Giáo án Công nghệ 7 - Học kỳ II

I. MỤC TIÊU:

 1- Kiến thức: Biết thời gian và số lần chăm sóc rừng, nội dung cơ bản các công việc chăm sóc rừng.

 2- Kĩ năng: Có kĩ năng lao động chăm sóc cây đúng kĩ thuật

 3- Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức lao động cẩn thận, an toàn trong các công việc chăm sóc rừng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

 GV: phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

 

doc63 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Học kỳ II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
- Văc xin đã pha phải dùng ngay.
- Sau khi tiêm văc xin xong phải theo dõi vật nuôi từ 2-3 h.
3. Củng cố: 
 + Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi.
 + Vắc xin là gì? Tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi?
4. Hướng dẫn về nhà
+ Học bài theo nội dung SGk
+ Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu thực hành bài 48.SGk
Lớp dạy: 7 Tiết (theo TKB):...... Ngày dạy:..................... Sĩ số:.....................
 Tiết 50
 Bài 48. Thực hành :
Nhận biết một số loại văc xin Phòng bệnh cho gia cầm và phương pháp sử dụng văc xin phòng bệnh.
I. Mục tiêu: 
 1 Kiến thức:
 - Nhận biết được một số loại văc xin phòng bệnh cho gia cầm.
- Biết được phương pháp sử dụng văc xin Niucatxon để phòng bệnh cho gà.
 2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng quan sát , nhận biết một số loại vắc xin
 3. Thái độ: 
 Có ý thức cẩn thận, chính xác và an toàn lao động.
II. Chuẩn bị của gv và hs:
- GV:
 + Vật liệu: bơm tiêm, kim tiêm, khay, nước cất, cồn.
 + Các loaị văcxin cho gà.
- HS : khúc thân cây chuối.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
Đề
Câu 1: (2đ) Em cho biết thế nào là vật nuôi bị bệnh? 
Câu 2: (6đ)Những nguyên nhân nào gây bệnh cho vật nuôi? lấy ví dụ cho từng loại?
Câu 3: (2đ) Vắc xin là gì?
Đáp án đề 
Câu 1:(2đ) Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh
Câu 2(6đ) Nguyên nhân sinh ra bệnh của vật nuôi: 
- Yếu tố bên trong( yếu tố di truyền)
Ví dụ: Bệnh bạch tạng ở trâu
- Yếu tố bên ngoài( môi trường sống của vật nuôi)
 + Cơ học: 
 + Lí học
 + Hóa học 
 + Sinh học
 Ví dụ: khi bị nhiễm lạnh, một số lợn đi ngoài ra phân trắng. 
Câu 3: (2đ) Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm gọi là vắc xin.
dịch 
2. Bài mới
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động1 .Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
- Dụng cụ và vật liệu: bơm tiêm, bẹ chuối....
- Phân công hs chuẩn bị báo cáo thực hành
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
- Vắc xin
- Nước sạch
I. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu(sgk)
Hoạt động 2. Quy trình thực hành.
Gv yêu cầu hs quan sát một số loại vắc xin
Loại văcxin
Đối tượng dùng
Thời hạn sử dụng
Yêu cầu hs quan sát
+ Bơm tiêm có những bộ phận nào?
Quan sát
quan sát hình sgk
+ kim tiêm, vỏ bơm, ruột bơm,đệm, vòi bơm để cắm kim
II. Quy trình thực hành 
1. Nhận biết một số lạo văc xin phòng bệnh cho gia cầm.
a. Quan sát chung:
Loại văcxin
Đối tượng dùng
Thời hạn sử dụng
b. Dạng văc xin:
 - Dạng bột
 - Dạng nước
c. Liều dùng:
 Tùy từng loại văcxin: Tiêm , chủng, chích, nhỏ
2. Phương pháp sử dụng vắc xin Niucatsơn phòng bệnh cho gà:
Bước 1: Nhận biết các bộ phận và tháo, lắp, điều chỉnh bơm tiêm
Bước 2: Tập tiêm trên thân cây chuối
Bước 3: pha chế và hút vắc xin
Bước 4: Tập tiêm dưới da
Hoạt động 3: Thực hành
Yêu cầu hs thực hành và hoàn thành bảng(trang 127)
Gv theo dõi, nhắc nhở hs thực hành nghiêm túc, an toàn, cẩn thận ghi kết quả vào báo cáo thực hành
