Giáo án Địa 9 cả năm
Bài 1: ĐỊA LÍ CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU.
Kiến thức:
- Hiểu được nước ta có 54 dân tộc mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày tình hình phân bố các dân tộc nước ta.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu, bản đồ về dân cư.
Thái độ:
- Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước.
II. CHUẨN BỊ.
hợp nhất: Tên đảo, quần đảo. (A) Thuộc tỉnh. (B) A→B 1. Cô Tô a. Quảng Ngãi 1. → 2. Lý Sơn b. Khánh Hoà 2. → 3. Trường Sa c. Kiên Giang 3. → 4. Phú Quốc d. Quảng Ninh 4. → e. Hải Phòng II. TỰ LUẬN (7,0đ): Câu 1 (2,0đ): Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 (%) Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 100,0 1,7 46,7 51,6 Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 và nêu nhận xét Câu 2 (4,0đ): Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước ? Câu 3 (1,0đ): Nêu tên 4 bãi tắm ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam. ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (3,0đ) Câu 1 (2,0đ): Mỗi ý đúng được 0,5đ 1. b 2. a 3. c 4. d Câu 2 (1,0đ): Mỗi ý đúng được 0,25đ 1. d 2. a 3. b 4. c II. TỰ LUẬN (7,0đ): Câu 1 (2,0đ): - Vẽ đúng, đầy đủ như sau được (1,5đ) - Nhận xét (0,5đ): Tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng cao, ngành nông, lâm ngư nghiệp phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế. Câu 2 (4,0đ): Mỗi ý đúng được 0,5đ - Diện tích đồng bằng phù sa rộng lớn. - Khí hậu cận xích đạo gió mùa. - Mạng lưới sông dày đặc có nước quanh năm. - Dân cư có mật độ đông, lao động có kinh nghiệm về trồng cây lúa nước. - Vùng có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến lương thực. - Thị trường xuất khẩu gạo nước ta được mở rộng và có vị trí hàng đầu ở thị trường lương thực thế giới. - Nhà nước có chính sách phát triển vùng sản xuất lương thực, sản xuất lương thực là một trong ba chương trình kinh tế lớn mà nước ta đang thực hiện. Câu 3 (1,0đ): Kể đúng mỗi bãi tắm được 0,25đ VD: Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Phú Quốc (Kiên Giang). 3. Thu bài: (1p) V. Rút kinh nghiệm: .. TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT BGH KÝ DUYỆT Tuần: 36 Ngày soạn: 05/05/2014 Tiết (PPCT): 51 Ngày dạy://. Bài 41: ĐỊA LÝ TỈNH (THÀNH PHỐ) I. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Bổ sung và nâng cao kiến thức về địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội. + Có được những kiến thức về địa lý địa phương thành phố. + Phát triển năng lực, nhận thức vận dụng những kiến thức vào thực tế những kết luận rút ra, những đề xuất đúng đắn có thể là cơ sở để đóng góp với địa phương trong sản xuất và quản lý xã hội (thuận lợi, khókhăn) để có ý thức tham gia cải tạo, xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước. - Về kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích, nhận xét biểu đồ. - Về thái độ: Gd h/s hiểu biết được tiềm năng to lớn về tài nguyên của Cà Mau. II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng ĐBSCL, Máy chiếu. - HS: Ôn lại kiến thức đã học. III. Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, đặt vấn đề. IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 3. Giảng bài mới: Gv giới thiệu bài mới (1p) Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Vị trí đía lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính (10p) - Gv: Giới hạn của tỉnh Cà Mau giáp với những tỉnh nào ? Có nhận xét gì về vị trí giới hạn của tỉnh Cà Mau ? - Hs: Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông giáp Bạc Liêu, phía Tây giáp biển Tây (vịnh Thái Lan), phía Đông Nam và Nam giáp biển Đông. - Gv: Ý nghĩa của vị trí đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ? - Hs: Cà Mau tiếp giáp hai biển. Mặt Tây giáp vịnh Thái Lan (145 km), có nhiều kênh rạch chằng chịt đổ ra biển Đông. -> Ý nghĩa: giao thông thủy lợi nuôi trồng thủy sản. - Gv: Cho biết sự phân chia hành chánh của tỉnh Cà Mau gồm bao nhiêu huyện, thành phố, phường, thị trấn trong tỉnh ? - Hs : Toàn tỉnh có 8 huyện, 1 thành phố, 68 xã, 8 phường, 8 thị trấn. I. Vị trí đía lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính. 1. Vị trí và lãnh thổ: - Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông giáp Bạc Liêu, phía Tây giáp biển Tây (vịnh Thái Lan), phía Đông Nam và Nam giáp biển Đông. - Ý nghĩa: Hai mặt giáp biển có ngư trường rộng lớn thuận lợi đánh bắt hải sản (tiềm năng kinh tế biển). 2. Sự phân chia hành chính: Toàn tỉnh có 8 huyện, 1 thành phố, 68 xã, 8 phường, 8 thị trấn. Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (30p) - Gv chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận (5p) Nhóm 1: Địa hình của tỉnh Cà Mau dựa vào bản đồ tự nhiên của tỉnh Cà Mau. - Cho biết địa hình có đặc điểm gì và phân bố của các khu vực địa hình. - Địa hình có ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế như thế nào? Nhóm 2: Quan sát biểu đồ khí hậu (hoặc số liệu thống kê về mặt nhiệt độ, lượng mưa tỉnh Cà Mau) Gv cung cấp. Nhóm 3: Sông ở tỉnh Cà Mau. - Dựa vào lược đồ cho biết tỉnh Cà Mau có những sông nào chảy qua ? - Ý nghĩa của sông ngòi đối với đời sống và phát triển kinh tế của Cà Mau. Nhóm 4: Đất đai Dựa vào thông tin qua các tư liệu cho biết các nhóm đất của Cà Mau và sự phân bố các nhóm đó. -> Nhóm đất mặn. -> Nhóm đất phèn. -> Nhóm đất than bùn. -> Nhóm đất bãi bồi. Nhóm 5: Tài nguyên sinh vật. (GV giảng giải). - Cho biết có những kiểu rừng nào và phân bố chúng. -> Hệ sinh vật hoang dã và hệ sinh vật canh tác. -> Rừng ngập mặn. Nhóm 6: Khoáng sản - Cho biết những khoáng sản gì và ý nghĩa trong phát triển kinh tế. -> Than bùn. - Hs thảo luận nhóm. + Đại diện nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Gv chuẩn xác. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 1. Địa hình: - Khu vực trũng ở Nam, Tây Nam và Đông Nam. - Khu vực còn lại là đồng bằng phù sa. 2. Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa xích cận đạo. - Nhiệt độ trung bình năm: 270C à cao. - Lượng mưa trung bình hằng năm 1949 mm - Ý nghĩa: Cây trồng phát triển thuận lợi ra hoa kết quả quanh năm, nhưng có một mùa khô kéo dài thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất của con người. 3. Thuỷ văn: - Cà Mau tiếp giáp hai biển. Mặt Tây giáp vịnh Thái Lan (145 km), có nhiều kênh rạch chằng chịt đổ ra biển Đông. - Ý nghĩa: giao thông thủy lợi nuôi trồng thủy sản. 4. Đất: - Nhóm đất mặn. - Nhóm đất phèn. - Nhóm đất than bùn. - Nhóm đất bãi bồi. 5. Sinh vật: - Hệ sinh vật hoang dã và hệ sinh vật canh tác. - Rừng ngập mặn. 6. Khoáng sản: Than bùn. 4. Củng cố: (2p) - Nêu vị trí của tỉnh Cà Mau – ý nghĩa trong phát triển kinh tế. - Nêu những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên thiên nhiên trong phát triển kinh tế. