi nhau ngày tết mọi người thường nói với nhau điều gì ? Con chúc tết như thế nào? Ngày tết các con được mặc quần áo mới được ba mẹ chở đi chơi ở đâu? Nếu có đi du lịch biển thì các con nhớ giữ vệ sinh cho biển nhé! 
- Trong những ngày tết ở nhà mẹ và bà nấu những món ăn gì ? con có thích ăn những món nào nhất?
Cho trẻ xem hình ảnh về lễ hội ngày tết 
*Hoạt động 3: Luyện tập. 
+ Cho chơi “ Đố vui ngày Tết” cô có 7 ô sau mỗi ô là 1 câu đố cháu nào chọn ô số mấy là được giải câu đố của ô số đó các cháu khác lắng nghe đáp án.
Cô tổ chức cho cháu chơi. Phần thưởng là trào pháo tay.
+ Chơi " Đội nào nhanh" Cô chia lớp thành 3 đội chơi đi chợ mua hoa quả cho ngày Tết. Đội nào mua đúng, nhanh là thắng cuộc. Cô nhận xét sau khi cháu chơi xong.
*Hoạt động 4: Cho cháu vẽ hoa quả bánh, thực phẩm ngày tết.
+ Cô quan sát nhận xét khi cháu thực hiện. 
*Củng cố: Cháu tìm hiểu về điều gì?
+ Giáo dục: Tết đến các con có nhiều niềm vui, được đi chơi nhiều nhưng các con phải vâng lời ba mẹ ông bà, biết giữ sức khỏe ăn uống đúng giờ đủ bữa nhé!
Nhận xét tiết học.
Nhận xét:.........
............
Giáo viên
Bui Thị Phượng Loan
	 Thứ năm, ngày 23 tháng 01 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Làm quen với chữ cái U, Ư
I- Mục đích yêu cầu: 
 - Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái u, ư, biết nhận xét về cấu tạo u, ư.
 - Cháu phát âm đúng và phân biệt được đặc điểm giống nhau – khác nhau giữa 2 chữ cái u, ư.
 - Cháu hứng thú tham gia tích cực hoạt động, cháu biết được 1 hoạt động ngày tết. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường biển đảo.
II- Chuẩn bị: 
- Cho cô: hình ảnh kèm từ: mâm ngũ quả, bánh chưng. Chữ cái u, ư cắt sẳn.
- Đồ dùng của trẻ: Thẻ chữ cái u, ư và 1 vài thẻ chữ khác, lô tô hoa quả bánh mứt kèm từ có chữ u, ư, giấy vẽ sáp màu. 
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. Hát " Sắp đến Tết"
Tết đến có gì làm các con vui? Các con biết được ngày Tết khác với ngày thường như thế nào?
+ Cho cháu xem hoạt động ngày Tết, thực phẩm ngày Tết( bánh mứt, hoa quả) rau câu được làm từ nguyên liệu là gì? rong biển có ở đâu? Khi đi chơi Tết có đi du lịch biển thì các con làm gì để bảo vệ môi trường, nguồn nước biển?
* Hoạt động 2: Nhận biết và phát âm chữ cái u, ư.
- Cho cháu xem hình ảnh mâm ngũ quả cô hỏi: cô có tranh gì? Cô chỉ dưới tranh có từ “ Mâm ngũ quả ” và cho cháu đọc 2 lần. 
- Các con tìm xem chữ cái nào học rồi có trong từ “ Mâm ngũ quả ”
Cô giới thiệu chữ u là chữ cái mới cô cho cháu làm quen. Khi phát âm thì độ mở miệng hẹp, tròn môi, môi đưa ra trước. Cô phát âm mẫu 3 lần và mời cháu phát âm.
- Cô hỏi cháu cấu tạo chữ u. Cho cháu sờ đường viền chữ u đã cắt sẳn. Cô nói lại cấu tạo chữ u: Chữ u có cấu tạo gồm 1nét móc và 1nét thẳng đứng.
