Giáo án chủ đề: Thế giới thực vật - Tuần 4: Một số loại rau- quả

Rau

- Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả.

- Đặc điểm nổi bật, màu sắc rau.

- Các món ăn chế biến từ rau.

Quả

- Qủa theo mùa.

- Qủa có vỏ nhẳn, quả có vỏ sần sùi, quả tròn, quả dài, quả có hạt hoặc nhiều hạt, quả không hạt, quả chua, quả ngọt.

 

doc23 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Thế giới thực vật - Tuần 4: Một số loại rau- quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
a.
II- Chuẩn bị: : Bóng, 2 vạch mức cách nhau 4m, sân bãi sạch, mũ mão mèo.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Khởi động: Xếp 3 hàng dọc
Cho cháu đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân vừa đi vừa hát “ Qủa”
* Hoạt động 2: Trọng động: Bài tập phát triển chung: 
Tay : 2 tay ra trước lên cao( 2 l x 8 nhịp)
Chân : ngồi xổm đứng lên liên tục
Lưng bụng: nghiêng người sang bên
Bật: Bật tiến về trước
* Hoạt động 3:Vận động cơ bản: 
Cô giới thiệu vận động: Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoản cách 4 m.
Cô làm mẫu lần 1.
Cô làm mẫu lần 2 giải thích:
TTCB: Hai tay cầm bóng đưa cao khỏi đầu chân đứng sau vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh ném thì đầu hơi ngã về sau dùng sức của tay ném bóng thẳng về trước cho bạn đứng đối diện bắt. Khi bạn ném bóng về phía mình thì 2 tay mình chuẩn bị giơ lên đón bắt bóng không ôm bóng vào người.
Cho 2 cháu thực hiện.
Cô cho cháu lần lượt thực hiện mỗi lần 2 cháu khi đến hết lớp
Cô quan sát sửa sai
Cho cháu khá thực hiện lại
Cho cháu yếu thực hiện
- Các bạn thực hiện vận động gì?
* Giáo dục: các con luyện tập thể dục để có sức khỏe nhé!
* Hoạt động 4: Trò chơi " Mèo đuổi chuột" 
+ Cô giải thích cách chơi, luật chơi.
Cho cháu chơi 3 lần. Cô quan sát và nhận xét sau mỗi lần chơi.
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
* Hồi tỉnh: Cho cháu đi nhẹ nhàng
Nhận xét:.
Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ tư, ngày 26 tháng 02 năm 2014 
 Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC
Hoạt động học: Một số loại rau
 I- Mục đích yêu cầu: 
* Kiến thức: Củng cố và mở rộng hiểu biết của trẻ về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, màu sắc của rau. Biết được phần sử dụng của rau và các món ăn từ rau, biết được ích lợi dinh dưỡng của 1 số loại rau. 
*Kỹ năng: Rèn luyện khả năng quan sát, nhận biết, mô tả, diễn đạt ý mạch lạc, khả năng so sánh phân loại. 
*Thái độ: Giáo dục trẻ thích ăn rau và thường xuyên ăn rau 
II- Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Một số loại rau quả thật (khoai tây, cà rốt, bắp cải, dưa leo, cà chua) giỏ đựng rau.
- Đồ dùng của trẻ: rau củ bằng nhựa. Lô tô các loại rau, bút màu, đất nặn, bảng con, khăn ẩm.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Cho cháu hát “ Em yêu cây xanh”
- Các con biết cây phát triển như thế nào? 
Cho cháu xem sự phát triển của cây và đàm thoại về lợi ích của việc trồng cây, lợi ích của rau. 
Cô và cháu đi chợ mua rau
* Hoạt động 2: Quan sát
* Rau ăn củ: Cô đọc câu đố về cà rốt
+ Cho cháu quan sát củ cà rốt
Hỏi trẻ loại rau đó có đặc điểm gỉ? (- Cà rốt có lá, có củ dài màu vàng cam, có rễ) Hỏi trẻ phần nào ăn, phần nào bỏ?
+ Cho cháu quan sát củ khoai tây.
Hỏi trẻ loại rau đó có đặc điểm gì? ( khoai tây có củ ngắn màu vàng nhạt, nhiều tinh bột) Hỏi trẻ phần nào ăn, phần nào bỏ?
- Cà rốt, khoai tây là loại rau ăn gì? Có thể nấu được những món gì ( Luộc, sào, nấu canh)
 So sánh 2 loại rau ( cà rốt, khoai tây )
+ Giống nhau: đều là rau ăn củ
+ Khác nhau: khoai tây củ ngắn màu vàng nhạt- cà rốt củ dài cà rốt màu vàng cam.
- Cho kể tên một số loại rau ăn củ khác( su hào, khoai từ, củ cải trắng)
 Cô tóm tắt: rau ăn củ có nhiều hình dạng khác nhau nhưng có điểm chung là có lá ở trên, củ ở dưới mình ăn phần củ.
 *Rau ăn lá: ( bắp cải, rau ngót)
Cô đọc câu đố về bắp cải
- Cho trẻ quan sát nêu đặc điểm của rau( Có cuống, có lá hình tròn màu xanh, nhiều lá xếp chồng lên nhau- rau ngót có thân dài lá tròn màu xanh)
- Cô hỏi trẻ thường ăn phần nào bỏ phần nào? ăn lá, ngọn bỏ cuống
- Bắp cải, rau ngót gọi là loại rau ăn gì?
- Bắp cải rau ngót nấu được những món gì? (Nấu canh, sào, làm dưa)
- Cho trẻ kể tên một số loại rau ăn lá khác( mồng tơi, cải thảo, rau má..)
* Cô tóm tắt: rau ăn lá có nhiều loại đều có phần rễ, thân lá, ăn thì ăn phần lá.
* Rau ăn quả: (quả cà chua, dưa leo)
- Cho trẻ nêu đặc điểm cấu tạo màu sắc, hình dáng ( cà chua tròn, màu đỏ, dưa leo dài màu xanh)
- Hỏi trẻ ăn phần nào? Là rau ăn gì?Vì sao gọi là rau ăn quả? Có thể ăn sống hay ăn chín? chế biến như thế nào?
- Cho trẻ so sánh cà chua- dưa leo:
* Giống nhau: Đều là rau ăn quả
* Khác nhau: Cà chua tròn, khi chín màu đỏ
Dưa leo dài có màu xanh
- Cho trẻ kể tên một số loại rau ăn quả khác
Cho trẻ sờ và đếm tất cả mấy loại rau? Có mấy nhóm rau? Là nhóm rau gì?
- Trước khi ăn những loại rau này ta phải làm gì?
- Ăn rau có tác dụng gì? ( bổ sung vitamin khoáng chất giúp cơ thể thêm khỏe mạnh, mau lớn) 
Trong những loại rau này con thích ăn loại rau nào? vì sao? ( Rau giúp cơ thể khoẻ mạnh da hồng hào măt sáng)
- Giáo dục trẻ ăn đủ các loại rau, thường xuyên ăn rau. 
* Hoạt động 3: Luyện tập
 Cho chơi “Rau gì biến mất” cô giải thích tiến hành chơi.
* Cho trẻ chơi thu hoạch rau: Chia cháu làm 3 đội cô yêu cầu đội nào lấy nhóm rau nào trẻ lấy đúng nhóm rau đó bày lên bàn cô và trẻ cùng kiểm tra xem đã lấy đúng yêu cầu chưa. Cô nhận xét.
* Chơi chọn rau qua tranh lô tô với tên gọi “ Xem ai chọn đúng”
+ lần 1 cô nói tên rau.
+ lần 2 cô nói đặc điểm của rau. Cô nhận xét khen động viên.
* Cho cháu vào bàn vẽ nặn loại rau mà cháu thích ăn. Cô quan sát nhận xét. Nhắc cháu tư thế ngồi, cầm bút.
* Củng cố: Hỏi lại đề tài
* Giáo dục: Thường xuyên ăn rau và nhớ rửa rau bằng nứơc sạch trước khi ăn.
Nhận xét lớp:
Nhận xét: ..................................................................................................................
..................................................................................................................................
Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm ngày 27 tháng 02 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Truyện “ QUẢ BẦU TIÊN”
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhớ tên truyện, nhân vật trình tự nội dung truyện.
- Cháu hiểu được nội dung ý nghĩa giáo dục của truyện.
- Cháu chú ý nghe và mạnh dạn đưa ra nhận xét của mình sau khi nghe kể.
- Giáo dục cháu có lòng tốt bụng, không tham lam.
II- Chuẩn bị:
- Tranh minh họa truyện và con rối.
- Giấy vẽ, sáp màu đất nặn, bảng, khăn ẩm.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Cho cháu nghe và hát theo nhạc bài “Quả”
Bài hát nói về gì? Các con biết được những quả nào? Cô giới thiệu đến cháu có một tập tranh kể về một loại quả không thuộc loại trái cây mà là thuộc loại rau.
Hoạt động 2: Cho cháu quan sát tranh minh họa truyện.
+ Xem 1lần đàm thoại theo nội dung tranh. 
Cho cháu đặt tên cho tập tranh. Cô và cháu cùng thống nhất với tên gọi giống như tên câu chuyện “ Quả Bầu Tiên”.
+ Cô kể lần 1 + xem tranh.
+ Cô kể lần 2 chi tiết + sử dụng rối.
Hoạt động 2: Đàm thoại