Gv yêu cầu hs ngừng thực hành nộp báo cáo
Thực hành 10’
 Nộp báo cáo
III. Thực hành
quan sát các loại vắc xin hoàn thành bảng(sgk)
3- Đánh giá :
- Nhận xét quá trình thực hành của các nhóm
- Tinh thần thái độ của hs
- Kết quả thực hành
4. Hướng dẫn về nhà
hs về nhà ôn tập kiến thức chuẩn bị thi học kì 2
Lớp dạy: 7 Tiết (theo TKB):...... Ngày dạy:..................... Sĩ số:.....................
Tiết 51
ôn tập
I.Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của học kì II về kĩ thuật chăn nuôi
 - Thông qua tiết ôn tập giúp cho hs củng cố được các kiến thức cơ bản
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn cho hs kĩ năng tổng hợp kiến thức học kì II vận dụng trả lời các câu hỏi ôn tập.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức ôn tập kiến thức của học kì II
II. Chuẩn bị của gv và hs:
 Gv: Câu hỏi, đáp án
 Hs: ôn tập kiến thức
III. Tiến trình dạy - học
1. Kiểm tra 
2. Bài mới 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động : Kiến thức cơ bản
ôn tập vai trò nhiệm vụ ngành chăn nuôi.
+ Vai trò của ngành chăn nuôi là gì?
? Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi là gì.
ôn tập kỹ thuật chăn nuôi đại cơng( giống vật nuôi)
+ Thế nào là giống vật nuôi?
+ Vai trò giống vật nuôi?
- cho hs ôn lại
+ kn sinh truởng và phát dục ?
+ Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
* Ôn tập nội dung thức ăn vật nuôi.
gv: đưa câu hỏi để hs nghiên cứu trả lời:
+ cho biết nguồn gốc t/ă vật nuôi.
+ Trong thức ăn có các thành phần nào?
+ Kể tên các chất dd cơ thể hấp thụ vào máu?
+ Thức ăn có vai trò như thế nào với cơ thể con vật?
+ Nêu mục đích của việc chế biến và dự chữ thức ăn vật nuôi?
+ Các phương pháp chế biến t/ă?
+ Các phương pháp dự trữ t/ă?
+ Các phương pháp sản xuất t/ă giàu protein và giàu gluxit?
Gv tổng kết bài học ôn tập các dạng bài tập, câu hỏi 
suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
suy nghĩ trả lời
1. Vai trò của chăn nuôi
+ Cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác
+Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi là phát triển toàn diện: đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất: đầu tư cho nghiên cứu và quản lí nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và suất khẩu.
2. Giống vật nuôi
+ Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tào ra. Mỗi giống có cùng nguồn gốc, có đặc điểm chung, có tính di truyền ổn định......
+ Vai trò......
- Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
- Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
3. Sự sinh trưởng và phát dục
+ Sự sinh trưởng: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của các bộ phận trong cơ thể 
ví dụ: 
+ Sự phát dục: (sgk)
Ví dụ: 
+ Đặc điểm: 
 - Không đồng đều:ví dụ
 - Theo giai đoạn: ví dụ
 - Theo chu kì: ví dụ
4. Thức ăn vật nuôi
+ Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng
Nước và chất khô
trong chất khô có protein, gluxit, lipit, vitamin và chất khoáng
5. Vai trò thức ăn đối với vật nuôi.
+ Thức ăn được cơ thể hấp thụ....
+ Cung cấp năng lượng cho cơ thể vật nuôi để làm việc như: thồ hàng, kéo, cỡi, các hoạt động khác.
Cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra các sản phẩm chăn nuôi: thịt trúng, sữa, ........
6. Chế biến và dự chữ thức ăn cho vật nuôi
+ Mục đích chế biến và dự chữ (sgk)
+ Các phương pháp chế biến: Cắt ngấn, nghiền nhỏ, rang hấp, nấu chín, đường hóa, kiềm hóa....
+ Các phương pháp dự chữ: làm khô và ủ xanh
7. Sản suất thức ăn vật nuôi
(sgk) 
3. Củng cố: 
