Giáo án Công nghệ 10 - Nguyễn Thị Tuyết Phương

I. Mục tiêu:

 Sau khi học xong bài này HS phải:

- Hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.

- Nắm được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kĩ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích.

II. Thiết bị dạy học:

- Ảnh chụp hình 2.1, 2.2, 2.3 SGK

 

doc139 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3575 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Nguyễn Thị Tuyết Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ến trình tổ chức bài học: 
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: VN là 1 nước nông nghiệp. Hàng ngàn năm qua, sản xuất lúa gĩư vị trí trọng yếu trong nền kinh tế.
GV: Trong sản xuất nông nghiệp có những nghề cụ thể nào? Lĩnh vực này đã đóng góp vào sự giàu mạnh của đất nước ở mặt nào? ở địa phương em những nghề nào trong lĩnh vực nông nghiệp có triển vọng phát triển mạnh?
GV: Nước ta có lợi thế gì về phương diện lâm nghiệp?
GV: Theo em ngư nghiệp của nước ta có điều kiện phát triển mạnh không?
GV: Trình bày 
GV: Em biết gì về hướng phát triển các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta?
GV: Yêu cầu HS nêu đối tượng, nội dung, công cụ lao động trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ?
GV: Theo em làm thế nào để hoàn thành tốt công việc?
GV: Điều kiện lao động trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp này là gì?
GV: Qua yêu cầu và điều kiện lao động theo em những người như thế nào thì không nên làm những việc trong ngành nông, lâm, ngư?
HS:Thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức thực tế trả lời Cõuâu hỏi 
HS: Diện tích rừng lớn
HS: Có vì có dải bờ biển kéo dài
HS: Lắng nghe và tự ghi chép
HS: Thảo luận nhóm và trả lời
HS: Tuỳ theo lĩnh vực từng HS sẽ trình bày 
HS: Nhận thức được yêu cầu của nghề và trình bày
HS: Trả lời
I. Sơ lược lịch sử phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
- Hàng ngàn năm qua, sản xuất lúa giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế.
- Việc đánh bắt Hỡnhải sản đã có lâu đời do có dải bờ biển dài trên 2000 km.
- Ngoài ra nước ta có diện tích rừng chiếm diện tích lớn nên cũng có nhiều nghề như khai thác gỗ và các loại lâm sản, bào chế dược liệu từ nhiều loại cây trên rừng như quế, hồi, sa nhân.
II. Sự phát triển các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong giai đoạn 2001- 2005
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt bình quân 5,1%/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch 0,3%/năm
- Thực hiện được an toàn lương thực quốc gia, xoá đói giảm nghèo cho nông dân, góp phần ổn định xã hội 
- Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản.
III. Hướng phát triển các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
- Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
- Xây dựng cơ cấu ngành nghề hợp lí
- Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nhằm hình thành các đặc điểm công nghiệp ở nông thôn mở rộng quy mô và số lượng các ngành nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu
IV. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
a. Đối tượng lao động:
 Là một bộ phận sinh vật trong thế tự nhiên.
b. Nội dung lao động
 Tận dụng hợp lí đất đai, sông hồ, biển cả và những điều kiện để sản xuất ra mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản
c. Công cụ lao động
 Máy móc, áp dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại vào sản xuất, chế biến.
d. Các yêu cầu của nghề
- Phải có năng lực, trình độ, kiến thức sinh vật học, hoá học, kĩ thuật nông nghiệp
- Phải có sức khỏe, sức dẻo dai, bền bỉ trong lao động, khả năng làm ngoài trời.
