Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 21

Chương III: Nấu ăn trong gia đình

Cơ sở của ăn uống hợp lí (T 3)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được vai trò của các chất vitamin và chất khoáng.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng chọn thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất khoáng

3.Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân.

II. Chuẩn bị

- GV : SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, hình vẽ

- HS: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần: 21 	 Ngày soạn:12/01/2014 
Tiết: 41	 Ngày dạy: 13/1/2014
Chương III: Nấu ăn trong gia đình
Cơ sở của ăn uống hợp lí (T 3)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được vai trò của các chất vitamin và chất khoáng.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng chọn thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất khoáng
3.Thái độ 
- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân.
II. Chuẩn bị
- GV : SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, hình vẽ
- HS: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định tổ chức: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu nguồn gốc và chức năng dinh dưỡng của sinh tố, chất béo?
3. Bài giảng mới:
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
1. Phân nhóm thức ăn:
- Cơ sở khoa học: Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng chia ra 4 nhóm:
+ Nhóm giầu chất đường bột
+ Nhóm giầu chất béo
+ Nhóm giầu chất đạm
+ Nhóm giầu vitamin và chất khoáng
- Ý nghĩa: Giúp thay đổi các món trong bữa ăn mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau:
Thay thế các loại thức ăn trong cùng một nhóm sao cho cân đối đảm bảo về dinh dưỡng
Hoạt động 1: Phân nhóm thức ăn:
- Hướng dẫn HS quan sát H3.9 yêu cầu HS nêu cơ sở khoa học
- Gọi HS kể tên một số thức ăn trong cùng một nhóm
- Gợi ý HS nêu ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn
Hoạt động 2: Cách thay thế thức ăn lẫn nhau:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ SGK.
? Nêu cách thay thế thức ăn lẫn nhau.
- Gọi HS lấy VD. GV lấy ví dụ bổ sung
- HS quan sát H3.9 nêu cơ sở khoa học
- HS kể tên một số thức ăn trong cùng một nhóm
- HS nêu ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn
- HS tìm hiểu ví dụ SGK.
- Nêu cách thay thế thức ăn lẫn nhau thông qua VD sách giáo khoa
- Lấy VD – Nghe, quan sát, ghi nhớ
4. Củng Cố
- GV hệ thống lại nội dung bài học theo các đề mục ghi trên bảng.
- Nhận xét chung về giờ học.
5. Dặn dò
Dặn học sinh về học bài và tìm hiểu nội dung phần còn lại.
IV.Rút kinh nghiệm
Tuần: 21 	 Ngày soạn: 12/1/2014
Tiết: 42	 Ngày dạy: 14/1/2014
Chương III: Nấu ăn trong gia đình
Cơ sở của ăn uống hợp lí (T 4)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được giá trị dinh dưỡng của 4 nhóm thức ăn, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
2. Kỹ năng
- Từ đó điều chỉnh thức ăn cho đảm bảo dinh dưỡng
- Liên hệ thực tế trong gia đình
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe
II. Chuẩn bị
- GV : SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, hình vẽ
- HS: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định tổ chức: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu cơ sở khoa học của phân nhóm thức ăn?
3. Bài giảng mới:
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
III.Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
1. Chất đạm
a. Thiếu đạm trầm trọng
Tre em bịo suy dinh dưỡng, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc thưa, trí tuệ kém phát triển...
b. Thừa chất đạm:
Có thể gây béo phì, bệnh huyết áp, tim mạch...
2. Chất đường bột
- Nếu ăn quá nhiều: gây béo phì
- Nếu ăn quá ít: dễ bị đói mệt, cơ thể ốm yếu
3. Chất béo
- Nếu ăn quá ít: cơ thể ốm yếu dễ bị mệt, đói
- nếu ăn quá nhiều: gây béo phệ, ảnh hưởng sấu tới sức khoẻ
b. Thừa
Tăng trọng nhanh, bụng to, tim to
Hoạt động 1: Chất đạm
- Hướng dẫn HS quan sát H3.11 
? Nếu thiếu chất đạm trầm trọng sẽ gây nên hậu quả gì cho cơ thể
- GV bổ sung
- GV phân tích và giải thích
Hoạt động 2: Chất đường bột 
? Nếu ăn quá nhiều chất đường bột sẽ gây ra hậu quả gì cho cơ thể
- GV bổ sung, giải thích
? Nếu ăn quá ít chất đường bột sẽ gây ra hậu quả gì cho cơ thể
- GV bổ sung, giải thích
Hoạt động 3: Chất béo
? Em có nhận xét gì về em bé trong H3.12
? Nếu ăn quá nhiều chất béo sẽ gây ra hậu quả gì cho cơ thể
- GV bổ sung, giải thích
? Nếu ăn quá ít chất béo sẽ gây ra hậu quả gì cho cơ thể
- GV bổ sung, giải thích
- HS quan sát hình 3.11.
- Học sinh trả lời
- Nghe, quan sát, ghi nhớ
- Chú ý lắng nghe, ghi chép
- Học sinh trả lời
- Chú ý lắng nghe
- Học sinh trả lời
- Chú ý lắng nghe, ghi chép
- Nhận xét dựa vào H3.12
- Nghe, quan sát, ghi vở
- Nghe, quan sát, ghi vở
- Nghe, quan sát, ghi vở
4. Củng Cố
- Hướng dẫn HS quan sát tháp dinh dưỡng H3.13
- Cho HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK
5. Dặn dò
Chuẩn bị bài vệ sinh an toàn thực phẩm
IV.Rút kinh nghiệm
DUYỆT

File đính kèm:

  • doctuan 21.doc