- Cô giới thiệu chữ U in hoa( khi sử dụng đầu câu, tên riêng)và chữ u viết thường( sử dụng trong vở tập tô). Cho cháu phát âm.
* Cô đọc câu đố về Bánh chưng:
“Lá dong xanh đặt dưới
Nếp hoa vàng trải ra
 Cho đổ rồi cho thịt
 Lạt mềm buộc chéo hoa”
+ Cô cho xem hình ảnh “ bánh chưng ” và hỏi đây là hình ảnh gì?
+ Cô chỉ từ “ Bánh chưng ” dưới hình cho cháu đọc 2 lần. Cho cháu tìm chữ cái đã học ( a, c) cô giới thiệu chữ cái mới: chữ ư, khi phát âm kết hợp môi và răng dưới. Cô phát âm mẫu và cho cháu phát âm cô sửa sai. Cho cháu sờ chữ ư cắt sẳn, cô hỏi lại cấu tạo chữ ư. Chữ ư có cấu tạo gồm 1 nét móc và 1nét thẳng đứng thêm 1nét móc nhỏ trên đầu nét thẳng, Cô giới thiệu chữ Ư in hoa và chữ ư viết thường.
* Cho so sánh chữ U và chữ Ư:
+ Giống nhau: đều có cấu tạo gồm 1nét móc và 1 nét thẳng đứng.
+ Khác nhau: chữ ư có thêm nét móc nhỏ trên đầu nét thẳng. Và còn khác nhau về cách phát âm.
* Hoạt động 3: Luyện tập
+ Cho cháu chơi " Chọn đúng giơ nhanh chữ cái theo hiệu lệnh": Mỗi cháu có rổ chữ cái có chữ u, ư và chữ cái khác nữa. Theo yêu cầu cô cháu sẽ tìm chữ u hoặc ư theo tên gọi , cách phát âm hoặc cấu tạo mà cô yêu cầu.
+ Cho chơi " Tìm nhà chúc Tết": Cô để thẻ chữ trong bao lì xì phát cho cháu và yêu cầu cháu sau khi nhận bao lì xì thì bí mật mở ra xem trong đó có chữ gì( giáo dục cháu về kỹ năng sống là không mở bao lì xì trước mặt người tặng.) Khi cháu nghe hết bài hát thì tìm nhà có chữ giống với chữ trong bao lì xì mà đến chúc Tết. ( Cháu chơi 2 lần)
+ Cho cháu chơi " Vòng xoay kỳ diệu"( Trò chơi trên máy) : khi cick chuột vào vòng xoay dùng lại, mũi tên chỉ vào ô chữ nào thì cháu sẽ phát âm chữ đó và có thể cháu dự đoán trước chữ cái khi vòng xoay đang quay.
+ Cho cháu chơi " Xem đội nào chuẩn bị nhanh cho ngày Tết": Cô chia cháu thành 2 đội. Đội 1 chọn hoa quả thực phẩm cho ngày Tết mà hình ảnh kèm từ có chữ u. Đội 2 chọn hoa quả thực phẩm cho ngày Tết mà hình ảnh kèm từ có chữ ư.( Lần lượt từng cháu đúng đầu hàng của mỗi đội bật qua vạch để chọn. khi chọn xong thì về chạm tay bạn đầu hàng kế tiếp để bạn tiếp theo lên)
Tổ chức cho cháu chơi 2 lần. Cô quy định thời gian khi kết thúc bài nhạc. Đội thắng cuộc là đội có số lượng tranh nhiều đúng theo yêu quy định. 
* Hoạt động 4: Cho cháu vẽ thực phẩm hoa quả ngày Tết mà tên gọi có chứa chữ u, ư. Cô nhận xét sau khi cháu hoàn thành.
* Củng cố: Các cháu làm quen chữ cái gì?
* Giáo dục: Cháu chú ý học, nhận biết đúng chữ cái giúp ngôn ngữ phát triển.
