Giáo án Địa lí địa phương tỉnh Phú Thọ - Chủ đề 2. Đặc điểm dân cư – lao động và đặc điểm kinh tế – xã hội tỉnh Phú Thọ
Địa lí địa phương tỉnh Phú Thọ
Chủ đề 2. Đặc điểm dân cư – lao động và đặc điểm kinh tế – xã hội tỉnh Phú Thọ
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm dân cư – lao động của tỉnh Phú Thọ.
- Biết và phân tích tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ.
2. Kĩ năng:
- Đọc và phân tích bản đồ
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tìm hiểu về địa phương và vận dụng vào lao động sản xuất ở địa phương.
Ngày soạn:. Địa lí địa phương tỉnh Phú Thọ Chủ đề 2. Đặc điểm dân cư – lao động và đặc điểm kinh tế – xã hội tỉnh Phú Thọ I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Biết được đặc điểm dân cư – lao động của tỉnh Phú Thọ. - Biết và phân tích tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ. 2. Kĩ năng: - Đọc và phân tích bản đồ 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tìm hiểu về địa phương và vận dụng vào lao động sản xuất ở địa phương. II. Phương pháp và phương tiện, thiết bị dạy học: 1. Phương pháp dạy học: - Phương pháp giảng giải - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp hướng dẫn HS làm việc theo nhóm - Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ, biểu đồ 2. Phương tiện, thiết bị dạy học: - Sách giáo khoa Địa lí lớp 12 - Bản đồ phân bố dân cư và tháp dân số tỉnh Phú Thọ - Tranh ảnh về dân số. lao động và kinh tế tỉnh Phú Thọ. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (5 phút) Ngày tháng Lớp Sĩ số Vắng 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ? - Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Thọ? Từ đó nêu thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư – lao động - Thời gian: 10 phút - Hình thức tổ chức: Cá nhân - Các bước tiến hành: Bước 1: - GV đưa số liệu dân số vài năm của tỉnh Phú Thọ: Năm 1990 1995 1999 2005 Dân số (người) 127.492 1.210.637 1.246.967 1.326.800 - Nêu đặc điểm dân số của tỉnh? Nguyên nhân làm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của tỉnh có xu hướng giảm? - Tỉnh Phú Thọ có những dân tộc nào đang sinh sống? - Quan sát tháp dân số rút ra nhận xét về giới tính theo độ tuổi, theo lao động? - Nhìn bản đồ phân bố dân cư nhận xét sự phân bố dân cư của tỉnh? - Tỉnh ta có những lễ hội truyền thống nào? Tổ chức vào ngày tháng năm nào? - Nhận xét tình hình giáo dục của tỉnh trong những năm gần đây? (Hạ Hòa hoàn thành phổ cập THCS năm 2002, tháng 7/2007 có 21 trường đạt chuẩn quốc gia). - Nhận xét chung về tình hình phát triển y tế của tỉnh? Bước 2: HS trả lời, HS khác bổ xung Bước 3: GV chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - Thời gian: 25 phút - Hình thức tổ chức: Nhóm - Các bước tiến hành: Bước 1: - GV nêu khái quát về đặc điểm kinh tế của tỉnh - GV chia lớp làm 3 nhóm lớn và giao việc cho mỗi nhóm hoàn thiện bảng sau: Các ngành kinh tế Công nghiệp Nông Nghiệp Dịch vụ Đặc điểm Phương hướng phát triển - Nhóm 1: Làm công nghiệp - Nhóm 2: Làm nông nghiệp - Nhóm 3: Làm dịch vụ Bước 2: Đại diện của từng nhóm báo các kết quả, nhóm khác bổ xung. Bước 3: GV chuẩn kiến thức I. Dân cư – lao động 1. Gia tăng dân số: - Số dân: 1,4 triệu người - Dân số tăng nhanh -Tỷ lệ gia tăng tự nhiên 1,8% (1996), 1% (2005). - Do làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. 2.Kết cấu dân số: - Giới tính: 104nữ/100nam (1999) - Dân số trẻ Có nguồn lao động dồi dào. - Có 21 dân tộc: Kinh, Mường, Hơ Mông, Sán Dìu - Tín ngưỡng: thờ cúng ông bà tổ tiên, đạo phật và đạo thiên chúa giáo. 3. Phân bố dân cư: - Mật độ dân số trung bình: 365 người/ km2 - Phân bố dân cư không đồng đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn. - Loại hình cư trú: định cư (Thành thị: 15%, nông thôn: 85%). 