Giáo án dạy Lớp 3 - Tuần 3
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN:
CHIẾC ÁO LEN
I. Mục tiêu: A . Tập đọc:
- Biết nghỉ hơI sau dấu chấm , dấu phẩy ,giữa các cụm từ ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật vớ lời người dẫn chuyện .
- Hiểu ý nghĩa : Anh em phảI biết nhường nhịn , thương yêu lẫn nhau .
B. Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý .
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn phần gợi ý kể chuyện .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Tập đọc: (50- 55phút)
1, Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Một HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài “Cô giáo tý hon”
2, Dạy học bài mới: ( 45 – 50 phút)
a , Luyện đọc:
- GV đọc mẫu – HS đọc nối tiếp .
- HS luyện đọc từ ngữ : ở giữa , phụng phịu , xin lỗi, dỗi mẹ
- Luyện đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa từ khó ( Chú giải )
- HDHS ngắt giọng câu khó: “ áo có dây kéo ở giữa,/ lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh/ hoặc mưa lất phất.//”
iểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của HS. II .Đồ dùng dạy học: - Mặt đồng hồ bằng bìa ( có kim ngắn , kim dài, có ghi số , có các vạch chia giờ, phút ). - Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có 1 kim giờ, 1 kim phút) III. Các hoạt động trên lớp : 1, GV hướng dẫn HS cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo 2 cách : - GV quay đồng hồ bằng bìa chỉ : 8 giờ 35 phút rồi nêu “ Các kim đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút” H : Vậy còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ ? ( 25 phút ) Vậy có thể nói : “ 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút” Tương tự GV quay đồng hồ theo giờ ở các hình còn lại – cho HS đọc lần lượt theo hai cách như trên. 2, Thực hành : Bài 1: - HS đọc miệng theo mẫu . Bài 2 : - Cho HS quay kim đồng hồ theo yêu cầu ( lần lượt từng bài ) - Gọi một số HS đọc theo hai cách . Bài 3: HS nối đồng hồ tương ứng với cách đọc. A - d B - g C - e D - b E - a G - c Bài 4 : 1HS nêu yêu cầu – cả lớp quan sát ở SGK . GV nêu câu hỏi từng tranh – gọi HS trả lời – cả lớp nhận xét. chính tả : Tập chép : chị em II . Mục đích, yêu cầu: - Rèn kĩ năng viết chính tả : Chép lại đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát Chị em. - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm , vần dễ lẫn lộn ( tr/ ch ; ăc / oăc) II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết bài thơ Chị em. III. Hoạt động trên lớp : A, Bài cũ : GV đọc cho HS viết các từ : trăng tròn , chậm trễ , học vẽ , thi đỗ. B, Bài mới : 1, Giới thiệu bài ; GV nêu mục đích , yêu cầu của bài. 2, Hướng dẫn học sinh viết : - HS đọc bài thơ trên bảng phụ . H : Người chị trong bài thơ làm những việc gì ? ( Trải chiếu , buông màn, ru em ngủ/ chị quét sạch thềm./ chị đuổi gà , chị ngủ cùng em.) - GV hướng dẫn HS cách viết chính tả , cách trình bày bài thơ. - HS viết bảng con từ : luống rau, trải chiếu. - GV đọc cho HS nhìn bài ở bảng chép bài vào vở- Chấm , chữa bài. 3, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 2: - HS điền vào vở bài tập – Nêu miệng trước lớp. Bài tập 3 : - HDHS nắm vững yêu cầu của bài tập - HS nêu – GV ghi vào bảng lớp. a , Chung - trèo - chậu. b , mở - bể - mũi . 4, Củng cố , dặn dò: Yêu cầu những HS viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại . Luyện Tập đọc – kể chuyện (2 tiết) Chiếc áo len I – Mục tiêu : - Giúp HS luyện đọc trôi chảy bài “Chiếc áo len ”. - Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện . * Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý . HS khá giỏi kể được toàn bộ câu chuyện . II- Đồ dùng : Bảng phụ ghi các gơị ý để HS kể chuyện. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : Luyện đọc : ( 15’-20’) Một HS khá đọc toàn bộ câu chuyện . ? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? Luyện đọc đoạn nối tiếp . Hướng dẫn đọc theo lời nhâ vật phù hợp với nội dung diễn biến câu chuyện . GV đọc mẫu . HS phát hiện giọng đọc . HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 . Luyện đọc trong nhóm . Thi đọc giữa các nhóm . 1-2 HS đọc bài . Kể chuyện : (45 -50’) GV treo bảng phụ ghi sẵn các gợi ý . HS đọc nối tiếp các gợi ý . Tập kể chuyện trong nhóm . GV theo dõi giúp đỡ các nhóm yếu . Thi kể chuyện giữa các nhóm . Tuyên dương những em kể chuyện hấp dẫn . Củng cố dặn dò : ( 3-4’) Về tập kể lại chuyện cho người thân và bạn Thứ sáu ngày4 tháng 9 năm2009 toán: luyện tập I . Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút ) - Biết xác định 1/2 , 1/3 của một nhóm đồ vật. II - Đồ dùng : - Đồng hồ bàn loại 2 kim . II . Các hoạt động trên lớp : Bài tập 1 : HS xem đồng hồ rồi nêu giờ đúng ở mỗi hình : A, 6 giờ 15 phút B , 2giờ rưỡi C , 9 giờ kém 5 phút. D , 8 giờ. Bài tập 2 : Dựa vào tóm tắt ,cho HS nêu lời bài giải , sau đó cho HS tự giải. ( Số người có ở trong 4 thuyền là : 5 x 4 = 20 (người ) Đáp số : 20 người ) Bài tập 3 : HS nhìn vào hình vẽ , trả lời : a , Hình 1 b , Hình 3, hình 4 ( Có thể cho HS biết hình 2 đã khoanh vào 1/4 số quả cam ) Bài tập 4 : Yêu cầu HS tính kết quả rồi điền dấu. Chẳng hạn : 4 x 7 4 x 6 4 x 5 5 x 4 16 : 4 16 : 2 28 > 24 20 = 20 4 < 8 ( Hoặc có thể nói : 4 lấy 7 lần lớn hơn 4 lấy 6 lần; 4 x 5 = 5 x 4 vì đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi ) _______________________________________ Luyện toán Luyện tập I . Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút ) - Biết xác định 1/2 , 1/3 của một nhóm đồ vật . II – Các hoạt động dạy học chu yếu : Hưỡng dẫn HS làm bài trong vở bài tập . Bài 1 : HS đọc yêu cầu . HS tự làm trình bày , trình bày mệng . Nhận xét bổ sung : a- 2 giờ 30’ b- 9 giờ 55’ Hoặc 10 giờ kém 5’ c- 8 giờ 10’ Bài 2 : Giúp HS dựa vào toám tắt đọc bài toán . HS thảo luận nhóm 2 . Đại diện một số nhóm trình bày . Bài giảI : Số người ngồi trên năm thuyền là: 4x5 = 20 (người ) Đáp số : 20 người . Bài 3 : a- Khoanh vào 1/3 số ngôI sao b- Khoanh vào 1/5 số bông hoa Bài 4 : - Dành cho HS khá giỏi : Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm : >,< ,= a- 3x5 3x6 b- 3x5 . 5x3 4x66x4 20:420:5 Hưỡng dẫn HS tính nhẩm ở vở nháp chỉ điền dấu thích hợp vào chỗ chấm . Củng cố dặn dò : * Nhận xét tiết học tập làm văn : kể về gia đình - điền vào giấy tờ in sẵn II . Mục đích, yêu cầu: 1,Rèn kĩ năng nói : Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen. 2, Rèn kĩ năng viết : Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu . II. Đồ dùng dạy học: Mẫu đơn xin nghỉ học . III. Hoạt động trên lớp : A, Bài cũ : 2HS đọc đơn xin vào Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. B, Bài mới : 1, Giới thiệu bài ; GV nêu mục đích , yêu cầu của bài. 2, Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1 : ( HS làm miệng ) - 1 HS nêu yêu cầu của bài . - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài : Kể về gia đình mình cho người bạn mới . - -- Các em chỉ cần kể tư 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình em. ( Ví dụ : Gia đình em có những ai? Làm những công việc gì ? Tính tình của họ ra sao ?.. ) - HS kể về gia đình mình trong nhóm bàn nghe. - Đại diện mỗi nhóm lên kể trước lớp. Bài tập 2 : GV nêu yêu cầu của bài. Một HS đọc mẫu đơn, sau đó nói về trình tự của lá đơn: + Quốc hiệu và tiêu ngữ + Địa điểm và ngày , tháng, năm viết đơn. + Tên của đơn. + Tên của người nhận đơn. + Họ tên người viết đơn ; người viết là học sinh lớp nào. + Lí do viết đơn. + Lời hứa của người viết đơn. + ý kiến và chữ kí của gia đình HS. + Chữ kí của học sinh. _ HS làm bài – Chữa bài ( GV chú ý mục lí do nghỉ học cần đúng sự thật.) . Củng cố – dặn dò: Nhớ mẫu đơn để viết khi cần thiết . Tập viết : Ôn chữ hoa B I . Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa B( 1 dòng ) , H ,T ( 1 dòng ) ; Viết đúng tên riêng Bố Hạ ( 1 dồng ) và câu ứng dụng : Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn . bằng chữ cỡ chữ nhỏ II . Đồ dùng dạy học : Chữ mẫu B , Tên riêng : Bố Hạ . III . Các hoạt động dạy học chủ yếu : A . Bài cũ : Kiểm tra bài viết của hs. 2 hs đọc thuộc lòng câu ứng dụng đã học ở bài trước . B . Bài mới : 1 . Gtb: Nêu mục đích yêu cầu tiết học . 2 . Hướng dẫn viết trên bảng con : a. Luyện viết chữ hoa : Hd hs quan sát chữ mẫu chữ B ? Tìm các chữ hoa có trong bài ? (B ,H , T) Gv viết mẫu đồng thời nhắc lại cách viết từng chữ Hs tập viết chữ B trên bảng con B . Luyện viết từ ứng dụng - Hs đọc từ ứng dụng . -giúp hs hiểu từ ứng dụng . C . Câu ứng dụng : - Hs viết bảng con chữ : Tuy D . Thực hành viết vào vở . - Theo dõi giúp đỡ hs yếu - Chấm – chữa bài . * Nhận xét tiết học Luyện toán : Ôn về tính giá trị biểu thức, chu vi I . Mục tiêu: - Củng cố về cách tính giá trị biểu thức ( nhân hoặc chia trước, cộng hoặc trừ làm sau ) - Tiếp tục củng cố về cách tính chu vi của hình tam giác, hình chữ nhật. II .nội dung ôn luyện: Bài tập 1 : Tính giá trị biểu thức 2 x 9 : 3 40 : 5 x 4 3 x 5 + 10 5 x 7 - 28 Lưu ý : GV yêu cầu HS trình bày theo hai bước . Chẳng hạn : x 5 + 10 = 15 + 10 = 25 Bài tập 2 : Hình tam giác ABC , có cạnh AB = 15 cm, cạnh BC = 18 cm, cạnh CA = 24cm. Tính chu vi hình tam giác đó ? Hướng dẫn HS : Chu vi bằng các cạnh cộng lại với nhau. ( Chu vi : 15 + 18 + 24 = 57 cm) Bài tập 3 : ( Dành cho HS giỏi ) Một hình tam giác ABC, có cạnh AB = 25 dm, cạnh BC = 16 dm và chu vi là 64 dm. Tính cạnh CA của hình tam giác đó ? GV gợi ý bằng hình vẽ - HS tìm cách giải. ( Cạnh CA của hình tam giác đó là : 64 - 25 - 16 = 23 ( dm ) Đáp số : 23 dm ) Luyện chữ viết : Bài 3 Mục tiêu : Luyện chữ viết hoa B. Viết tên riêng : Bìng Dương , Bắc Kinh bằng chữ cỡ nhỏ . Viết các câu ứng dụng trong vở luyện chữ viết . II . Đồ dùng : Mộu chữ viết hoa B , D , K . Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1 . Bài cũ : (3 p) Kiểm tra bnài viết ở nhà 2 . Bài luyện viết : a . Giới thiệu bài :( 1 p) b . Hd quan sát chữ mẫu : 2p) HS quan sát lần lượt từng chữ mẫu : B , D , K . c. HD viết từ ứng dụng : - Bình Dương - Bắc kinh - GV giới thiệu địa danh: Binh Dương , Bắc Kinh . - HS viết lần lượt vào bảng con . - Nhận xét bổ sung . d- Viết câu ứng dụng : - HS đọc câu ứng dụng . ? Tìm từ viết hoa trong câu ?( Bắc ,Hỏi , Cuội , Bởi ) * Lưu ý : Từ “Cuội ” HS viết bảng con . 3Thực hành viết vào vở : ( 15 phút ) Chấm chữa bài: IV – Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học . _________________________________________ sinh hoạt lớp: đánh giá hoạt động tuần qua II. Mục đích , yêu cầu : Giúp học sinh rèn luyện tốt nền nếp ra vào lớp, nền nếp học tập ở trường và ở nhà. Phát huy được những ưu điểm trong tuần, khắc phục được những tồn tại còn mắc phải để tuần sau làm tốt hơn. Giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác và có kỉ luật cho học sinh. II. Nội dung sinh hoạt: 1, Đánh giá , nhận xét ưu điểm và tồn tại trong tuần qua. - Tổ trưởng các tổ đánh giá, nhận xét hoạt động của tổ trong tuần. - ý kiến bổ sung của cả lớp. - Lớp trưởng nhận xét chung – GV tổng hợp ý kiến đưa ra biện pháp khắc phục tồn tại. 2, Đề ra nhiệm vụ tuần sau: - Phân công trực tuần cho tổ 1 - Dặn dò những em cần khắc phục thiếu sót trong tuần qua vè các mặt : ăn mặc , học tập, vệ sinh , nền nếp, _
File đính kèm:
- TUAN 3.doc