Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Bài 1 đến bài 8 - Phạm Thị Hợp

BÀI 1:TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1)

I.MỤC TIÊU

 1.Kiến thức:Giúp HS biết:

-Cần phải trung thực trong học tập.

-Gía trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.

-Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi ,kiểm tra.

2.Thái độ:

-Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập và thành thật trong học tập.

-Đồng tình với hành vi trung thực-phản đối hành vi không trung thực.

3.Hành vi:

-Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

-SGK Đạo đức 4.

-Các mẩu chuyện,tấm gương về sự trung thực trong học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sách vở,đồ dùng học tập.

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1:Xử lí tình huống

Mục tiêu:Giúp HS biết Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá.

Cách tiến hành:

-GV treo tranh tình huống như như SGK,tổ chức cho HS thảo luận nhóm câu hỏi 1 và 2

-HS chia nhóm quan sát và thảo luận.

GV yêu cầu các nhóm nêu ý kiến của nhóm mình

-GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính và hỏi:Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì? Vì sao em làm thế?

GV kết luận:Cách giải quyết:”Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm nộp sau.” Là phù hợp,thể hiện tính trung thực trong học tập.

Hoạt động 2:Làm việc cá nhân (Bài tập1, SGK)

Mục tiêu: Giúp HS biết phân biệt các hành động đúng -sai

Cách tiến hành: -HS trả lời

_HS trả lời, lớp bổ sung về mặt tích cực, hạn chế của mỗi cách giải quyết.

GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

GV kết luận:

-Các việc (c) là trung thực trong học tập

-Các việc (a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập. HS trả lời

HS làm việc cá nhân.

HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau.

Hoạt động 3:Thảo luận nhóm (bài tập 2, SGK)

Mục tiêu:HS thấy được gía trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.

Cách tiến hành:

Gv gọi HS nêu yêu cầu BT 2 và tiến hành thảo luận nhóm.

GV cho cả lớp trao đổi bổ sung.

GV kết luận: +Ý kiến (b),(c) là đúng.

 +Ý kiến (a) là sai. -HS cùng thảo luận, giải thích lí do lựa chọn của mình.

GV gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. -HS đọc ghi nhớ.

Hoạt động 4:Hoạt động tiếp nối

GV nhắc HS sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương trung thực trong học tập.

-Tự liên hệ (Bài tập 6,SGK)

-Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học (Bài tập 5)

 

