Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 9: Phép trừ và phép chia - Vũ Đức Cảnh
I. MỤC TIÊU
- Về kến thức: HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên
- HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư
- Về kỹ năng: HS biết vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một số bài toán thực tế
-Về thái độ : Rèn tính chính xác trong phát biểu và giải tóan
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
*GV: Bảng phụ vẽ tia số, phấn màu
Bản phụ : ghi bài?3
* HS : Ôn lại các kiến thức về phép trừ và phép chia
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 9 Đ Phép trừ và phép chia I. Mục tiêu - Về kến thức: HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên - HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư - Về kỹ năng: HS biết vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một số bài toán thực tế -Về thái độ : Rèn tính chính xác trong phát biểu và giải tóan II. Chuẩn bị của GV và HS *GV: Bảng phụ vẽ tia số, phấn màu Bản phụ : ghi bài?3 * HS : Ôn lại các kiến thức về phép trừ và phép chia III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A . Bài giảng 1. Phép trừ hai số tự nhiên * GV nêu tình huống Xét xem số tự nhiên x nào mà a) 2+x=5 hay không ? b) 6+x=5 hay không ? * GV nêu nhận xét: - ở câu 2 ta có phép trừ 5-2 * GV khái quát và ghi bảng Cho hai số tự nhiên a và b , nếu có số tự nhiên x sao cho b+x=a thì ta có phép trừ a-b * GV giới thiệu cách xác định hiệu của hai số bằng tia số qua ví dụ tìm hiệu 5-2 - Đặt bút chì ở điểm 0, di chuyển trên tia số 5 đơn vị theo chiều mũi tên rồi di chuyển theo chiều ngược lại 2 đơn vị khi đó bút chì chỉ ở điểm 3 đó là hiệu của 5 và 2 * Hãy tìm hiệu 7-3 và 5-6 bằng tia số * GV giải thích 5 không trừ được cho 6 vì khi di chuyển bút chì từ điểm 5 theo chiều ngược mũi tên 6 đơn vị thì bút sẽ vượt qua ngoài tia số * Củng cố ?1 a) a-a= b) a-0= c) điều kiệnđể có hiệu a-b là... * GV nhấn mạnh - Số bị trừ = số trừ => hiệu bằng 0 - Số trừ bằng 0 số bị trừ = hiệu - Số bị trừ ≥ Số trừ HS tìm giá trị của x và trả lời - ở câu a, tìm được x=3 ở câu b không tìm được giá trị của x HS ghi bài HS vẽ tia số sau đó dùng bút chì thực hiện thao tác như GV làm trên bảng HS tìm hiệu 7-3 và 5-6 theo cách trên và báo cáo kết quả HS đứng tại chỗ trả lời miệng đáp a) 0 b) a c) a >b 2. Phép chia hết và phép chia có dư * GV nêu tình huống Xét xem có số tự nhiên x nào mà a) 3.x=12 hay không ? b) 5.x=12 hay không ? * GV nêu nận xét : ở câu a ta có phép chia 12:3=4 * GV khái quát và ghi bảng Cho hai số tự nhiên a và b( b≠0) nếu có số tự nhiên x sao cho b.x=a thì ta có phép chia hết a:b-x * củng cố ?2 a) a:a=...(a ≠ 0) b) a:a=...(a≠0) c) a:1=... * GV giới thiệu hai phép chia - hai phép chia trên có gì khác nhau? * GV giới thiệu phép chia hết, phép chia có dư và ghi bảng a=b.q+r (0≤r<b ) Nếu r = 0 thì a= b.q: Phép chia hết Nếu r ≠ 0 thì phép chia có dư - Số bị chia, số chia thương có quan hệ gì? - Số chia có đều kiện gì ? -số dư có điều kiện gì? * Củng cố ?3 GV treo bảng phụ và gọi 1 HS lên bảng làm bài HS tìm gía trị của x và trả lời - ở câu a tìm được x=4 - ở câu b không tìm được giá trị của x HS ghi bài HS đứng tại chỗ trả lời miệng Đáp a) 0 b) 1 c) a HS trả lời Phép chia thứ nhất có số dư bằng 0, phép chia thứ 2 cố số dư khác 0. HS đọc phần tổng quát SGK HS trả lời SBC=SC.Thương +Số dư Số chia phải khác 0 Số dư < Số chia HS dưới lớp làm ra vở nháp Đáp a) thương là 35, dư là 5 b) thương là 41, dư là 0 c) không xảy ra vì Số chia = 0 d)không xảy ra vì số dư > số chia B. Củng cố * bài 44 a,d( SGK) Tìm số tự nhiên x biết a) x:13=41 d) 7x-8=713 - Cách tìm số bị chia - Cách tìm số trừ - Điều kiện để thực hiện được phép trừ là gì? - Điều kiện để a:b là gì? - GV viết một phép chia có dư - Nêu quan hệ giữa bốn số trong phép chia đó? Nêu điều kiện của số chia và số dư HS 1: làm câu a HS 2: làm câu b Đáp a) x=41.13=533 b) 7x=713+8=721 x=721:7=103 HS trả lời miệng - Sốbị trừ > Số trừ - Có số tự nhiên q sao cho a=b.q Số bị chia= Số chia. Thương +số dư Số chia ≠ 0 Số dư < số chia C. Hướng dẫn về nhà - Bài 41: Vẽ sơ đồ quãng đường đi từ Hà Nội đến TP HCM, điền độ dài tương ứng rồi dựa vào sơ đồ để giải bài toán - Học bài theo SGK - Làm bài tập 41,42,43,44 b,c,e,g,45(SGK)
File đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_6_tiet_9_phep_tru_va_phep_chia_vu_duc_can.doc