e. Điều kiện lao động
f. Những chống chỉ định y học
Những người mắc bệnh tật sau đây không nên theo các nghề trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: bệnh phổi, suy thận mãn tính, thấp khớp, đau cột sống, bệnh ngoài da, những tật như khoèo tay, gãy chân, rối loạn tiền đình.
4. Củng cố:
 GV kết luận
- trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp sẽ có rất nhiều nghề để lựa chọn, nhiều nghề mới sẽ xuất hiện, nhiều việc làm sẽ được tạo ra. Đây là địa bàn có khả năng thu hút đông đảo nhân lực của đất nước.
- Trong tương lai gần, nền nông nghiệp VN sẽ là nề nông nghiệp nhiệt đới- sinh thái, triển vọng tăng trưởng rất rõ, có thể đạt 4- 4,5%, hằng năm. Hiện nay, các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản đang tiến ra thị truờng thế gới ngày càng mạnh mẽ.
- Bộ mặt nông thôn nhanh chóng thay đổi. Trên địa bàn này sẽ xuất hiện ngày càng nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp chế biến và gia công, các trang trại và hệ thống dịch vụ nông nghiệp và nông thôn
- Sự phát triển trên đây đòi hỏi người lao động ngày càng phải nâng cao học vấn, chuyên sâu nghiệp vụ mới đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực cạnh tranh của nông, lâm thuỷ sản
 5. Hướng dẫn về nhà:
-Tìm hiểu một số ngành nghề thuộc lĩnh vực y, dược
IV. Tự rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 25/4/2009
Tiết PPCT: 47,48
Tìm hiểu một số ngành nghề thuộc lĩnh vực y, dược
I. Mục tiêu:
 Sau khi học xong bài này, GV cần phải làm cho HS:
- Nắm được vị trí, đặc điểm và những yêu cầu chính của một số nghề thuộc ngành Y và Dược
- Biết được cách tìm hiểu thông tin về nghề và cơ sở đào tạo của ngành Y hoặc ngành Dược thông qua bản mô tả nghề chung nhất
- Tìm hiểu được thông tin một chuyên môn ngành Y hoặc Dược và liên hệ bản thân
- Với những học sinh yêu thích lĩnh vực hoạt động này thì thấy được hướng phấn đấu tu dưỡng để đạt được nguyện vọng.
II. Phưong tiện dạy học:
III. Tiến trình tổ chức bài học: 
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Giới thiệu khái quát về ngành y và dược, nêu tên 1 số ngành chính trong 2 ngành này?
GV: Đặc điểm cơ bản của các nghề thuộc ngành y và ngành dược? Phát PHT và HS nhận
HS: Thảo luận nhóm và trình bày
HS: Thảo luận nhóm hoàn thành PHT.
I.Sơ lược lịch sử phát triển nghề trong lĩnh vực y và dược
Chữa bệnh là 1 nghề phát triển lâu đời ở nước ta.
- Dòng y học cổ truyền này có y lý, y thuật riêng, có hệ thống thuốc chữa bệnh riêng, chủ yếu chế biến từ các loại thảo mộc và 1 số động vật.
- Khi ngững người phương tây đến nước ta làm ăn buôn bán và nhất là khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta thì dòng y học hiện đại gọi là tây y hình thành và phát triển ở VN
* Một số nghề chính trong 2 ngành này
- Ngành Y: bác sĩ, y tá, ...
- Ngành Dược: Dược sĩ, dược tá...
II. Đặc điểm cơ bản của các nghề thuộc ngành y và ngành dược.
Đặc điểm
Nghề thuộc ngành Y
Nghề thuộc ngành Dược
Đối tượng lao động
Nguời bệnh
Hoá chất, các loại cây, con vật, các phương tiện kĩ thuật để chế biến
Nội dung lao động
- Bác sĩ và y sĩ: khám và điều trị bệnh
- Y tá: Có nhiệm vụ thực hiện phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra
- Hộ lí làm nhiệm vụ dịch vụ như giặt quần áo bệnh nhân, dọn vệ sinh phòng bệnh...
Biến đổi các nguyên liệu thành thuốc
Công cụ lao động
Máy đo huyết áp, phân tích máu và nước tiểu, máy chụp não, chụp tim, máy chạy thận nhân tạo, mổ nội soi, siêu âm...
Máy móc, công cụ sản xuất
Các yêu cầu của nghề
- Phải hiểu chính xác và sâu về con bệnh.
- Có tinh thần lao động vì tính mạng của con người, vì cuộc sống con người.
Người làm thuốc phải có tính cẩn thận
