Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 20

Chương III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH

Bài 15 : CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ

Tiết 39: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

I.Mục tiêu bài học::

1. Kiến thức

- HS biết vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

-Nhu cầu của dinh dưỡng cơ thể.

- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng nhóm để đảm bảo đủ chất, ngon miệng, cân bằng dinh dưỡng.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc

II.Chuẩn bị:

-Tranh ảnh phóng to từ hình 3.1 đến 3.13.

-Bảng tóm tắt kiến thức giúp HS nắm vững NDBH

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: / /2014
Tiết 39 Ngày dạy: / /2014
Chương III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
Bài 15 : CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ
Tiết 39: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
I.Mục tiêu bài học::
1. Kiến thức
- HS biết vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
-Nhu cầu của dinh dưỡng cơ thể.
- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng nhóm để đảm bảo đủ chất, ngon miệng, cân bằng dinh dưỡng.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc
II.Chuẩn bị:
-Tranh ảnh phóng to từ hình 3.1 đến 3.13.
-Bảng tóm tắt kiến thức giúp HS nắm vững NDBH
III.Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
Tại sao chúng ta phải ăn uống? Muốn có nhiều sức khỏe, cao ráo, thông minh để học tập và làm việc thi chúng ta cần ăn uống. Nhưng không phải ăn uống vào là sẽ như vậy mà cần có 1 chế độ hợp lí.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
GV: cho HS quan sát H3.1 a,b
? Em có nhận xét gì về hai bạn này?
? Tại sao lại như vậy?
? Cũng có trường hợp ăn nhiều chất dd nhưng vẫn không mập, khỏe mạnh là sao?
? Hãy cho biết, hồi học tiểu học các em đã được học về những chất dd nào?
Hoạt động 2:Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng
? Hãy quan sát H3.2 cho biết chất đạm được lấy từ đâu?
? Quan sát H 3.3 cho biết đạm có chức năng gì?
? Quan sát H3.4 cho biết nguồn cung cấp chất đường bột?
? Phân tích chất nào chứa nhiều đường, chất nào chứa nhiều bột?
? Trong trái cây có chứa nhiều chất đường bột không? Kể tên
? Chất đường bột có chức năng gì?
GV: GD cho HS nên dùng thực phẩm chứa nhiều đường sau khi làm việc mệt, tập TD để lấy lại cân bằng
? Em có biết tại sao ta ăn nhiều cơm, hoặc khoai sẽ dễ buồn ngủ không?
? Ta có thể tìm thấy chất béo ở các thực phẩm nào?
? Chất béo có chức năng gì?
Hoạt động 3:Thảo luận nhóm
GV: cho HS quan sát bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận câu hỏi sau
?Hãy dựa vào biểu mẫu sau, điền khuyết nội dung còn trống cho thích hợp và đủ nghĩa?
GV: nhận xét, chốt ý chính
- Học sinh nhận xét
-Vì ăn uống hợp lí và chưa hợp lí
-Do ăn uống chưa hợp lí
-Chất đam, béo, viatamin, đường bột, khoáng chất
-HS trả lời 
-HS trả lời 
-HS trả lời 
-HS trả lời 
-Trong trái cây cũng có chứa chất đường bột: chuối, dứa, cam, nho, nhãn...
- HS trả lời 
- Chú ý lắng nghe
-Vì thực phẩm chứa nhiều tinh bột
- HS trả lời 
-HS trả lời 
-HS quan sát, TLN trong 3 phút và trình bày
- Nghe và nghi chép
I.Vai trò của các chất dd:
1.Chất đạm (Prôtêin)
a.Nguồn cung cấp:
- Đạm từ động vật: thịt, cá, trứng...
- Đạm từ thực vật: các loại đậu, thức ăn làm bằng đậu
