Giáo án Địa lý 6 kì I
Tuần 1.
Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: qua bài học, học sinh cần
- Hiểu rõ được tầm quan trọng của môn địa lí
- Nắm được nội dung chương trình địa lí lớp 6
- Cần học môn địa lí như thế nào
2. Kĩ năng:
- Bước đầu làm quen với phương pháp học mới: thảo luận
3. Thái độ:
- Gợi lòng yêu thiên nhiên, tự nhiên, yêu quê hương, đất nước trong học sinh
- Giúp các em có hứng thú tìm tòi, giải thích các hiện tưởng, sự vật địa lí xảy ra xung quanh
c điểm hình thái: có 2 loại: - Bào mòn: bề mặt hơi gợn sóng (Châu Au, Canada) - Bồi tụ: bề mặt bằng phẳng do phù sa các sông lớn bồi đắp ở cửa sông (Hoàng Hà, Cửu Long, Sông Hồng) + Giá trị kinh tế: - Trồng cây lương thực, thực phẩm, nông nghiệp, phát triển dân cư đông đúc - Tập trung nhiều thành phố lớn 1: Bình nguyên (đồng bằng). Bình nguyên là dạng địa hình thấp tương đối bằng phẳng độ cao tuyệt đối thường dười 200m. Bình nguyên bồi tụ ở cửa các con sông gọi là châu thổ. Bình nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và thực phẩm. Hoạt động 2: Cao nguyên. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Yêu cầu hs quan sát (H40 sgk) tìm những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa cao nguyên và bình nguyên. - Dựa vào mô hình và thông tin trong sách giáo khoa thảo luận đặc điểm về độ cao, hình thái và giá trị kinh tế của cao nguyên. Từ những đặc điểm trên yêu cầu hs nêu đặc điểm của cao nguyên. - Học sinh thảo luận + Độ cao: độ cao tuyệt đối > 500m + hình thái: bề mặt tương đối bằng phẳng, gợn sóng. Sườn dốc (Tây Tạng, Tây Nguyên) Cao nguyên thuận tiện cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn. 2: Cao nguyên. Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bằng phẳng có sườn dốc độ cao tuyệt đối thường trên 500m. Cao nguyên thuận tiện cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn. Hoạt động 3: Đồi. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Yêu cầu hs tham khảo thông tin sgk: Cho biết đồi phân bố ở khu vực nào ? Tên gọi của vùng này ? Đặc điểm địa hình vùng đồi ? Từ những đặc điểm trên yêu cầu hs nêu đặc điểm của đồi. Tham khảo thông tin trả lời. + Đồi phân bố giữa miền núi và đồng bằng vùng này gọi là trung du. Đồi là dang địa hình nhô cao, có đỉnh tròn sườn thoải, nhưng độ cao tương đối không quá 200m. Đồi thường phân bố tập trung thành vùng như vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên 2: Cao nguyên. Đồi là dang địa hình nhô cao, có đỉnh tròn sườn thoải, nhưng độ cao tương đối không quá 200m. Đồi thường phân bố tập trung thành vùng như vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên 4. Kiểm tra đánh giá: So sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa Bình nguyên và Cao nguyên ? Nước ta có những bình nguyên nào ? Đồi và núi giống nhau và khác nhau như thế nào ? 5. Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà: - Ôn tập từ bài 1-14. Viết những câu hỏi khó hiểu ra giấy. IV: Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Duyệt Vũ Thị Ánh Hồng Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 18. Tiết 18 ÔN TẬP I. Mục tiêu : Nhằm giúp học sinh hệ thống hóa những kiến thức đã học về Trái Đất củng như địa hình trên bề mặt Trái Đất Phát triển về kĩ năng phân tích, biết phân biệt các kí hiệu trên bản đồ Giúp các em có đầy đủ các kiến thức đã học để thi học kì. II. Các thiết bị dạy học: Quả địa cầu Bản đồ thế giới. III. Hoạt động trên lớp : 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tiến trình ôn tập: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò Nội dung ? Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt Trời? ? Bản đồ là gì? ?Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc học tập địa lí? ? Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì? ? Kinh độ của một điềm là gì? ? Tọa độ địa lí của một điểm là gì? ? Có mấy loại kí hiệu trên bản đồ? ?Có mấy dạng kí hiệu? ? Cho biết cách biểu hiện địa hình trên bản đồ? ? Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hệ quả gì? ? Trái Đất quay quanh Mặt Trời sinh ra hệ quả gì? ? Cấu tạo bên trong của Trái Đất có mấy lớp? Đó là những lớp nào? ? Vai trò của lớp vỏ Trái Đất? ? Nội lực là gì? ? Ngoại lực là gì? ? Núi lửa là gì? ? Động đất là gì? Biện pháp hạn chế động đất gây ra? ? Núi là gì? Cách đo độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối? ? Dựa vào độ cao chia ra mấy loại núi? ? Dựa vào thời gian hình thành cho biết núi có mấy loại? ? Núi già khác với núi trẻ ở những điểm nào? Hoạt động cá nhân Thứ 3 trong hệ Mặt Trời Là mô hình thu nhỏ trên giấy về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất Rất quan trọng Mức độ thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế mặt đất Dựa vào mục 2 sgk để trả lời câu hỏi Kinh độ, vĩ độ của một điểm chính là tọa độ địa lí của điểm đó Ba loại: hình học, chữ, tượng hình Ba dạng: điểm, đường, diện tích Thang màu hoặc đường đồng mức Hiện tượng ngày và đêm Hiện tượng các mùa Có ba lớp: vỏ, trung gian, lõi Là lớp mỏng nhất quan trọng nhất, nơi tồn tại các thành phần tự nhiên cả xã hội loài người Học sinh dựa vào sgk để trả lời Là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển.. Xây nhà chịu được các chấn động lớn, lập các dự báo để sơ tán dân.. Độ cao tương đối được đo từ đỉnh núi xuống chân núi Độ cao tuyyệt đối đo từ đỉnh núi xuống ngang bằng với mực nước biển 3 loại: thấp, trung bình, cao Hai loại: núi già,núi trẻ Núi già: hình thành hàng trăm triệu năm, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng Núi trẻ hình thành cách đây vài chục triệu năm có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu 1. Trái Đất: 2. Bản đồ 3.Tỉ lệ bản đồ 4.phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ địa lí của một điểm 5. Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ 6. Sự tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả 7.Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời 8.Cấu tạo bên trong của Trái Đất 9.Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình 10. Địa hình bề mặt Trái Đất 4. Kiểm tra đánh giá - Giáo viên nhắc lại cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất. 5. Dặn dò: Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ I. IV: Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Duyệt Vũ Thị Ánh Hồng Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 19. Tiết 19 KIỂM TRA HỌC KÌ I I Trắc Nghiệm (4 điểm): Khoanh tròn vào ý em cho là đúng: 1. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời: a. Vị trí thứ ba c. Vị trí thứ bẩy b. Vị trí thứ năm d. Vị trí thứ chín 2. Trên quả Địa Cầu các kinh tuyến: a. Lớn dần từ Đông sang Tây c. Đều bằng nhau b. Nhỏ dần từ Đông sang Tây d. Tất cả đều sai 3. Bản đồ là: a. Hình vẽ của Trái Đất lên giấy b. Hình vẽ thu nhỏ trên giấy về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. d. Mô hình của Trái Đất được thu nhỏ lại e. Hình vẽ biểu hiện bề mặt Trái Đất lên mặt giấy 4. Các bước cần làm để vẽ bản đồ là: a. Thu thập thông tin c. Lựa chọn ký hiệu b. Tính tỷ lệ d. Tất cả các bước 5. Điền từ thích hợp vào ô trống: " 200m"; "Cao"; "500m"; "Thấp" - Núi là loại địa hình nổi lên (1)...................trên mặt đất, thường có độ cao(2)...................so với mực nước biển. - Bình nguyên (đồng bằng) là dạng địa hình (3).................tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới(4)................. 6. Nối ý ở cột A và B cho thích hợp. A B Ý nối Loại khoáng sản Tên các khoáng sản 1 Năng lượng a Sắt, Man gan, Ti tan, Crôm...... 2 Phi kim loại b Đồng, chì, kẽm..... 3 Kim loại đen c Muối mỏ, Apatit, Thạch Anh, kim cương, đá vôi........ 4 Kim loại màu d Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt...... II. Tự luận ( 6 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Sự vận động của Trái Đất quay quanh trục theo hướng nào? Và sinh ra hệ quả gì? Câu 2: (4 điểm) a. Ngoài sự vận động tự quay quanh trục, Trái Đất còn có sự vận động nào? B. Dựa vào hình dưới đây em hãy vẽ quỹ đạo chuyển động, hướng chuyển động của Trái Đất trong các ngày: Xuân phân (21/3); Thu phân (23/9); hạ chí (22/6); Đông chí (22/12) MA TRẬN Chủ đề ( nội dung) Biết Hiểu Vận dụng (kỹ năng) Tổng TN TL TN TL TN TL Vị trí, hình dạng kích thước Trái Đất I(2) 0.5 0.5 Bản đồ, cách vẽ bản đồ I(2) 0.5 0.5 Địa hình bề mặt Trái Đất I(2) 1 1 Các mỏ khoáng sản I(4) 2 2 Các vận động của Trái Đất II(1) 2 II(4) 4 6 Tổng điểm 2 4 4 10 ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm ( 4 điểm) + Khoanh tròn vào ý đúng ( 1 điểm), (mỗi ý khoanh đúng được 0.25 điểm) 1- a 2 - c 3- b 4 - d + Điền từ thích hợp vào ô trống ( 1 điểm) 1 - Cao 2 - 500m 3 - thấp 4 - 200m + Nối ý: (2 điểm) 1 - d 2 - c 3 - a 4 - b II. Tự luận ( 6 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) - Trái Đất tự quay quanh trục theo hường Tây sang Đông (Trái sang Phải) (1điểm) - Sinh ra các hệ quả: (1 điểm) + Ngày đêm liên tục ở khắp nơi trên Trái Đất + Giờ khác nhau trên Trái Đất. + Làm lệch hướng các vật chuyển động theo kinh tuyến trên cả hai nửa cầu Câu 2: (4 điểm) - Ngoài sự vận động tự quay quanh trục, Trái Đất còn quay quanh Mặt Trời. (1 điểm) - Vẽ hình: (3 điểm) 21/3( Xuân Phân) 2122111 22/6 22/12 (Hạ chí ( Đông chí) 23/9 ( Thu phân) IV: Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Duyệt Vũ Thị Ánh Hồng
File đính kèm:
- giao an dia ly 6 3 cot moi chinh sua.doc