Giáo án Địa lý 6 kì II

 HỌC KÌ II

 TIẾT 20 BÀI 15: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- ¬ Hiểu các khái niệm: khoáng vật, đá, khoáng sản, mỏ khoáng sản.

- Phân loại khoáng sản theo công dụng.

- Nguồn gốc hình thành mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh.

2. Kĩ năng: biết phân tích bảng số liệu thống kê, nhận biết một số khoáng sản qua ảnh địa lí.

3. Thái độ:

 GDMT: Biết khoáng sản là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên không thể phục hồi . Hiểu biết về khai thác hợp lí , bảo vệ tài nguyên khoáng sản. (mục 1, mục 2, toàn phần)

 

doc42 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 6 kì II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
a Cải tạo đất c Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật
b Chọn giống d Cả 3 biện pháp trên. 
4 Dặn dò
a Học bài. Trả lời câu hỏi sgk. Làm vở bài tập.
b Chuẩn bị bài sau: Đất có ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố thực vật?
 Ký duyệt:
 Vũ Thị Ánh Hồng
TUẦN 34
TIẾT 34 BÀI 27: LỚP VỎ SINH VẬT.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐÂT
 Ngày soạn: 
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
- HS nắm được khái niệm lớp vỏ sinh vật.
- Phân tích được ảnh hưởng các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố động thực vật trên TĐ và mối quan hệ giữa chúng.
- Trình bày được ảnh hưởng tích cực tiêu cực của con người đến sự phân bố động vật, thực vật, thấy được sự cần thiết phải bảo vệ động thực vật.
2 Kĩ năng: Biết khái quát, phân tích, nhận xét về các loài động thực vật ở các miền khí hậu khác nhau.
3 Thái độ: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ động thực vật.
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: Tranh ảnh về các động thực vật ở các miền khí hậu khác nhau.
2 Học sinh: Trả lời câu hỏi in nghiêng của bài.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Bài cũ:
Câu 1: Chất mùn có vai trò quan trọng như thế nào trong lớp đất?
Câu 2: Đặc tính quan trọng nhất của lớp đất là gì? Đặc tính đó ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?
2 Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Gv: Dựa vào sgk cho biết sinh vật đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất cách đây bao lâu?
Hs: Khoảng 3000 năm trước đây.
Gv: Sinh vật tồn tại và phát triển ở những đâu trên bề mặt Trái Đất?
Gv: Lớp vỏ sinh vật là gì?	
Hs: Sinh vật xâm nhập trong lớp đất đá nước và không khí tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất gọi là lớp sinh vật hay sinh vật quyển.
Gv: treo tranh ảnh và cho hs quan sát H67,68,69: đại diện cảnh quan cho 3 đới khí hậu:
Thảo luận nhóm:
N1: H67: Nằm trong đới khí hậu nào? Đặc điểm thực vật ra sao?
N2: Thực vật ôn đới nằm trong đới khí hậu nào? Đặc điểm thực vật ra sao?
N3: Thực vật hàn đới: nằm trong đới khí hậu nào? Đặc điểm thực vật ra sao?
Hs: Thảo luận trình bày.
Gv: Nguyên nhân của sự khác biệt thực vật ở 3 đới khí hậu trên?
Gv: Quan sát h. 67 và 68: Cùng là khí hậu nhiệt đới nhưng sự phát triển của thực vật khác nhau như thế nào? Tại sao?
Hs: H67: mưa nhiều, nóng: rừng mưa nhiệt đới.
 H68: khí hậu khô hạn: hoang mạc nhiệt đới.
Gv: Ngoài khí hậu, còn có yếu tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật?
Gv: Lấy ví dụ về sự ảnh hưởng của địa hình và đặc điểm các loại đât trồng đến sự phân bố thực vật?
Hs: Lấy ví dụ.( +Thực vật chân núi rừng lá rộng
+Thực vật sườn núi rừng hỗn hợp
+Thực vật sườn cao gần đỉnh lá kim).
Gv: Địa phương em có trồng những loại đặc sản gì?
Hs: Liên hệ địa phương.
Gv: cho HS quan sát hình 69, 70 SGK hãy:
- Cho biết tên các loại động vật trong mỗi miền ? Vì sao giữa hai miền lại có sự khác nhau ? 
Hs: Do khí hậu, địa hình, nguồn thức ăn khác nhau.