* Nhận xét lớp 
Nhận xét:.................................................................................................................
................................................................................................................................
Giáo viên
Bui Thị Phượng Loan
Thứ sáu ngày 24 tháng 01 năm 2014 
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động học: Cắt dán hoa mùa xuân
 I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết đặc điểm 1 số loại hoa, biết cách cầm kéo cắt theo nét vẽ và biết phết hồ dán đúng cách.
- Cháu biết kết hợp các kĩ năng cắt dán và vẽ tô màu, bố cục tranh hài hòa.
- Giáo dục cháu biết lợi ích của hoa và cách chăm sóc hoa.	
II- Chuẩn bị:
 * Cho cô:
 - Hình ảnh hoa các loại( hoa hồng, hoa cúc, hoa hướng dương, hoa sen, hoa huệ..) 2 Tranh hoa được cắt dán. 
 * Cho cháu:
 - Kéo, giấy màu có vẽ nhiều hoa, hồ, khăn, giấy a4, bút sáp màu.	
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
 Hoạt động 1: Cho cháu hát “Mùa xuân đến rồi” 
- Các con vừa hát bài gì? mùa xuân đến có gì đẹp?
- Hoa có những loại nào? lợi ích của hoa là gì?
Cô có hình ảnh về nhiều loại hoa các con đến xem nhé!
Hoạt động 2: Cho cháu quan sát và gọi tên 1 số hoa quen thuộc( hoa hồng, hoa huệ, hoa sen, hoa cúc..) cho cháu nói nhận xét về đặc điểm hình dạng cánh hoa.( hoa cúc cánh dài nhỏ nhiều cánh màu vàng; hoa huệ cánh to, hoa hồng cánh tròn..)
- Để cho hoa đẹp thì các con làm gì?( chăm sóc hoa, không hái hoa..)
Hoa là vẻ đẹp của thiên nhiên nên cô có tạo 1 vài bức tranh về hoa các con xem cô đã làm như thế nào nhé! 
+ Cho cháu quan sát Tranh hoa và đàm thoại nội dung, chi tiết bố cục tranh. tranh hoa này cô làm gì được? Tại sao con biết?
Bông hoa này có đặc điểm như thế nào?( 4 cánh hơi tròn màu đỏ)
+ Cho xem tiếp tranh 2 và đàm thoại như tranh 1.
- Để có hoa dán vào giấy tạo thành bức tranh đẹp các con trước hết sẽ làm gì? các con cắt như thế nào? cắt xong con dán ra sao? muốn tranh hoa con đẹp hơn thì con sẽ thêm những gì? bằng cách nào?
 Hoạt động 3: Cháu thực hiện :
- Cô hỏi lại cháu cách cầm kéo, tư thế ngồi. Cô quan sát cháu cắt dán.
 Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm:
 - Cho cháu treo tranh lên cô hỏi cá nhân tự nhận xét tranh mình và nhận xét tranh bạn. 
 - Con thấy tranh nào đẹp? Tại sao đẹp? Cô nhận xét khái quát lại.
 * Củng cố : Các con vừa thực hiện tranh gì?
 * Giáo dục: Các con có trồng hoa nhớ chăm sóc hoa thường xuyên nhé!
 *Nhận xét giờ học,tuyên dương cháu.
Nhận xét: ................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Duyệt của Tổ CM Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH “ TẾT VÀ MÙA XUÂN”
 - Cho cháu xem video về hình ảnh ngày Tết cổ truyền.
 - Cô gợi giúp cháu nhớ lại những nội dung cốt loãi đã được học qua các câu hỏi gợi ý để cháu nhớ lại dấu hiệu, đặc điểm nổi bật của ngày tết. 
 - Cho cháu chơi trò chơi ai nhanh nhất
 - Cho cháu hát biểu diễn bài hát về ngày Tết.
 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 1- TẾT VÀ MÙA XUÂN.doc
Bài giảng liên quan