doc32 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Bài 1 đến bài 8 - Phạm Thị Hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
-Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo,cô giáo.
-Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo.
-Biết làm giúp thầy cô một số công việc phù hợp. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
-SGK Đạo đức 4
-Phóng to các tranh trong bài học.
-Các băng chữ để sư dụng cho hoạt động 3,tiết1.
-Kéo, giấy màu,bút màu, hồ dán đẻ sử dụng cho hoạt động 2,tiết 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ:
-Em hãy kể một số việc làm để thể hiện sự biết ơn thầy giáo, cô giáo.
-Gọi 1-2 HS nêu phần ghi nhớ.
* Nhận xét bài cũ.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1:Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được.
Mục tiêu:Giúp HS hiểu biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của nhân dân ta.Biết ơn thầy cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó.
 Cách tiến hành:
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
-HS làm việc theo nhóm
GV phát cho mỗi nhóm HS 3 tờ giấy và bút.
Yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ ca dao, tục ngữ; tên các truyện kể , các kỉ niệm khó quên vào 3 tờ giấy khác nhau.
-Lần lượt từng HS trong nhóm ghi vào giấy các nội dung theo yêu cầu của GV (không ghi trùng lặp)
-Cử người đọc các câu ca dao,tục ngữ.
-Tổ chức làm việc cả lớp.
+Yêu cầu các nhóm dán lên bảng các kết quả theo 3 nhóm:
Ca dao tục ngữ nói lên sự biết ơn các thầy cô giáo.
Tên chuyện kể về thầy cô giáo.
Kỉ niệm khó quên.
Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả.
GV yêu cầu đại diện các nhóm đọc các câu ca dao tục ngữ.
Có thể giải thích một số câu khó hiểu.
Ví dụ :
Không thầy đố mày làm nên.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
. . .
Kết luận:Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta điều gì?
-Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta phải biết kính trọng, yêu quý thầy cô vì thầy cô dạy ta điều hay lẽ phải, giúp ta nên người.
+Yêu cầu các nhóm tiếp tục hoạt động nhóm để kể cho nhau nghe câu truyện mà mình sưu tầm được hoặc kỉ niệm của mình.
+Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu truyện hay để thi kể chuyện.
-Tổ chức làm việc cả lớp:
+Yêu cầu từng nhóm lên kể chuyện. Cử 5 HS làm ban giám khảo.GV phát cho mỗi thành viên ban giám khảo 3 miếng giấy màu:đỏ,cam,vàng để đánh giá.
+Lần lượt HS kể cho nhóm nghe câu truyện của mình đã chuẩn bị.
+ Chọn 1 câu chuyện hay, tập kể trong nhóm để chuẩn bị dự thi.
HS mỗi nhóm lên kể chuyện.Ban giám khảo đánh giá:Đỏ – rất hay; cam-hay; vàng-bình thường.
Em thích nhất câu chuyện nào? Vì sao?
-Các HS khác nhận xét, bày tỏ cảm nhận về các câu chuyện.
Các câu chuyện mà các em được nghe đều thể hiện bài học gì?
GV kết luận :Đối với các thầy cô cũ hay thầy cô giáo mới, các em phải ghi nhớ: Chúng ta luôn phải biết yêu quý, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
HS trả lời.
Hoạt động 2:Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ.
Mục tiêu:HS thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo.
Cách tiến hành:
HS làm việc cá nhân .
GV kết luận: GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà các em đã làm.
*Kết luận chung:
-Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo.
-Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn.
Hoạt động 3:Củng cố – dặn dò:
-Gọi HS nêu ghi nhớ.
-Thực hiện các nội dung ở mục thực hành.
-CB:Yêu lao động.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
BÀI 8:YÊU LAO ĐỘNG (TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS có khả năng:
1.Kiến thức:
-Bước đầu biết được giá trị của lao động.
-Hiểu được ý nghĩa của lao động:Giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no,hạnh phúc cho bản thân và cho mọi người.
2. Thái độ:
-Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
-Yêu lao động; yêu mến đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn.
3.Hành vi:
-Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
-Tự giác làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-SGK Đạo đức
-Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
-Các câu chuyện tham khảo trong SGV (phần phụ lục)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao chúng ta phải biết ơn thầy giáo, cô giáo?
-Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
*Nhận xét bài cũ.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Giới thiệu bài: Người ta thường nói “Lao động là vinh quang”. Vậy lao động mang lại cho ta những gì? Bài học hôm nay:”Yêu lao động” sẽ giúp cho các em hiểu rõ điều đó.
Hoạt động 1:Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a
Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung và ý nghĩa câu truyện.
Cách tiến hành:
GV đọc lần thứ nhất.
Gọi một HS đọc lần thứ hai.
GV cho lớp thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK
HS đọc bài.
-Đại diện các nhóm trình bày .HS ca ûlớp trao đổi, tranh luận.
GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở,  đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp con người sống tốt hơn. 
GV cho HS đọc và tìm hiểu nội dung phàn ghi nhớ.
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm (BT 1, SGK).
Mục tiêu :Giúp HS hiểu những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm và giải thích yêu cầu làm việc nhóm.
-Các nhóm thảo luận,
-Đại diện các nhóm trình bày.
GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động.
Hoạt động 3:Đóng vai (BT 2,SGK)
Mục tiêu: Giúp HS biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.Yêu lao động; yêu mến đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống.
-Các nhóm thảo luạn chuẩn bị đóng vai.
-Một số nhóm lên đóng vai.
-Cách ứng xử trong các tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
-Ai có cách ứng xử khác?
GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
-HS trả lời.
Hoạt động 4:Củng cố – dặn dò
Gọi HS nêu phần ghi nhớ.
Chuẩn bị trước bài tập 3,4,5,6 trong SGK.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
BÀI 8:YÊU LAO ĐỘNG (TIẾT 2)
I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS có khả năng:
1.Kiến thức:
-Bước đầu biết được giá trị của lao động.
-Hiểu được ý nghĩa của lao động:Giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no,hạnh phúc cho bản thân và cho mọi người.
2. Thái độ:
-Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
-Yêu lao động; yêu mến đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn.
3.Hành vi:
-Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
-Tự giác làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-SGK Đạo đức
-Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
-Các câu chuyện tham khảo trong SGV (phần phụ lục)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ:
-Em hãy kể một số biểu hiện của yêu lao động ?
-Gọi 1-2 HS nêu ghi nhớ.
* Nhận xét bài cũ.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1:Kể chuyện các tấm gương yêu lao động.
Mục tiêu:Giúp HS học tập các tấm gương yêu lao động.
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS kể về các tấm gương lao động của Bác Hồ, chung Anh hùng lao động hoặc của các bạn trong lớp.
HS kể.
Vậy những biểu hiện của yêu lao động là gì?
-Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm toots công việc của mình
-Tự làm lấy công việc của mình.
-Làm việc từ đầu đến cuối 
* HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
GV kết luận:Yêu lao động là tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối  Đó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập.
Hoạt động 2:Làm việc theo nhóm đôi (BT 5, SGK)
Mục tiêu:Giúp HS biết yêu lao động và lựa chọn những việc làm có ích.
Cách tiến hành:
GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
GV mời một vài HS trình bày trước lớp.
HS trao đổi với nhau về nội dung BT.
Lớp thảo luận , nhận xét.
GV kết luận: Nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng học tập ,rèn luyện để có thể thực ước mơ của mình.
Hoạt động 3:HS trình bày, giới thiệu các câu ca dao , tục ngữ, các bài viết, tranh vẽ.
Mục tiêu:Phát huy khả năng sáng tạo, tìm tòi học hỏi của HS để vươn tới những điều tốt đẹp giúp HS thấy được giá trị của lao động.
Cách tiến hành:
Bước 1:Hoạt động nhóm.
GV cho HS hoạt động nhóm để ghi ra những câu tục ngữ , ca dao 
-GV hỏi HS ý nghĩa một số câu ca dao ,tục ngữ.
HS tiến hành ghi.
Cá nhóm lần lượt dán các câu tục ngữ, ca dao lên bảng.
HS giải thích,lớp nhận xét.
Bước 2:Hoạt động cả lớp.
GV gọi HS trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh vẽ về một công việc mà em yêu thích.
GV nhận xét,khen những bài viết, tranh vẽ tốt.
Kết luận chung:
-Lao động là vinh quang.Mọi người cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
-Trẻ em cũng cần phải tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng bản thân.
-HS trình bày.
Cả lớp thảo luận, nhận xét.
Hoạt động 4:Củng cố – dặn dò.
 -Gọi HS nêu ghi nhớ.
-Thực hiện nội dung mục “Thực hành” trong SGK.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docDAO DUC.doc
Bài giảng liên quan