Giáo án chủ đề: Thế giới thực vật - Tuần 5: Một số loại cây lương thực

Tên gọi

- Tên gọi 1 số cây lương thực gần gũi: lúa, ngô, khoai.

- Qúa trình phát triển của cây.

- Đặc điểm nổi bật.

- Môi trường sống.

 

doc23 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 3411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Thế giới thực vật - Tuần 5: Một số loại cây lương thực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
không giải thích
Cô làm mẫu lần 2 giải thích rõ ràng
TTCB: 2 tay chống hông, 2 chân khép lại đứng trước ô thứ nhất, . Khi thực hiện thì khụy gối nhún người bật lần lượt về trước vào các ô: bật khép 2 chân vào ô thứ nhất( ô đơn) khi rơi xuống bằng đầu bàn chân rồi bật liên tục tách chân vào ô thứ 2( ô đôi) khi bật rơi xuống cũng nhẹ nhàng bằng đầu 2 bàn chân tiếp tục bật khép chân vào ô thứ 3, bật tách chân vào ô thứ 4, bật khép chân vào ô thứ 5, bật tách chân vào ô thứ 6, bật khép chân vào ô thứ 7 và sau cùng bật ra ngoài khỏi ô. 
Cho 1 cháu thực hiện lại.
Bạn và cô đã thực hiện vận động gì?
Bây giờ cô cho các bạn thực hiện vận động bật tách khép chân vào 7 ô nhé!
+ Cho mỗi lần thực hiện 2 bạn đến hết lớp.
Cô quan sát sửa sai.
Cô cho cháu khá thực hiện lại
Cô gọi cháu yếu thực hiện.
- Các con vừa thực hiện vận động gì? 
* Cho cháu luyện tập bằng cách thi đua là lần lượt mỗi cháu của mỗi đội sẽ "bật tách khép chân qua 7 ô" để chuyến túi gạo đến cửa hàng thu mua lương thực( không được làm rơi túi gạo khi đang vận chuyển) mỗi lượt chỉ chuyển 1 túi gạo thôi và chú ý bật đúng tư thế nhé! xem đội nào có nhiều túi gạo hơn là được khen.
- Gạo là thành phẩm có từ cây gì?( cây lúa)-> là cây lương thực)
- Lợi ích của cây lúa là gì?( cho ra gạo nấu cơm ăn giúp nuôi sống con người)
- Khi ăn cơm các con chú ý điều gì?( không làm rơi vãi lãng phí cơm)
- Trong cơm có chất dinh dưỡng gì?
- Ngoài ra các con nhớ siêng năng tập thể dục để cơ thề luôn được khỏe mạnh nhé!
* Hoạt động 4: Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
Cô giới thiệu tên trò chơi và giải thích cách chơi, luật chơi.
Cô tổ chức cho cháu chơi 2- 3 lần. Cô nhận xét.
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
* Hồi tỉnh: Cho cháu đi nhẹ nhàng 1- 2 phút.
Nhận xét: .................
.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
 Thứ tư, ngày 05 tháng 3 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC
Hoạt động học: Tạo ra quy tắc sắp xếp.
I- Mục đích yêu cầu:	
 - Cháu nhận biết được 1 số cách sắp xếp theo quy tắc 1- 1; 1-2 và thực hiện được theo yêu cầu.
 - Rèn luyện kỹ năng sắp xếp theo quy tắc.
 - Giáo dục cháu tích cực tham gia hoạt động và biết lợi ích1 số cây lương thực. 
II- CHUẨN BỊ: 
- Đồ dùng cuả cô: bài giảng powerpoit có hình ảnh 1 số cây lương thực số lượng 5, 6, 7.
- Đồ dùng của trẻ: rổ đồ dùng có 7 củ khoai lang, 7 trái bắp, 2 cái đĩa: bằng xốp.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
Cho cháu hát “Hạt gạo làng ta” 
- Gạo là sản phẩm của cây gì?
- Cây lúa là thuộc loại cây gì? Còn có cây gì được xem là cây lương thực nữa?
* Hoạt động 2: Ôn tập hợp nhóm và số lượng.
Cho cháu đếm số lượng cây ngô và số lượng cây khoai mì( sắn), khoai lang.
- Có mấy cây ngô? ( 6)
- Có bao nhiêu cây khoai mì?(7) bao nhiêu cây khoai lang?
- Cho cháu so sánh 2 nhóm bằng cách xếp tương ứng 1-1 các đối tượng của 2 nhóm.( nhóm cây ngô hàng trên, nhóm cây khoai mì hàng dưới.
* Tạo ra quy tắc sắp xếp:
+ Cô cho cháu nhận xét cách trồng cây ngô và cây khoai mì chung trên 1 mảnh vườn: 1 cây ngô- 1 cây bắp-1 cây ngô- 1 cây bắp..( quy tắc 1-1)
- Còn có cách sắp xếp nào để cho cây ngô và cây khoai mì có thể trồng chung trên 1 mảnh vườn?