Gv: Em hãy kể tên một số động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết?
Hs: Lấy ví dụ. (gấu, chim én, chim thiên nga)
Gv: Hãy nêu ví dụ về mối quan hệ giữa động vật và thực vật?
Nhận xét về mối quan hệ giữa thực vật và động vật?
Hs: Trả lời 
Gv: Nêu ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực động vật trên Trái Đất?
Gv: Thảo luận cặp:
Dãy A: Ảnh hưởng tích cực?
Dãy B: Ảnh hưởng tiêu cực?
Hs: Thảo luận
Gv: Tại sao khi môi trường bị phá hoại thì các động vật quý hiếm, hoang dã trong rừng cũng bị diệt vong?
Gv: Vậy con người phải làm gì để bảo vệ động thực vật trên thế giới?
Gv: Là học sinh em cần phải làm gì để bảo vệ sinh vật nói chung và cây xanh trong trường nói riêng?
1 Lớp vỏ sinh vật
Các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất tạo thành lớp vỏ sinh vật.
2 Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố thực, động vật
a Đối với thực vật
- Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng quyết định sự phân bố thực vật.
- Ngoài ra, còn có địa hình, đất 
b Đối với động vật
- §éng vËt chÞu ¶nh h­ëng cña khÝ hËu ít h¬n v× ®éng vËt cã thÓ di chuyÓn theo ®Þa h×nh, theo mïa.
c Mối quan hệ giữa động vật và thực vật
- Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật 
3 Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất
- Con người có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phân bố đó.
- Đã đến lúc phải có những biện pháp tích cực để bảo vệ những vùng sinh sống của các loài động thực vật trên Trái Đất.
3 Củng cố
a Hãy lấy ví dụ cụ thể minh họa về mối quan hệ giữa động vật và thực vật?
b Tại sao lại nói sự phân bố thực vật có ảnh hương đến sự phân bố động vật?
4 Dặn dò
a Học bài. Trả lời câu hỏi sgk. Làm vở bài tập.
b Chuẩn bị bài sau: Hoàn thành bài tập ôn tập chương 2 trong vở bài tập, giờ sau ôn tập.
 Ký duyệt:
 Vũ Thị Ánh Hồng
 TUẦN 35 + 36
 TIẾT 35 + 36 ÔN TẬP HỌC KÌ 2
Ngày soạn: 
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh cần ôn tập lại toàn bộ kiến thức của HS đã học qua từ bài 23 đến bài lớp vỏ sinh vật
	- GV hướng dẫn cho HS nắm được các kiến thức trọng tâm của chương trình để cho HS có kiến thức vững chắc để bước vào kì thi học kì II.
2. Kĩ năng:
- Thảo luận.
- Quan sát biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh.
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: Bản đồ hệ thống sông Việt Nam. Lược đồ tự nhiên thế giới.
2 Học sinh: Ôn tập kiến thức từ bài 23 đến bài 27.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Bài cũ: Gv kiểm tra việc hoàn thành phần ôn tập chương 2 trong vở bài tập của hs.
2 Bài mới: Gv giới thiệu nội dung ôn tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Bước 1: GV: cho HS nghiên cứu đề cương ôn tập:
Câu 1: 
	Hãy nêu cấu tạo của lớp vỏ khí ? Thành phần của không khí ? 
Câu 2: Trên trái đất có mấy vành đai nhiệt ? có những đới khí hậu nào ? nêu đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái Đất ?
Câu 3:
 	Nếu cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm của một địa phương ?
Câu 4: Trình bày sự phân bố khí áp trên bề mặt Trái Đất?
Câu 5: 
	Em hãy định nghĩa về sông? thế nào là hệ thống sông ? 
Câu 6: 
	Hãy nêu thành phần và đặc điểm của lớp thổ nhưỡng? 
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.
	Nội dung ôn tập.
Câu 1:
- Cấu tạo của lớp vỏ khí:
+ Tầng đối lưu.
+ Tầng bình lưu.
+ Các tầng cao của khí quyển.
- Gồm các khí:
+ Oxi 21%.
+ Nitơ 78%.
+ Hơi nước và khí khác 1%.
Câu 2:
- Tương ứng với 5 vành đai nhiệt trên TĐ có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: 
+ 1 đới nóng.
+ 2 đới ôn hoà.
+ 2 đới lạnh.
a. Đới nóng (hay nhiệt đới).
- Góc chiếu sáng lớn thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít.
