Giáo án Chuyên đề hè

A. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học.

I, MỤC TIÊU:

. H ? Đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích gì?

* Đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích:

- Giúp học sinh phát huy tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo.

- Rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn.

- Có niềm vui và hứng thú trong học tập.

II, Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học.

- Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

- Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, giữa hình thức học cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp.

- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh.

- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.

- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và trình độ từ trong học tập cho học sinh.

- Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học được cung cấp theo danh mục và các thiết bị do giáo viên tự làm, đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng thông tin.

 

doc7 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chuyên đề hè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 câu hỏi để hướng dẫn HS suy nghĩ trả lời từng câu hỏi, đến kết luận giúp HS tìm ra kiến thức mới .
- Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của HS người ta phân biệt thành các dạng vấn đáp sau: 
+ Vấn đáp tái hiện: GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS nói lại kiến thức đã biết ( vấn đáp này chỉ nên hạn chế sử dụng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học hoặc củng cố kiến thức vừa mới học).
-+ Vấn đáp giải thích minh họa: Khi câu hỏi GV đưa ra có kèm theo VD minh họa giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này có giá trị sư phạm cao hơn nhưng khó hơn và đòi hỏi nhiều công sức của người giáo viên hơn khi chuẩn bị hệ thống các câu hỏi thích hợp. 
- Vấn đáp tìm tòi ( hay vấn đáp phát hiện ) GV sử dụng câu hỏi để kích thích sự tranh luận trao đổi ý kiến giữa GV với HS, giữa HS với HS, thông qua đó HS dần dần tiếp cận kiến thức mới.
* Quy trình thực hiện 
+ Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học. Xác định các đơn vị kiến thức kỹ năng cơ bản trong bài học. Tìm cách diễn đạt các nội dung này dưới dạng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS.
+ Bước 2: Dự kiến nội dung câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi, dự kiến các câu trả lời của HS trong đó dự kiến những lỗ hổng về mặt kiến thức cũng như những khó khăn sai lầm phổ biến mà HS thường gặp .
 Dự kiến những câu hỏi phụ để tùy từng đối tượng HS và tiếp tục gợi ý dẫn dắt HS.
+ Bước 3: GV sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến (phù hợp với trình độ nhận thức của từng loại đối tượng HS ) trong tiến trình bài dạy và chú ý thu thập thông tin phản hồi từ phía HS.
* Lưu ý: 
- Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, sát với mục đích yêu cầu của bài học.
- Câu hỏi cần sát với đối tượng HS.
- GV có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi, nhiều hình thức hỏi khác nhau.
* Các nhóm nêu VD.
4. Phương pháp trực quan.
Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học toán ở tiểu học nghĩa là GV tổ chức hướng dẫn HS hoạt động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể ( hình vẽ, đồ vật, hiện tượng thực tế xung quanh). Để từ đó nắm được kiến thức, kỹ năng của môn toán.
- Phương pháp trực quan có vị trí quan trọng giúp HS tích lũy những biểu tượng ban đầu của các đối tượng toán học, tạo chỗ dựa cho quá trình suy nghĩ, tri giác tiếp theo đồng thời giúp HS phát triển năng lực tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng.
* Quy trình thực hiện 
+ Bước 1: Tổ chức cho HS hoạt động trực tiếp trêncác đồ dùng trực quan từ đó hình thành kiến thức mới.
+ Bước 2: Củng cố các kiến thức mới thu nhận định được thông qua các bài toán vận dụng có gắn với các hình ảnh trực quan.