b.Chức năng dd:
- Giúp phát triển về chiều cao, cân nặng và trí tuệ
- Giúp tái tạo lại các tế bào đã chết (tóc rụng mau mọc, răng sữa rụng mọc răng mới, vết thương mau lành...)
-Tăng khả năng đề kháng, cung cấp năng lượng cho cơ thể
2.Chất đường bột (Gluxit)
a.Nguồn cung cấp:
-Thực phẩm chứa nhiều đường kẹo, mật ong, mía
-Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: gạo, các loại khoai, bánh mì...
b.Chức năng dd:
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể làm việc, vui chơi...
- Chuyển hóa thành các chất dd khác
3.Chất béo (Lipit):
a.Nguồn cung cấp:
- Chất béo từ động vật: mỡ, phômai, bơ...
-Chất béo từ thực vật: mè, đậu nành, dừa...
b.Chức năng dd:
-Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da 1 lớp mỡ bảo vệ cơ thể
-Chuyển hóa 1 số vitamin cần thiết cho cơ thể
Tên chất dd 
Nguồn cung cấp
Chức năng
Chất béo
Có nhiều trong dừa, mè, đậu nành, mỡ
Tích tụ dưới da dưới một lớp mỡ bảo vệ cơ thể
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Đường bột 
Có nhiều trong kẹo, mật ong, các loại khoai, gạo, mía,...
Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động
Chất đạm 
Có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng ,các loại đậu 
Giúp tái tạo lại các tế bào đã chết, giúp cơ thể ... phát triển tốt hơn về mọi mặt
4.Củng cố: 
Tùy mỗi loại thức ăn mà ta có các chất dd khác nhau. Cần biết lựa chọn cho thích hợp
5.Dặn dò:
- HS về nhà học bài
-Xem tiếp nội dung còn lại trong SGK
IV. Rút kinh nghiệm
..........
Tuần 20 Ngày soạn: / / 2014
Tiết CT: 40 Ngày dạy: / /2014
Bài 15 : CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (tiếp theo)
Tiết 40: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG 
VÀ CÁC NHÓM THỨC ĂN DINH DƯỠNG
I.Mục tiêu bài học::
1. Kiến thức
-Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
-Nhu cầu của dinh dưỡng cơ thể.
-Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng nhóm để đảm bảo đủ chất, ngon miệng, cân bằng dinh dưỡng.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc
II.Chuẩn bị:
-Tranh ảnh phóng to từ hình 3.1 đến 3.13.
-Bảng tóm tắt kiến thức giúp HS nắm vững NDBH
III.Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Hãy cho biết chất đạm được lấy từ đâu? Giá trị dinh dưỡng của nó ? 
3. Bài mới:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu các chất dd
(tiếp theo)
GV: giới thiệu: hiện nay có rất nhiều nhóm sinh tố như : A, B,C, K, E, PP... nhằm đáp ứng nhu cầu cơ thể con người. Tuy nhiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu 1 vài vitamin thông dụng và cần thiết nhất
? Nhìn vào H 3.7 SGK cho biết nhóm sinh tố A chứa nhiều trong thực phẩm nào?Nó có chức năng ntn?
? Nhóm sinh tố B thì sao?
?Nhóm vita C có thể chữa bệnh gì?
?Quan sát H 3.8 cho biết có bao nhiêu loại chất khoáng?
?Chức năng chất khoáng là gì?
Hoạt động 1: Tìm hiểu các chất giúp chuyển hóa các chất dd
?Hằng ngày các em cung cấp nước vào cơ thể bằng cách nào?
?Nước có quan trọng đối với con người không? vì sao?
GV bổ sung: nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết cơ thể, nó có ở khắp nơi trong cơ thể: máu, nước tiều, tuyến nhờn...
?Hãy cho biết tại sao nước lại có tác dụng điều hòa thân nhiệt?
?Chất xơ có trong các loại thực phẩm nào?
?Ta có thể thấy loại rau nào chứa nhiếu chất xơ nhất?