- Nhiệt độ nóng quanh năm có gió tín phong thổi vào.
- Lượng mưa từ 1000 – 2000mm.
b. 2 đới ôn hoà ôn đới.
- Thời gian chiếu sáng chênh nhau nhiều.
- Nhiệt độ TB , gió tây ôn đới thổi vào lượng mưa từ 500 – 1000mm.
c. 2 đới lạnh (hạn đới).
- Góc chiếu sáng nhỏ
- Thời gian chiếu sáng giao động lớn.
- t0 quanh năm lạnh.
- Lượng mưa < 500 mm.
Câu 3:
- Lượng mưa của 1 ngày = tổng lượng mưa các lần đo trong ngày.
- Lượng mưa trong tháng = tổng lượng mưa các ngày trong tháng.
- Lượng mưa trong năm = tổng lượng mưa của 12 tháng.
Câu 4:
	Khí áp được phân bố trên bề mặt TĐ thành các đai khí áp thấp và cao từ XĐ lên cực.
- Các đai khí áp cao: Ven vĩ tuyến 30O ở hai bán cầu về ở hai cực. 
- Các đai áp thấp: ven xích đạo và vĩ tuyến 60 ở hai bán cầu. 
Câu 5:
- Sông là dòng chảy tự nhiên, thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
 - Hệ thống sông chính cùng với phụ lưu chi lưu hợp thành hệ thống sông.
Câu 6:
- Gồm có 2 TP chính: Thành phần khoáng và TP hữu cơ
a. Thành phần khoáng
- Chiếm phần lớn trong lượng của đất, gồm các hạt khoáng có kích thước khác nhau
b. Thành phần của đất hữu cơ.
- Chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với chất lượng đất.
- Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động động, thực vật trong đất gọi là chất mùn.
3 Củng cố
a Làm bài tập khó trong vở bài tập( 3,4 sbt 78-79,3 sbt 82,3 sbt 89).Chữa bài tập chương 2.
b Gv giải đáp những thắc mắc của học sinh. 
4 Dặn dò: Ôn tập tốt những nội dung đã học để tiết sau kiểm tra học kì.
 Ký duyệt:
 Vũ Thị Ánh Hồng
TIẾT 37 KIỂM TRA HỌC KÌ 2
Ngày dạy: 
Ngày soạn:
I MỤC TIÊU 
1 Kiến thức: kiểm tra đánh giá lại những nội dung kiến thức cơ bản của học sinh về bài sôngvà hồ ,biển và đại dương, đất, lớp vỏ sinh vật trên Trái Đất.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng trình bày, có khả năng tư duy và tự luận 
3. Thái đô: Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập 
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
2 Học sinh: Đồ dùng học tập.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Kiểm tra sĩ số
2 Phát đề
 ĐỀ BÀI
I TRẮC NGHIỆM: 3 ĐIỂM
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng:
1. Hồ là:	
A Khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
B Khoảng nước đọng tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
C Khoảng nước đọng trong đất liền.
D Khoảng nước đọng tương đối hẹp trên bề mặt lục địa.
2. Hai thành phần chính của đất là: chất khoáng và:
A Nước B Không khí C Chất hữu cơ D Chất vô cơ
3. Độ muối trung bình của biển và đại dương là:
A: 32 0/00 B: 330/00 C: 340/00 D: 350/00 
4. Các nhân tố quan trọng hình thành các loại đất trên bề mặt Trái Đất là:
A Đá mẹ B Sinh vật C Khí hậu D Cả 3 nhân tố trên
Câu 2: Ghép mỗi ý ở bên trái với mỗi ý ở bên phải sao cho đúng:
Các hinh thức vận động của nước biển
Đáp án
Nguyên nhân của mỗi hình thức
1 Sóng
A. Do động đất ngầm dưới đáy biển
2 Sóng thần
B. Do gió
3 Thủy triều
C. Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời
Câu 3:
II TỰ LUẬN: 7 ĐIỂM
Câu 1: Dựa vào bảng số liệu dưới đây: 
Sông Hồng
Sông Mê Công
Lưu vực(km2)
170 000
795 000
Tổng lượng nước(tỉ m3 / năm)
120
507
Tổng lượng nước mùa cạn(%)
25
20
Tổng lượng nước mùa lũ(%)
75
80
Hãy:
a. So sánh tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công.Từ đó nêu mối quan hệ giữa diện tích lưu vực và tổng lượng nước của 1 con sông.
b. So sánh tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa cạn và mùa lũ.Vì sao có sự chênh lệch đó.
Câu 2: Con người có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến sự phân bố thực, động vật trên thế giới?
Là học sinh, em cần làm gì để bảo vệ thực, động vật?
3 Thu bài.

File đính kèm:

  • docdia li 6 ki II chuan.doc
Bài giảng liên quan