+ Bước 3: Luyện tập củng cố kiến thức, kỹ năng thông qua các bài tập.
* Lưu ý: GV cần chuẩn bị chu đáo các phương tiện và đồ dùng trực quan phù hợp với từng giai đoạn học tập của HS.
- Xác định rõ mục đích cũng như cách thức và tiến trình sử dụng .
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và hoạt động làm mẫu nhằm giúp HS thực hiện các hoạt động thực hành trên các phương tiện và đồ dùng trực quan.
- Sử dụng đúng lúc, đúng mức độ, tránh lạm dụng trực quan trong quá trình dạy học.
- Giáo viên cần tăng cường sử dụng phiếu học tập (vở bài tập) để tổ chức học tập cho HS 
* GV thảo luận và đưa ra ví dụ về sử dụng phương pháp trực quan ( mỗi khối 1 VD).
- Mỗi khối cử 1 đ/c trình bày.
* Môn Tiếng Việt.
H. Đ/c hãy nêu các phương pháp dạy học TViệt ở tiểu học?
- Nêu các phương pháp dạy học thường dùng trong môn học? 
+ GV thảo luận theo nhóm.
+ Các nhóm nêu kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV chốt: Môn TViệt có nhiều phương pháp được sử dụng, trong đó có 5 phương pháp thường được sử dụng.
1, Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Dưới sự tổ chức vad hướng dẫn của GV học sinh tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học để rút ra nhưỡng nội dung lý thuyết, thực hành cần ghi nhớ. Các thao tác cơ bản trong phân tích ngôn ngữ là: Phân tích - phát hiện.
Phân tích - chứng minh.
Phân tích - tổng hợp.
* Quy trình thực hiện: Gồm có 4 bước.
- Giới thiệu ngữ liệu cần phân tích.
- GV hướng dẫn HS quan sát và phân tích ngữ liệu theo định hướng của nội dung bài học.
- GV hướng dẫn HS hình thành khái niệm lý thuyết cần đúc kết qua phân tích hiện tượng ngôn ngữ.
- GV hướng dẫn HS củng cố và vận dụng lý thuyết đã học vào việc luyện tập phân tích một số hiện tượng ngôn ngữ.
* Lưu ý:
- Hoạt động phân tích ngôn ngữ không thể tiến hanmhf một cách tùy tiện mà phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định.
- Đảm bảo phản ánh đúng đắn nhất các hiện tượng ngôn ngữ cần nhận thức, phân tích đúng và thể hiện được bản chất của đơn vị ngôn ngữ, không phân tích áp đặt máy móc.
- Đảm bảo sự phân chia được tuân theo một cơ sở nhất quán triệt để và có tính đến tính hệ thống trong quá trình phân tích.
- Đảm bảo phân chia hiện tượng ngôn ngữ theo nguyên tắc hệ thống có nhiều cấp độ theo trình tự từ cái toàn thể phân thành các bộ phận lớn, các bộ phận lớn được chia tiếp thành các bộ phận nhỏ hơn.
- Chú ý vận dụng các thao tác phân tích ngôn ngữ:
 Phân tích - phát hiện.
 Phân tích - chứng minh.
 Phân tích - tổng hợp phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học.
H. Đ/c hãy nêu một số ví dụ về sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ ?
( Y/c mỗi khối đưa ra một ví dụ ).
2 , Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
Là phương pháp thông qua những mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói, HS tiếp nhận ngôn ngữ không chỉ bằng cacvhs nghe âm thanh ngôn ngữ mà còn bằng cách quan sát mẫu một cách tường minh.
Mẫu thị giác, mẫu thính giác được dùng đồng thời hoặc đan xen. Phương pháp dạy học theo mẫu được coi là phương pháp trình bày trực quan trong việc dạy học ngữ văn.
* Quy trình thực hiện. 
+ Bước 1: GV chọn lọc giới thiệu mẫu ( Lời nói ghi bằng âm thanh, lời nói ghi bằng chữ viết)
+ Bước 2: Hướng dẫn HS phân tích mẫu để nhận biết các bộ phận tạo thành mẫu , đặc điểm của mẫu.
+ Bước 3: Hướng dẫn HS mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình.
+ Bước 4: Hướng dẫn HS kiểm tra, đánh giá sản phẩm tiếp nhận ( nghe, đọc) hoặc sản sinh lời nói (nói viết) qua rèn luyện theo mẫu.
Ví dụ:
* Lớp 1: Rèn luyện theo mẫu trong phần tập viết lớp 1 " Tô chữ H "
+ Bước 1: Giới thiệu chữ mẫu H viết hoa.
+ Bước 2: Phân tích mẫu chữ H.( Các nét, độ cao, độ rộng ...)
+ Bước 3: HS thực hành viết.
+ Bước 4: Từng cặp HS đổi vở cho nhâu để soát lỗi.