4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế - Các loại hình văn hóa dân gian - Hoạt động văn hóa truyền thống thông qua các lễ hội: Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Hùng, Đền Nghè - Quy mô trường lớp phát triển hợp kí theo hướng đa dạng hóa và từng bước xã hội hóa giáo dục, đáp ứng nhu cầu giáo dục của nhân dân. Hoàn thành mục tiêu giáo dục phổ cập giáo dục. - Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, đầu tư, 100% số xã có bác sĩ. - Chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ trẻ em được cải thiện dáng kể. II. Khái quát tình hình phát triển kinh tế 1. Đặc điểm chung - Kinh tế phát triển khá, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh ngày một nâng cao. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt: 9,73% cao hơn 1% so với năm 2000, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. - Cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ các ngành có sự chuyển dich theo hướng CNH, HĐH. 2. Các ngành kinh tế ( Thông tin phản hồi phiếu học tập) 3. Phương hướng chung cho phát triển kinh tế của tỉnh - Tạo chuyển biến cả về chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng đi đôi với phát triển bền vững, bắt nhịp với đà phát triển chung của đất nước. - Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội. IV. Củng cố - GV khái quát bài V. Dặn dò: - Học bài cũ và xem trước bài mới. Phụ lục Các ngành kinh tế Công nghiệp Nông Nghiệp Dịch vụ Đặc điểm - Có nguồn khoáng sản phong phú song trữ lượng còn ít. - Có nhiều nghề thủ công truyền thống (đan nón ở Sai Nga, đan cót ở Đỗ Xuyên) - Chế biến nông sản thực phẩm phát triển mạnh, có tầm cỡ quốc gia, nhiều sản phẩm xuất sang tỉnh bạn: đường, chè, rượu bia, bánh kẹo, mì chính tập trung chủ yếu ở Việt Trì. - Sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng (Thanh Ba), gốm sứ cao cấp (Việt Trì, Phú Thọ), khai thác cát sỏi, sản xuất gạch ngói phát triển rộng khắp. - Khai thác, chế biến khoáng sản: pirit, cao lanh, đất sét, đá xây dựng - Công nghiệp hóa chất, sản xuất phân bón: Việt Trì, Lâm Thao - Sản xuất hàng tiêu dùng: dệt may, nhuộm (Việt Trì, Phú Thọ), sản xuất giấy (Bãi Bằng). * Trồng trọt - Cây công nghiệp dài ngày: Chè ở Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Sơn, trẩu, cọ - Cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, mía, đậu tương (vùng đồi núi thấp, bãi ven sông). - Lương thực: lúa, sắn, ngô vụ đông. - Cây ăn quả: Bưởi, nhán, chuối - Lâm nghiệp: diện tích rừng nguyên liệu lớn, rừng nguyên sinh: Xuân Sơn. * Chăn nuôi - Trâu, bò (Thanh Sơn, Yên Lập); lợn, gia cầm, thủy sản, nuôi ong theo hộ gia đình. - Giao thông vận tải: gồm nhiều loại hình: đường sắt, đường bộ, đường sông. - Bưu điện: phát triển khá nhanh, đạt 7,5 máy cố định/100 dân. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh 100%, phủ sóng truyền hình 90% địa bàn dân cư. - Du lịch: chuyển biến về quy hoạch, đầu tư hạ tầng và tổ chức quảng bá, có hệ thống khách sạn, nhà hàng đa dạng và phong phú. Một số tuyến du lịch: Việt Trì – Đền Hùng – Thanh Thủy – Xuân Sơn. Việt Trì – Đền Hùng –Hạ Hòa. Phương hướng phát triển Xây dựng các khu công nghiệp (ở Việt Trì) thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để mở rộng sản xuất. - Ưu tiên đầu tư những ngành công nghiệp tiên tiến, công nghiệp sạch. Đẩy mạnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. - Đẩy nhanh phát triển kinh tế nông thôn. Phát triển toàn diện, khai thác lợi thế và nâng cao chất lượng dich vụ, đáp ứng nhu cầu và đời sống sản xuất của nhân dân.
File đính kèm:
- bai giang 2.docx