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1p) Chuẩn bị bài sau và học bài. V. Rút kinh nghiệm: TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT Tuần: 37 Ngày soạn: 12/05/2014 Tiết (PPCT): 42 Ngày dạy://. Bài 42: ĐỊA LÝ TỈNH (THÀNH PHỐ) (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Tình hình dân số của tỉnh mình sinh sống. + Biết được sự phân bố dân cư, sự gia tăng dân số. + Biết được tình hình phát triển văn hóa, giáo dục y tế của tỉnh. + Biết được đặc điểm kinh tế chung của tỉnh. - Về kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích, nhận xét bảng số liệu. - Về thái độ: Nâng cao ý thức về kế hoạch hóa gia đình và sự phân bố dân cư không hợp lí sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở địa phương và tới toàn xã hội. II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Bảng số liệu dân cư của tỉnh Cà Mau. - HS: Chuẩn bị bài. III. Phương pháp: Đàm thoại, đặt vấn đề. IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (4p) - Cho biết ý nghĩa vị trí Tp. Cà Mau đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh ? - Yếu tố tự nhiên nào có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ? 3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài (1p) Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Dân cư và lao động (20p) - Hs: Yêu cầu: quan sát bảng thống kê số liệu dấn số của tỉnh Cà Mau nhận xét: + Hiện nay Cà Mau có dân số là bao nhiêu ? + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số là bao nhiêu ? + Gia tăng cơ giới ? - Hs thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Gv kết luận. - Nguyên nhân làm biến động dân số của tỉnh ta ? - Tác động của gia tăng dân số đến lao động sản xuất ? - Hs: trả lời. - Gv kết luận. - Gv: Nêu đặc điểm kết cấu dân số của tỉnh ? - Sự kết cấu dân số đó có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội ? - Hs: Kết cấu dân số thay đổi theo độ tuổi. - Gv kết luận. - Gv: Em hãy nêu mật độ dân số của tỉnh ta ? + Đặc điểm phân bố dân cư ? + Nêu các hình thức cư trú chính ? - Hs: + Mật độ dân số TB 229 người/km2. + Dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn. - Gv kết luận. + Em hãy nêu tên các loại hình văn hóa dân gian ? + Các loại hình văn hóa truyền thống của tỉnh ta ? + Tình hình văn hóa giáo dục – y tế của vùng ? - Hs: + Đờn ca tài tử. + Đua ghe ngo. - Gv kết luận. III. Dân cư và lao động 1. Gia tăng dân số: - Năm 2011 Cà Mau có dân số 1214900 người. - Tỉ lệ gt tự nhiên: 1,5% - Gia tăng cơ giới liên tục tăng do số người từ nơi khác đến làm ăn. - Nguyên nhân gia tăng dân số là: tỉ lệ sinh tự nhiên cao và chuyển cư. 2. Kết cấu dân số: - Độ tuổi lao động vẫn chiếm tỉ lệ cao. - Kết cấu dân tộc: Người Kinh: 96%, Khơ me: 2.5%, Hoa: 1.5% 3. Phân bố dân cư: - Mật độ dân số TB 229 người/km2. - Dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn. 4. Tình hình văn hóa giáo dục - y tế: - Văn hóa giáo dục - y tế đang ngày được quan tâm phát triển. + Phổ cập cấp II + Trạm y tế trường học đang xây dựng kiên cố. Hoạt động 2: Kinh tế (15p) - Gv: Em hãy nêu tình hình phát triển kinh tế của tỉnh ta những năm gần đây ? + Nhận định tình hình phát triển kinh tế của tỉnh so với cả nước ? - Hs: + Kinh tế ngày càng phát triển. + Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. - Gv kết luận. IV. Kinh tế 1. Đặc điểm chung - Kinh tế ngày càng phát triển. - Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. 4. Củng cố: (2p) - Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của tỉnh ta ? - Nêu ảnh hưởng dân số đến kinh tế xã hội của tỉnh ? 5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1p) Các em về nhà ôn lại các kiến thức đã được học. V. Rút kinh nghiệm: .. TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT BGH KÝ DUYỆT
File đính kèm:
- DIA 9.docx