 - Gv nhấn mạnh nội dung bài học ôn tập cho hs nắm được các kiến thức trọng tâm
4. Hướng dẫn về nhà
 Hs về nhà đọc lại nội dung ôn tập kết hợp các câu hỏi trong giờ ôn tập. để nắm vững kiến thức phần chăn nuôi.
 Ôn tập tiết sau kiểm tra học kì II
Lớp dạy: 7 Tiết (theo TKB):...... Ngày dạy:..................... Sĩ số:.....................
Tiết 52
Kiểm tra học kì II
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Học sinh nắm kiến thức cơ bản của học kì II về kĩ thuật chăn nuôi ở nước ta
 2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng kiến thức làm bài trắc nghiệm, trả lời câu hỏi tự luận
 3. Thái độ: 
 - Có thái độ làm bài nghiêm túc cẩn thận, chính xác trong quá trình làm bài
II. Chuẩn bị của gv và hs:
 Gv: Đề bài, đáp án, thang điểm
 hs: ôn tập nội dung kiến thức phần chăn nuôi.
III. Tiến trình tiết học:
1. Ma trận ra đề:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1 .Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi
1
 0,5
1
 2
2
 2,5
2. Giống vật nuôi
1
 1
1
 1
3 .Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
1
 0,5
1
 4
2
 4,5
4. Thức ăn vật nuôi
2
 1
2
 1
5. Vai trò của thức ăn vật nuôi
1
 1
1
1
 Tổng điểm
6
 4
1
 4
1
 2
8
 10
Đề bài: 
Phần I: Trắc nghiệm (2điểm)
 Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
 1. Vai trò của chăn nuôi là gì? 
 A. Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác. C. Cung cấp thực phẩm. 
 B. Cung cấp sức kéo, phân bón. D. Tất cả 3 nội dung trên. 2. Sự phát dục là gì?
 A. Sự tăng lên về khối lượng. C. Sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
 B. Sự tăng lên về kích thước. D. Cả a và b đều đúng.
3. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi?
 A. Động vật, thực vật. C. Động vật, chất khoáng.
 B. Thực vật, chất khoáng. D. Cả 3 nội dung trên
4. Trong các thành phần dinh dưỡng sau thành phần nào được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu?
 A. Protein và chất khoáng. C. Lipit và nước.
 B. Nước và vitamin. D. Nước và protein.
Phần II. Tự luận(8điểm)
 Câu 1: (2 điểm).
 a. Nhiệm vụ của ngành phát triển chăn nuôi ở nước ta là gì ?
 b. Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
 Câu 2:(4 điểm)
 a. Sự sinh trưởng là gì?
 b. Nêu đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục? Mỗi loại cho một ví dụ? 
 Câu 3: (2điểm)
Thức ăn có vai trò như thế nào đối với vật nuôi?
Đáp án 
Phần I: Trắc nghiệm(2điểm)
Mỗi ý khoanh đúng được (0,5 đ)
1(D) 3.(D)
2(C) 4.(B)
Phần II : Tự luận (8điểm)
Câu 1: (2đ)
Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta.
 - Phát triển chăn nuôi toàn diện.
 - Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất. 
 - Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí.
b. Vai trò của giống vật nuôi:
 - Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi
 - Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Câu 2(4 đ)
 a. Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể
Đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục:
 - Không đồng đều: 
 ví dụ: 1 ngày tuổi cân nặng 42g.
 2 tuần tuổi cân nặng 152g. 
 - Theo giai đoạn: (0,5đ)
 ví dụ: Bào thai Lợn sơ sinh Lợn nhỡ Lợn trưởng thành. 
 - Theo chu kì: (0,5đ)
 ví dụ: Chu kì động dục của lợn là 21 ngày. 
Câu 3: (2 đ)
 - Cung cấp năng lượng cho cơ thể vật nuôi để làm việc như: thồ hàng, kéo, cỡi và các hoạt động khác...
 - Cung cấp các chất dinh dưỡng để vật nuôi lớn lên và tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa, lông, sừng, móng...

File đính kèm:

  • docG A Cong nghe L7 ki II(Tu soan) 2009-2010.doc