Điều kiện lao động
Tiếp xúc nhiều bệnh nhân và nhiều căn bệnh khác nhau trong đó có những căn bệnh lây lan nên vấn đề đạo đức phải được bao trùm lên mọi công việc của người cán bộ.
- Tiếp xúc với nhiều hoá chất không có lợi cho sức khỏe nên người lao động phải mang khẩu trang, đội mũ và mặc áo choàng trắng. - Công việc phải tuân theo 1 nội quy chặt chẽ, ý thức trách nhiệm và đạo đức luôn luôn được đề cao.
GV: Chia lớp làm 4 đội và lần lược cho lớp trưởng tổ chức các trò chơi?
HS:4 đội lần lược thi
III. Tổ chức trò chơi tại lớp
- Thi kể chuyện về những thầy thuốc nổi tiếng
- Thi tìm những bài hát, những bài thơ nói về ngành Y và ngành Dược
- Thi sáng tác các bài thơ về ngành Y hay ngành Dược
- Diễn 1 vở kịch về khám chữa bệnh.
 4. Củng cố:
 Nội dung cơ bản của Y đức
 5. Hướng dẫn về nhà:
 Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết phần hướng nghiệp
IV. Tự rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 25/4/2009
Tiết PPCT: 49
ÔN TậP
I. Mục tiêu:
 Sau khi học xong bài này, GV cần phải làm cho HS:
- Nắm được các vấn đề về giới trong chọn nghề
- Hiểu 1 số ngành nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
- Hiểu được 1 số ngành nghề thuộc lĩnh vực Y, Dược.
 II. Phưong tiện dạy học:
III. Tiến trình tổ chức bài học: 
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Phát PHT có các câu hỏi cho HS ôn tập
GV: Cho các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành câu trả lời
HS: Các nhóm bổ sung
HS: Tự ghi chép
I. Vấn đề giới trong chọn nghề
1. Thế nào là giới tính?
2. Giới là gì?
3. Em hãy cho biết vai trò của giới trong xã hội?
4. Nói nam và nữ giới đều có khả năng hoàn thành tốt mọi công việc như nhau theo em chính xác không? Vì sao?
5. Khi tìm hiểu thông tin nghề, những yếu tố nào thể hiện vai trò giới của nghề đó?
6. Những công việc nào phù hợp với nam hơn nữ giới? Tại sao những nghề đó không phù hợp với nữ? 
7.Những công việc nào mà cả nam và nữ giới đều làm được?
8.Em rất phù hợp với nghề này? Tại sao? Những điểm gì là khó khăn đối với em?
II. Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
1. Trong sản xuất nông nghiệp có những nghề cụ thể nào? Lĩnh vực này đã đóng góp vào sự giàu mạnh của đất nước ở mặt nào? ở địa phương em những nghề nào trong lĩnh vực nông nghiệp có triển vọng phát triển mạnh?
2. Nước ta có lợi thế gì về phương diện lâm nghiệp?
3. Theo em ngư nghiệp của nước ta có điều kiện phát triển mạnh không?
 4. Em biết gì về hướng phát triển các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta?
 5. Nêu đối tượng, nội dung, công cụ lao động trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ?
 6. Điều kiện lao động trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp này là gì?
 7.Theo em những người như thế nào thì không nên làm những việc trong ngành nông, lâm, ngư?
III. Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực Y và dược
1. Hãy nêu tên 1 số nghề trong ngành Y và Dựơc?
2. Hãy nêu đối tượng, nội dung, công cụ lao động của ngành Y và Dược?
4. Củng cố:
 5. Hướng dẫn về nhà:
 Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết phần hướng nghiệp
IV. Tự rút kinh nghiệm:
Tuần 35
Tiết PPCT: 52
THI KIỂM TRA 45 PHÚT PHẦN HƯỚNG NGHIỆP
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá kết quả học tập bộ môn hướng nghiệp của HS trong học kì vừa qua.
II. Đề kiểm tra và đáp án:
 (Đính kèm theo giáo án)
Tuần 36
Tiết PPCT: 52
THI KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá kết quả học tập bộ môn Công nghệ của HS trong học kì vừa qua.
II. Đề thi và đáp án:
 (Đính kèm theo giáo án)

File đính kèm:

  • docGiao an CN 10 day du nam hoc 1213.doc
Bài giảng liên quan