Giáo án Địa lý 11 CB tiết 31 bài 11: Khu vực Đông Nam á (tiết 4) Thực hành tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á
Bài 11 Khu vực đông Nam á (Tiết 4)
THỰC HÀNH
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU
- Phân tích được một số chỉ tiêu kinh tế (về du lịch và xuất, nhập khẩu) của một số quốc gia, của khu vực Đông Nam Á so với một số khu vực của châu Á.
- Vẽ biểu đồ kinh tế
- Phân tích biểu đồ để rút ra nhận xét.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Máy chiếu, giấy trong thể hiện sẵn đáp án (nếu có).
- Bản đồ Các nước trên thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: SGK.
Giỏo ỏn Địa lý 11 Lờ Văn Đỉnh THPT Đụng sơn I Ngày soạn 14 tháng 4 năm 2008 Chương trình chuẩn Tiết 31 Bài 11 Khu vực đông Nam á (Tiết 4) Thực hành Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam á I. mục tiêu - Phân tích được một số chỉ tiêu kinh tế (về du lịch và xuất, nhập khẩu) của một số quốc gia, của khu vực Đông Nam á so với một số khu vực của châu á. - Vẽ biểu đồ kinh tế - Phân tích biểu đồ để rút ra nhận xét. II. thiết bị dạy học - Máy chiếu, giấy trong thể hiện sẵn đáp án (nếu có). - Bản đồ Các nước trên thế giới. III. hoạt động dạy học GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: SGK. 1. Hoạt động du lịch. HĐ 1: Cá nhân/cặp Bước 1: GV hướng dẫn HS: 1. Vẽ biểu đồ: 2. Tính mức chi tiêu bình quân của khách du lịch ở từng quốc gia: * Đáp án: Đông á: 1050 USD/người; Đông Nam á: 477 USD/người; Tây Nam á: 445 USD/người. 3. So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam á với khu vực Đông á và Tây á: - So sánh số lượng tuyệt đối khách du lịch. - So sánh số lượng tuyệt đối tổng chi tiêu của khách du lịch. - Dựa vào kết quả tính mức chi tiêu bình của khách du lịch, nhận xét về trình độ phát triển du lịch, các sản phẩm du lịch của khu vực Đông Nam á so với 2 khu vực còn lại. * Nhận xét cần đạt được: + Số lượng khách du lịch ở khu vực Đông Nam á ít nhất (2003) trong 3 khu vực. + Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam á cũng thấp nhất, chỉ xấp xỉ khu vực Tây Nam á, nhưng thua nhiều lần so với khu vực Đông á. + Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch còn cho thấy các sản phẩm du lịch cũng như trình độ phát triển du lịch của khu vực Đông nam á chỉ ngang bằng so với khu vực Tây nam á và còn thua xa so với khu vực Đông á. Nếu tính tới khu vực Tây Nam á còn chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh, mất ổn định do nạn khủng bố làm hạn chế sự phát triển du lịch của khu vực trong nhiều năm thì thực sự trong ba khu vực trên, Đông nam á tuy giàu tiềm năng nhưng vẫn là khu vực có các sản phảm du lịch còn hạn chế. Bước 2: HS thực hiện bài tập, 1- 2 em lên bảng vẽ biểu đồ. GV kiểm tra thực hiện, hỗ trợ HS yếu. Bước 3: GV gọi một vài HS trình bày, đánh giá và cho điểm. 2. Tình hình xuất, nhập khẩu của Đông Nam á. HĐ 2: Cá nhân Bước 1: GV hướng dẫn HS: - GV kẻ lên bảng theo phiếu học tập số 1. - Yêu cầu HS kẻ bảng vào vở, thực hiện đối chiếu từng cột xuất, nhập khẩu ở từng quốc gia, theo từng năm. Đánh dấu + nếu cán cân thương mại dương; đánh dấu – nếu cán cân thương mại âm. Bước 2: HS làm việc cá nhân. Bước 3: Gọi một số HS đọc kết quả, lưu ý trường hợp của Mi-an-ma do cột của biểu đồ quá thấp vì số liệu nhỏ, GV có thể thông báo số liệu để HS tính toán cán cân thương mại (xuất, nhập khẩu năm 1990 là 0,33 và 0,27; năm 2000 là 1,19 và 2,22; năm 2004 là 3,9 và1,93). Cho HS rút ra nhận xét về giá trị xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại ở ba thời điểm. * Nhận xét cần đạt được: + Giá trị xuất, nhập khẩu của tất cả các nước đều tăng trong giai đoạn từ 1990 – 2004. + Xing-ga-po và Thái Lan có cán cân thương mại dương ở hai thời điểm năm 2000 và 2004, ngược lại Việt Nam có cán cân thương mại âm ở cả ba thời điểm. + Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu cao nhất trong khu vực (tăng hơn 10 lần trong 14 năm: xuất khẩu từ 2,4 lên 26,5; nhập khẩu từ 2,75 lên 31,9), mặc dù giá trị tuyệt đối ở mọi thời điểm đều thua so với Xing-ga-po và Thái Lan. + Xing-ga-po là nước có giá trị xuất, nhập khẩu cao nhất và Mi-an-ma có giá trị xuất, nhập khẩu thấp nhất ở cả 3 thời điểm trong số 4 quốc gia. IV. hoạt động nối tiếp GV hướng dẫn HS tìm tư liệu chuẩn bị cho bài học về Ô-xtrây-li-a. V. phụ lục Phiếu học tập số 1 và thông tin phản hồi. Tên nước Cán cân xuất, nhập khẩu (+; -) Năm 1990 Năm 2000 Năm 2004 Xin-ga-po - + + Thái Lan - + + Việt Nam - - - Mi-an-ma + - +
File đính kèm:
- Tiet 31 Bai 11 CB.doc