- Cô kể cho con nghe truyện gì?
- Trong truyện có những ai?
- Tại sao cậu bé cứu chim én? Chim én trả ơn cho chú bé như thế nào?
- Tại sao tên địa chủ cứu chim én?
- Quả bầu của cậu bé và quả bầu của tên địa chủ có gì khác? Tại sao?
- Con thích nhân vật nào?
* Giáo dục: Các con học hỏi tính cách hiền lành tốt bụng giống với cậu bé trong truyện thì kết sẽ được tốt đẹp.
* Cho cháu chơi " Chuyền quả". Cô giải thích: Các con chia thành 2 đội mỗi đội có nhiệm vụ chuyền quả bầu này bắt đầu từ bạn đầu tiên lần lượt chuyền ra sau cho bạn cho đến bạn cuối hàng. Đội nào chuyền được nhanh không làm rơi quả là thắng cuộc.
Cô tổ chức cho cháu chơi 2 lần. 
Hoạt động4: Cho cháu vẽ, nặn quả bầu tiên. 
Cô quan sát cháu thực hiện, nhận xét và động viên.
Nhận xét lớp:
* Nhận xét	
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
	Thứ sáu ngày 28 tháng 02 năm 2014 
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động học: Nặn các loại quả
 I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết được đặc điểm hình dạng, tên gọi của nhiều loại quả và nặn được các loại quả.
- Cháu biết kết hợp các kĩ năng nặn cơ bản như xoay tròn, lăn dọc.. rèn luyện cơ tay.
- Giáo dục cháu biết dinh dưỡng của quả. Biết rửa quả trước khi ăn	
II- Chuẩn bị:
- Hình ảnh nhiều loại trái cây. Bài hát " quả"
- Trái cây thật. Vài mẫu nặn quả.
- Đất nặn, bảng, khăn ẩm.	
 CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: 
Cô cho cháu vừa đi hát “ Quả”.
- Các con kể tên những quả có trong bài hát xem? Vậy quả nào ăn được thuộc loại trái cây?
- Ngoài ra con còn biết những loại trái cây nào nữa?
+ Cho cháu xem1 số hình ảnh về trái cây và gọi tên: cam, khế, xoài, mít, chuối, đu đủ..đàm thoại về chủ đề. 
- Đây là quả gì? ( cho cháu quan sát trái cây thật), có dạng hình gì? màu gì? tại sao quả này lại có màu vàng? Con đã được ăn trái cây nào?( cá nhân nói) trước khi ăn quả con làm gì?
+ Cô hỏi về lợi ích dinh dưỡng quả. 
* Hoạt động 2: 
+ Cho cháu quan sát trái cây cô nặn sẵn.
- Cô có gì đây? những quả này cô làm gì được? các con biết cô nặn những quả này là có tên là những quả gì vậy?( cam, chuối, chùm nho, khế, dừa, khóm)
+ Cô gợi hỏi lại cháu cách nặn các loại quả này.
- Trước tiên nặn quả con có gì? con dự định sẽ nặn những quả nào? con sẽ làm gì với thỏi đất?( nhào đất, chia đất) Nếu muốn nặn quả có dạng hình tròn như quả cam, quýt, bưởi, nho thì con nặn như thế nào? quả có dạng hình dài như quả chuối thì nặn như thế nào? còn các quả có khía như quả khế, có gai như quả mít hoặc quả khóm thì con nặn như thế nào?
+ Cô nhắc lại kĩ năng khó, tư thế ngồi.
 Hoạt động 3: Cháu thực hiện :
+ Cô quan sát, gợi ý cháu sáng tạo nặn nhiều lọa quả.
 Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm:
 - Cho cháu để sản phẩm lên kệ.
 + Con thích sản phẩm nào nhất? vì sao?
 + Sản phẩm của con đã đẹp chưa?
 + Con thấy sản phẩm nào đẹp nhất? vì sao?
 => Cô nhận xét khái quát lại.
 * Củng cố :Các con vừa được nặn cái gì 
 *Nhận xét giờ học, tuyên dương cháu
Nhận xét:
 Duyệt của Tổ CM 	 Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH“ MỘT SỐ LOẠI RAU- QUẢ”
- Đọc câu đố về rau, quả các loại.
- Cô gợi giúp cháu nhớ lại những nội dung cốt loãi đã được học qua các câu hỏi gợi ý để cháu nhớ lại tên gọi, đặc điểm nổi bật, lợi ích dinh dưỡng của một số loại rau, quả quen thuộc.
- Hát các bài hát về quả, đọc thơ, đồng dao theo chủ đề.
- Trò chuyện với cháu về lợi ích của việc trồng rau sạch
- Cho cháu chơi trò chơi trồng đậu trồng cà.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 4- MỘT SỐ LOẠI RAU- QUẢ.doc