Giáo án Đại số & Giải tích 11 Tiết 32 - Trần Sĩ Tùng

Kiến thức:

- Hình thành các khái niệm quan trọng ban đầu: phép thử, kết quả của phép thử và không gian mẫu.

- Nắm được ý nghĩa xác suất của biến cố, các phép toán trên các biến cố.

 Kĩ năng:

- Biết xác định được không gian mẫu.

- Biết cách biểu diễn biến cố bằng lời và bằng tập hợp.

 Thái độ:

- Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số & Giải tích 11 Tiết 32 - Trần Sĩ Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 15/10/2008	Chương II: TỔ HỢP – XÁC SUẤT 
Tiết dạy:	32	Bàøi 4: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ (tt)
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Hình thành các khái niệm quan trọng ban đầu : phép thử, kết quả của phép thử và không gian mẫu.
Nắm được ý nghĩa xác suất của biến cố, các phép toán trên các biến cố.
	Kĩ năng: 
Biết xác định được không gian mẫu.
Biết cách biểu diễn biến cố bằng lời và bằng tập hợp.
	Thái độ: 
Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức về phép thử và không gian mẫu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (3')
	H. Gieo một đồng tiền hai lần. Hãy mô tả không gian mẫu? Tìm các khả năng các mặt 	xuất hiện là như nhau?
	Đ. W = {SS, SN, NS, NN}; A = {SS, NN}.
	3. Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm biến cố 
12'
· Dựa vào phép thử trong KTBC, GV nêu các khái niệm về biến cố.
H1. Xác định biến cố:
A: "Kết quả hai lần gieo là như nhau".
B: "Có ít nhất một lần xuất hiện mặt ngửa".
H2. Xét phép thử gieo một con súc sắc. Cho ví dụ về biến cố không? biến cố chắc chắn?
Đ1. 
A = {SS, NN}
B = {SN, NS, NN}
Đ2. 
Biến cố không: "Xuất hiện mặt 7 chấm".
Biến cố chắc chắn: "Xuất hiện mặt có số chấm không lớn hơn 6".
II. Biến cố
· Mỗi biến cố liên quan đến một phép thử được mô tả bởi một tập con của không gian mẫu.
Biến cố là một tập con của không gian mẫu.
· Tập Ỉ đgl biến cố không thể.
 Tập W đgl biến cố chắc chắn.
Qui ước:
· Biến cố đôi khi được cho dưới dạng xác định tập hợp.
· Khi nói cho các biến cố A, B, .. mà không nói gì thêm thì ta hiểu chúng cùng liên quan đến một phép thử.
· Ta nói biến cố A xảy ra trong một phép thử nào đó khi và chỉ khi kết quả của phép thử đó là một phần tử của A (hay thuận lợi cho A).
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép toán trên các biến cố
10'
· GV nêu các khái niệm.
H1. Gieo một con súc sắc. Cho A: "Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 3". Xác định ?
H2. Gieo một đồng tiền hai lần. Cho A = "Hai lần xuất hiện đồng khả năng". Xác định ?
· GV nêu bảng tóm tắt:
Đ1. 
A = {3, 6}
 = {1, 2, 4, 5}
Đ2. 
A = {SS, NN}
 = {SN, NS}
Giả sử A và B là các biến cố liên quan đến một phép thử.
· Tập W \ A đgl biến cố đối của A
Kí hiệu: = W \ A .
 xảy ra Û A không xảy ra.
· Tập A È B đgl hợp của các biến cố A và B.
· Tập A Ç B đgl giao của các biến cố A và B. (còn kí hiệu A.B)
· Nếu A Ç B = Ỉ thì ta nói A và B xung khắc.
A và B xung khắc Û A và B không cùng xảy ra.
Hoạt động 3: Luyện tập các phép toán của biến cố
15'
H1. Xác định A, B, C, D?
H2. Xác định ?
H3. Xác định C È D, A Ç D?
Đ1. 
A = {SS, NN}
B = {SN, NS, SS}
C = {NS}
D = {SS, SN}
Đ2. ={SN,NS}, ={NN}, ={SS,SN,NN}, ={NS,NN}
Đ3. 
C È D = {SN, NS, SS} = B
A Ç D = {SS}
VD: Xét phép thử gieo một đồng tiền hai lần với các biến cố:
A: "Kết quả của hai lần gieo là như nhau".
B: Có ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp".
C: Lần thứ hai mới xuất hiện mặt sấp".
D: "Lần đầu xuất hiện mặt sấp".
Hoạt động 4: Củng cố
3'
· Nhấn mạnh:
– Cách xác định không gian mẫu, các biến cố liến quan đến phép thử.
– Các phép toán trên các biến cố.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Làm các bài tập từ 1 đến 7 SGK.
Đọc trước bài "Xác suất của biến cố".
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docdai11cb32.doc
Bài giảng liên quan