* Lớp 2: Rèn luyện theo mẫu để đặt câu theo mẫu "Ai thế nào? "
+ Bước 1: Giới thiệu mẫu câu " Ai thế nào?"
 Đóa hồng đỏ rực như mặt trời bé con .
+ Bước 2: Hướng dẫn HS phân tích câu mẫu thành các bộ phận. Dùng từ " cái gì " hỏi để xác định một bộ phận câu, dùng từ " thế nào để xác định bộ phận câu thứ 2. 
Cái gì đỏ rực như mặt trời bé con? ( Đóa hồng )
Đóa hồng thế nào ? ( Đỏ rực như .....con )
+ Bước 3: Thực hành đặt câu theo mẫu Ai thế nào? trên một số dữ liệu cho trước.
VD: Cô gáo em..., chú gà con...
+ Bước 4: HS kiểm tra lại các câu đã đặt bằng cách GV dùng các từ nghi vấn cái gì, thế nào...
để HS nhận ra câu nào đúng, câu nào sai.
*Lớp 4:Rèn luyện tạođoạn kết bài mở rộng theo mẫu trong phần tập làm văn kể chuyện lớp 4
+ Bước 1: GV giới thiệu 1 bài văn kể chuyện có kết bài mở rộng.
+ Bước 2: Phân tích mẫu .
GV hỏi đoạn kết thúc bài văn để HS nhận biết đoạn kết bài mở rộng .
+ Bước 3: Thực hành viết đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn kể chuyện đã học .
+ Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả.
- HS đọc kết bài mở rộng cho cả lớp nghe.
- GV hướng dẫn HS đánh giá.
3 , Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp vấn đáp là phương pháp sử dụng câu hỏi để gợi cho HS tìm tòi suy nghĩ nhằm đạt được những mục tiêu của bài học.
+ Quy trình thực hiện .
- GV chuẩn bị câu hỏi, chuẩn bị các tài liệu và phương tiện dạy học hỗ trợ học sinh chuẩn bị thông tin theo vấn đề GV sẽ vấn đáp 
- GV giới thiệu nội dung các vấn đề sẽ đưa ra vấn đáp.
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời, HS nhận xét, GV nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét và hệ thống hóa toàn bộ nội dung các vấn đề đã vấn đáp.
* Lưu ý:
- Không đặt câu hỏi trong giờ học quá nhiều hay câu hỏi quá đơn giản, vụn vặt.
- Đặt câu hỏi cho HS có thời gian suy nghĩ rồi mới yêu cầu trả lời. 
* Các khối lớp cho VD minh họa.( Mỗi khối lớp 1 ví dụ ).
4, Phương pháp dạy học theo định hướng giao tiếp.
 Dạy học ngữ văn theo định hướng giao tiếp chính là dạy cho HS cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong những tình huống điển hình và những tình huống cụ thể. Trong dạy ngữ văn giao tiếp là mục đích của việc dạy học, là nguyên tắc chỉ đạo việc dạy học. Đồng thời là phương tiện để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
* Quy trình thực hiện.
+ Bước 1: Giới thiệu và xác định tình huống giao tiếp, làm sáng rõ những nhân tố giao tiếp, nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp.
+ Bước 2:Hướng dẫn HS thực hành tiếp nhận hoặc sàn sinh lời nói theo định hướng giao tiếp sao cho phù hợp với mục đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
+ Bước 3:Hướng dẫn HS đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm vừa tiếp nhận, hoặc lời nói vừa sản sinh với mục đích giao tiếp, chỉ ra những chỗ phù hợp hoặc chưa phù hợp.
+ Bước 4: Rút ra kết luận cho HS về sản phẩm được tiếp nhận hoặc lời nói được sản sinh trong tình huống giao tiếp vừa thực hiện.
+ Bước 5: Luyện tập vận dụng những tình huống giao tiếp cụ thể khác.
* Lưu ý:
- Không nên quan niệm dạy học theo những tình huống giao tiếp giả định và cần đưa ra những tình huống giao tiếp thực.
- Không nên quan niệm hỏi HS nhiều và HS phát biểu sôi nổi là dạy học theo định hướng giao tiếp.
- Chú trọng nâng cao tính thực hành trong việc dạy ngữ văn. Phải đưa ra bài học vào những tình huống giao tiếp nghe, nói, đọc, viết cụ thể giúp HS sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện có hiệu quả trong học tập.
- Phải đặt các yếu tố ngôn ngữ vào trong lòng những đơn vị lớn hơn như dạy từ ngữ trong câu, dạy câu trong đoạn..
- Lựa chọn kiến thức, tài liệu dạy học cho phù hợp với thực tiễn giao tiếp ( Phù hợp với đối tượng, lứa tuổi ).
H. Đ/c hãy nêu một số VD về sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng giao tiếp? ( Yêu cầu mỗi khối lớp 1 VD ).

File đính kèm:

  • docGiao an chuyen de he 08.doc