Giáo án Địa lý 11 CB tiết 28 bài 11: Khu vực đông Nam á - Tự nhiên, dân cư và xã hội

Bài 11 Khu vực đông Nam á

 Tự nhiên, dân cư và xã hội

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

 - Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.

 - Phân tích được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á.

 - Phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội khu vực Đông Nam Á

 - Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện dân cư và xã hội tới sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á.

2. Kĩ năng

 - Đọc, phân tích được bản đồ (lược đồ) Đông Nam Á.

 - Biết thiết lập các sơ đồ logic kiến thức.

 

doc3 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 CB tiết 28 bài 11: Khu vực đông Nam á - Tự nhiên, dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Giỏo ỏn Địa lý 11 Lờ Văn Đỉnh THPT Đụng sơn I 
Ngày soạn 25 tháng 3 năm 2008 
Chương trình chuẩn
Tiết 28 Bài 11 Khu vực đông Nam á
 Tự nhiên, dân cư và xã hội
I. Mục tiêu 
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 - Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam á.
 - Phân tích được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam á.
 - Phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội khu vực Đông Nam á
 - Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện dân cư và xã hội tới sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam á.
2. Kĩ năng
 - Đọc, phân tích được bản đồ (lược đồ) Đông Nam á.
 - Biết thiết lập các sơ đồ logic kiến thức.
II. thiết bị dạy học
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu á.
 - Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK.
 - Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
 Mở bài: GV treo bản đồ Tự nhiên châu á và giới thiệu: Chúng ta đã học qua nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Có một khu vực rất thân thiết với chúng ta, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu và tìm hiểu, đó là khu vực Đông Nam á.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ trả lời các câu hỏi sau:
- Khu vực Đông Nam á có bao nhiên quốc gia, đó là những quốc gia nào?
- Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực?
Bước 2: HS trả lời, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Bước 3: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát bản đồ và thực hiện phiếu học tập 1.
Bước 4: HS trình bày. GV kẻ nhanh lên bảng phiếu học tập.
HĐ 2: Nhóm
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu bài học trong SGK, bản đồ tự nhiên châu á và chia lớp thành 2 – 4 nhóm thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập số 2.
Bước 2: Đại diện các nhóm HS trình bày.
Đối với nhóm tìm hiểu về Đông Nam á lục địa, GV cần đặt thêm câu hỏi trong SGK: Nếu phát triển giao thông theo hướng Đông – Tây thì sẽ gặp thuận lợi và khó khăn gì?
+ GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
HĐ 3: Nhóm (bàn)
Bước 1: GV phát cho HS giấy dính, yêu cầu HS ghi vào giấy một câu (đơn nghĩa) thể hiện thuận lợi hoặc khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông nam á.
GV ghi trên bảng:
Thuận lợi Khó khăn
Yêu cầu HS sau khi ghi xong, lên bảng dán theo đúng vị trí.
Bước 2:Cử hai HS lên bảng tổng hợp kết quả của hai nhóm và ghi tóm tắt lên bảng.
Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, kết luận, lưu ý HS vấn đề là cần khắc phục các khó khăn, tận dụng các thuận lợi trên cơ sở phát triển bền vững môi trường.
HĐ 4: Cá nhân/cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi sau nêu :
Đặc điểm dân cư của KV ĐNA ?
Đặc điểm dân tộc của KV ĐNA ?
Đặc điểm Tôn giáo của KV ĐNA ?
Bước 2: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Sau cùng GV nhận xét, chốt lại kiến thức và hoàn thiện sơ đồ.
Bước3 : GV cần lưu ý, ở mỗi đặc điểm cần cho HS nêu ví dụ cụ thể về khó khăn, thuận lợi đối với phát triển kinh tế, xã hội để HS không có nhận thức sai lệch, một chiều.
I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Nằm ở đông Nam lục địa á - Âu, diện tích rộng, gồm 11 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
- Nằm trọn trong khu vực nội chí tuyến.
- Có biển
- Cầu nối thông thương hàng hải.
- Tiếp giáp với hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và ấn Độ.
2. Đặc điểm tự nhiên khu Đông Nam á
a. Đông Nam á lục địa
- Nhiều núi, nhiều sông lớn nên nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc
b. Đông Nam á biển đảo
- Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.
- Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.
- Nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng...
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam á
a. Thuận lợi
- Khí hậu nóng ẩm + đất phù sa màu mỡ phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
- Biển phát triển ngư nghiệp, du lịch và có lượng mưa dồi dào.
- Giàu khoáng sản, rừng nhiệt đới phong phú và đa dạng.
b. Khó khăn
- Động đất, núi lửa, sóng thần
- Bão, lụt, hạn hán
- Rừng và khoáng sản giàu chủng loại nhưng hạn chế về tiềm năng khai thác.
II. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Số dân đông
- Dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao.
- Phân bố dân cư không đồng đều.
2. Dân tộc
- Đa dân tộc
- Nhiều dân tộc phân bố ở nhiều quốc gia.
3. Tôn giáo, văn hoá
- Đa tôn giáo
- Chịu ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hoá lớn, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá ở mỗi dân tộc.
IV. Đánh giá
1. Điền chữ T (thuận lợi) hoặc chữ K (khó khăn) vào ô trống trong các câu sau và giải thích (sau dấu...) sự lựa chọn của em.
 - Đông Nam á có vị trí cầu nối giữa lục địa á - Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a............... 
 - Đông Nam á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.....................
 - Đông Nam á có nhiều loại khoáng sản, nhưng phần lớn có trữ lượng không cao.
...................
 - Đông nam á nhiều thiên tai như bão lụt, động đất, núi lửa, sóng thần. ..........
 - Dân số khu vực Đông Nam á đông, mật độ dân số cao...................
 - Đông Nam á là khu vực đa dân tộc, đa tôn giáo.......................
2. Lấy ví dụ về một dân tộc sống ở nhều quốc gia trong khu vực Đông Nam á.
Lưu ý: HS có thể đánh chữ T hoặc chữ K nếu như lập luận của HS là logic.
V. hoạt động nối tiếp
 Làm câu 2 SGK.
VI. phụ lục
 Phiếu học tập số 1 và thông tin phản hồi.
Vị trí địa lí
Yêu cầu phát hiện/trả lời
Phân tích ý nghĩa
Tiếp giáp với biển và đại dương nào?
Thái Bình Dương, ấn Độ Dương
Giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế biển
Nằm trong đới khí hậu nào?
Nhiệt đới ẩm gió mùa, Xích đạo
ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống kinh tế và hoạt động xã hội.
Tiếp giáp với các nước lớn và các nền văn minh cổ đại nào?
Trung Quốc và ấn Độ
Vị trí giao lưu thuận lợi, tạo sức hấp dẫn cho các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng, thuận lợi để các đạo giáo phát triển
 Phiếu học tập số 2 và thông tin phản hồi.
Yếu tố
Đông Nam á lục địa
(nhóm 1)
Đông Nam á biển đảo
(nhóm 2)
Địa hình và sông ngòi
Hướng địa hình chủ yếu là TB - ĐN hoặc B – N, nhiều núi, nhiều sông lớn nên nhiều đồng bằng lớn phù sa màu mỡ.
Hướng địa hình không thể hiện rõ nét. Nhiều đảo với nhiều núi lửa, đảo hẹp, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.
Khí hậu
Nhiệt đới ẩm gió mùa
Xích đạo và nhiệt đới ẩm
Tài nguyên khoáng sản
Than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc...
Than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng...

File đính kèm:

  • docTiet 28 Bai 11 CB.doc