+ Cho cháu xem tiếp hình ảnh sắp xếp cây ngô và cây khoai mì:
- 1 cây ngô- 2 cây khoai mì- 1 cây ngô- 2 cây khoai mì-..( quy tắc 1-2).
- 1 cây ngô- 3 cây khoai mì- 1 cây ngô- 3 cây khoai mì-..( quy tắc 1-3).
+ Cho cháu xem cách trồng thêm khoai lang trong vườn ngô và khoai mì: 1 cây ngô- 1 dây khoai lang- 1cây khoai mì( quy tắc 1-1-1)
+ Cô gợi hỏi cháu tạo ra quy tắc sắp xếp khác cùng các cây lương thực trên.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
+ Cho cháu xếp sản phẩm cây lương thực vào đĩa theo quy tắc cho trước.
+ Cho cháu chơi " Xem đội nhanh" cách chơi: chia cháu thành 2 nhóm thi đua lần lượt mỗi bạn mỗi nhóm chạy lên chọn ngô và khoai xếp theo quy tắc Chơi theo luật tiếp sức, mỗi lần chơi chỉ được lấy 1 quả hoặc củ và phải sắp xếp theo đúng quy tắc 1-1-1(1-2 -1). Thời gian chơi diễn ra trong một bản nhạc. 
+ Cho cháu nhận biết hình ảnh trên máy xem chúng được xếp theo quy tắc nào( cháu chọn quy tắc đúng cick vào là quy tắc đó sẽ di chuyển lên hình ảnh).
- Nhận biết nhóm nào không xếp theo quy tắc.( khi cick vào nhóm đó sẽ mất)
 * Hoạt động 4: Cho cháu vẽ tiếp theo quy tắc sẳn có để tạo ra nhiều quy tắc sắp xếp. Cô nhận xét khi cháu thực hiện xong.
 Nhận xét lớp:
Nhận xét:
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm ngày 06 tháng 3 năm 2014
Lĩnh vực phát triển NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Làm quen chữ h, k
I- Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng rõ chữ “ h”, “ k” 
- Phân biệt được chữ “ h”, “ k” trong tiếng, từ trọn vẹn, phát âm đúng cái chữ cái thông qua các trò chơi.
- Luyện kỹ năng nhận biết, phân biệt chữ “ h” , “ k”
- Giáo dục trẻ yêu quý và giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên
II- Chuẩn bị:
- Ảnh các cây lương thực trên máy. Tranh kèm từ "cây khoai lang"
- Mỗi trẻ một rổ có chữ “h”, “ k” và tranh lô tô các loại cây lương thực
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: ổn định tổ chức giới thiệu bài
+ Cho trẻ hát bài” Hạt gạo làng ta” 
- Trong bài hát nói về cây lương thực gì?
- Thế muốn có nhiều lương thực để ăn chúng ta phải làm gì? 
=> Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây lương thực
- Cô thấy lớp mình học rất ngoan, cô cùng các con chơi trò chơi” nhìn hình đoán tên các loại cây” thật nhanh nhé!
- Cây gì đây? Cây cho ta sản phẩm gì? Cô có cây gì nữa đây?
- Còn đây là cây gì?
Hoạt động 2: Làm quen chữ cái ‘ h’ , “ k”
- Cô giới thiệu . Đàm thoại về tranh Cây khoai lang
- Cho cả lớp đọc từ “ Cây khoai lang” 
- Lấy chữ cái đã học trong từ “Cây khoai lang” 
- Cho trẻ đếm chữ còn lại” h”, “k”.
* Làm quen với chữ “ h”
- Cô giới thiệu chữ “ h”.Cô phát âm mẫu chữ “ h”( hờ), phát âm 3- 4 lần.
- Cho trẻ phát âm chữ “ h”. Cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ 
+ Cho cháu sờ chữ.
- Cô giới thiệu cấu tạo chữ “h” 
- Chữ ‘ h” gồm 2 nét : Một nét thẳng đứng trái và một nét móc xuôi tạo thành chữ “ h” và phát âm là “ hờ”.
- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ” h”
- Giới thiệu chữ ‘ h” in thường và chữ “ H” in hoa , “ h” viết thường cũng phát âm là " h”
* Làm quen chữ “ k” 
- Cô giới thiệu chữ “ k”. Cô phát âm chữ “ k”.
- Cô phát âm 3 - 4 lần
+ Cho trẻ phát âm chữ “ k”. Cô chú ý sửa ngọng cho trẻ
+ Cho sờ chữ k.
- Giới thiệu cấu tạo chữ” k”
+ Chữ “ k” gồm 3 nét : một nét thẳng đứng bên trái và hai nét xiên tạo thành chữ ‘ k” 
- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ k. 
- Giới thiệu “ k’ in thường, “ K’ hoa và “ k” viết thường và cho trẻ phát âm lại chữ ‘ k”.
* So sánh chữ h và chữ k
 - Giống nhau: Cả hai chữ đều có một nét thẳng bên trái 