GV: Gv lưu ý: chỉ có 5 chất dd và 2 chất giúp chất dd chuyển hóa vào cơ thể
Hoạt động 3: Giá trị dd của các nhóm thức ăn
?Căn cứ vào đâu để phân nhóm thức ăn? Có mấy loại chính?
?Hãy nhìn H 3.9 SGK nêu tên các loại thức ăn tương ứng với các nhóm thức ăn trên
?Tại sao ta cần phân chia các nhóm thức ăn?
?Tại sao phải chọn đủ 4 nhóm thức ăn? Nếu chỉ ăn 1 nhóm, hay ăn thiếu 1 nhóm nào đó được không? Vì sao?
GV: cho HS thảo luận câu hỏi sau:
?Có cần thay thế thức ăn thường xuyên trong bữa ăn không?. Hãy nhìn H3.9 cho biết nếu muốn thay thế cá, dầu ăn, cà chua, bành tây thì có thể thay bằng thực phẩm nào?	
GV: chốt ý
GV: cho HS đọc SGK trang 72 về các VD có liên quan
- Chú ý lắng nghe
-HS trả lời 
-HS trả lời 
-HS trả lời 
-Có 4 loại được chia thành 3 nhóm chất khoáng
-HS trả lời 
-Uống, ăn, tắm nước thấm qua da...
-Rất quan trọng, vì 75% cơ thể là nước, nếu thiếu nó ta sẽ chết
- Chú ý lắng nghe
-Khi vận động cơ thể nóng lê, mồ hôi chảy ra để gip1 cơ thể bớt nóng
-Có nhiều trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên chất
-Rau muống
- Chú ý lắng nghe
-HS trả lời 	
-HS trả lời theo SGK 
-HS trả lời 
-Vẫn có thể nhưng như vậy không đủ chất dd cho cơ thể hoạt động trong 1 ngày
-HS thảo luận 3 phút và trình bày: Nên thay thế thường xuyên đê trành chán ăn
 Có thể thay thế như sau:
 +Cá= trứng
 +Cà chua=củ cải
 +Dầu ăn=kem bơ
 +Bánh tây=gạo	 
- Chú ý lắng nghe
- Làm theo yêu cầu
4.Sinh tố (Viatmin)
-Nhóm sinh tố A có nhiều trong cà chua, bí đỏ, dưa leo, dưa hấu, cà rốt.... giúp ngừa bệnh quáng gà
-Nhóm sinh tố B giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, động kinh, phù thủng. Chứa nhiều trong lòng đỏ trứng, gan, tim, hạt ngũ cốc...
-Nhóm sinh tố C chứa nhiều trong các loại trái cây và rau quả, chữa bệnh hoạt huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể
5.Chất khoáng :
 a.Nguồn cung cấp
-Chất Photpho và canxi có trong lương, cá, trứng, súp- lơ, cua
-Chất Iốt có trong các loại hải sản biển
-Chất sắt có nhiều trong các loại rau củ, sò, hến, tim, gan, ốc...
 b.Chức năng dd:
Giúp xương phát triển, các cơ bắp, hệ thần kinh hoạt động tốt
6.Nước:
-Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người
-Là thành phần chủ yếu của cơ thể
-Là môi trường chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể
-Giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt
7.Chất xơ:
 Chất xơ là thực phẩm không thể tiêu hóa được mà làm cho thức ăn mềm ra để thải ra bên ngoài, ngừa bệnh táo bón
II.Giá trị dd của các nhóm thức ăn:
1.Phân nhóm thức ăn:
 a.Căn cứ vào giá trị dd, ta phân thành 4 nhóm thức ăn sau:
-Nhóm thức ăn giàu chất béo
-Nhóm thức ăn giàu chất đường bột
-Nhóm thức ăn giàu chất đạm
-Nhóm thức ăn giàu vita và khoáng chất
b.Ý nghĩa:
-Việc phân chia nhóm thức ăn giúp ta mua đủ các loại thực phẩm cần thiết, đảm bảo đầy đủ các chất dd cho bữa ăn
-Cần chọn đủ 4 nhóm thức/ngày để bổ sung dd cho nhau
2.Cách thay thế thức ăn lẫn nhau:
-Cần thay thế các loại thức ăn khác nhau trong cùng 1 nhóm thức ăn để không gây nhàm chán khi ăn mà vẫn đảm bảo đầy đủ các chất dd
4.Củng cố:
Hãy quan sát H3.10 cho biết thực phẩm nào có thể thay thế thực phẩm nào?
5.Hướng dẫn
-HS về nhà học bài, xem lại bài trước
-Xem tiếp nội dung còn lại, trả lời trước các câu hỏi có trong SGK
IV. Rút kinh nghiệm
.
	Duyệt

File đính kèm:

  • doctuan 20.doc
Bài giảng liên quan