- Khác nhau: Chữ h có một nét móc xuôi. Chữ k có hai nét xiên.
 Hoạt động 3: Luyện tập
 + Cho cháu giơ nhanh chữ theo yêu cầu cô. Cô yêu cầu chữ cái nào trẻ tìm nhanh chữ cái đó và giơ tay lên rồi phát âm chữ đó .
- Luật chơi: Mỗi lần chơi chỉ lấy một chữ cái 
 + Cho chơi "Cây tìm lá, lá tìm cây"
- Luật chơi: Bạn nào không tìm đúng thì phải nhảy lò cò
- Cách chơi: Trong rổ của các con đã có tranh lô tô hoa hoặc lá và có gắn chữ cái vừa học. Cô cho các con đi hái hoa, hái lá. Khi có lệnh của cô là cây “ tìm” lá . Các con quan sát tìm cho mình một bạn có cây hoặc có lá có chữ cái giống nhau vừa học.
- VD: Cây lúa tìm lá lúa; Cây khoai lang tìm lá khoai lang. 
Hoạt động4: Cho cháu vẽ cây, hoa, quả mà tên gọi có chữ h, k.
- Cô quan sát động viên trẻ.
* Kết thúc 
- Nhận xét tuyên dương trẻ
Đánh giá:
....
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ sáu ngày 07 tháng 3 năm 2014
Lĩnh vực phát triển THẨM MĨ
Hoạt động học: GẤP HẠT LÚA
I/ Mục Đích Yêu Cầu:
- Trẻ biết gấp tạo thành hạt lúa mà cháu thích. 
- Luyện cho trẻ kĩ năng gấp
- Trẻ hưởng ứng tham gia tích cực,biết trân trọng sản phẩm mình làm ra,giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn, biết chăm sóc cây xanh không hái lá bẻ cành.
II/ Chuẩn Bị : 
- Cho trẻ quan sát hình dáng các loại hạt lúa
- Giấy màu, giấy trắng, hồ, khăn lau. Nhạc nền bài " Hạt gạo làng ta' 
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
* Hoạt Động 1:
+ Ổn định: Cô và trẻ cùng hát bài “ Hạt gạo làng ta”
Hạt gạo được làm ra từ loại cây nào?
- Cây lúa thuộc loại cây như thế nào?
- Những loại cây lương thực nào nuôi sống con người mà các con biết?
*Hoạt Động 2: Hướng Dẫn Quan Sát:
Cô cho trẻ quan sát cây lúa
- Cây lúa được trồng ở đâu?
- Người ta trồng lúa để làm gì?
- Muốn có nhiều lúa gạo để ăn người ta phải làm gì?
Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây lúa.
Hôm nay cô sẽ cho các con gấp hạt lúa
- Cô làm mẫu lần 1: giải thích
- Cô làm mẫu lần 2: vừa làm vừa đàm thoại với trẻ
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
+ Cô mở nhạc cho cháu nghe khi cháu thực hiện. Cô quy định sau khi nhạc kết thúc cháu dừng tay.
+ Cho cháu thực hiện.
+ Cô quan sát hướng dẫn cháu.
- Cô gợi ý giúp trẻ yếu thực hiện tốt
* Hoạt động 4:Trưng bày sản phẩm
- Các con vừa làm gì?
Cho cá nhân nhận xét.
- Con thấy sản phẩm của con như thế nào?
- Tại sao đẹp? Con thấy sản phẩm nào đẹp nữa?
- Có bao nhiêu sản phẩm hoàn chỉnh? 
+ Cô nhận xét lại.
Tuyên dương cháu có sản phẩm đẹp.
Nhận xét lớp
Nhận xét:
.........
 HIỆU TRƯỞNG
Duyệt của Tổ CM Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
- Đàm thoại với trẻ về những ý chính, gợi cho trẻ nhớ lại những nội dung có liên quan đến chủ đề mà trẻ đã được học, được trải nghiệm tìm hiểu về Thế giới thực vật đa dạng, phong phú.
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ, hát múa các bài hát có liên quan đến chủ đề: Em yêu cây xanh, Lá xanh, Lý cây bông, Lý cây xanh, Quả, 
- Giới thiệu chủ đề Phương tiện và luật giao thông bằng cách đàm thoại với trẻ về những ý chính về những nội dung có liên quan đến chủ đề: 
+ Các con nhìn thấy trên tranh vẽ những gì ?
+ Hằng ngày, ai đưa con đến trường ?
+ Bố mẹ đưa con đến trường bằng phương tiện giao thông nào ?
+ Khi đi trên đường con đi bên phía tay nào ?
- Treo những bức tranh to về các phương tiện giao thông quen thuộc trên tường lớp học, cho trẻ quan sát, chú ý đến sự thay đổi trang trí trên tường, kích thích trẻ đưa ra những câu hỏi về những vấn đề liên quan.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 5- MỘT SỐ LOẠI CÂY LƯƠNG THỰC.doc
Bài giảng liên quan