Giáo án Địa lý 7 tuần 12
BÀI 22. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản ) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh.
- Việc khai thác tài nguyên nơi này cũng là nguyên nhân làm ô nhiễm MT và làm cho cạn tài nguyên dầu khí.
2. Kĩ năng
Phân tích ảnh địa lí
TUẦN: 12 Môn: Địa Lí 7 Tiết : 23 Ngày soạn BÀI 22. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH Mục tiêu Kiến thức - Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản ) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh. - Việc khai thác tài nguyên nơi này cũng là nguyên nhân làm ô nhiễm MT và làm cho cạn tài nguyên dầu khí. 2. Kĩ năng Phân tích ảnh địa lí Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập - Có ý thức trong việc phòng và hạn chế sự biến đổi của khí hậu toàn cầu. Chuẩn bị - GV: tranh ảnh sgk . - HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa. Tiến trình lên lớp Ổn định tổ chức Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh Kiểm tra bài cũ Câu 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới lạnh? Dạy bài mới: Giới thiệu bài theo SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1. Tìm hiểu Hoạt động kinh tế của các dân tộc phương Bắc Gv cho hs tìm hiều thông tin sgk và hình ảnh trong sgk và ảnh gv chuẩn bị ( nếu có ) ? Quan sát H22.1 cho biết có những dân tộc nào sinh sống chủ yếu ở đới lạnh phương Bắc? ? Địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi và địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề săn bắn? ? Nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh? ? Giải thích nguyên nhân? Gv cho hs phân tích hình để làm rỏ nội dung. ? Nêu tiếp các hoạt động kinh tế hiện đại ở đới lạnh? Con người đã làm gì hay sử dụng kĩ thuật gì để phát triển kinh tế ở đới lạnh để phát triển được còn có khó khăn gì? Gv chuẩn xác và kết luận. TÍCH HỢP TKNL-HQ Việc phát triển kinh tế nhất là khai thác dầu có ảnh hưởng gì đền tài nguyên năng lượng? TÍCH HỢP MT ? Việc khai thác động vật nhất là động vật quý hiếm đã ảnh hưởng gì đến số lượng của các loài này? ? Theo em cần phải làm gì để bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở đới lạnh? Gv chuẩn xác và kết luận Hoạt động cả lớp Tl: Dân tộc Chúc; I-a-kut; Xa-mô-y-et; La-pông; I-nuc Tl: Chăn nuôi: ở Bắc Á, Bắc Âu Săn bắn ở Bắc Mĩ TL: Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lây lông, mỡ, thịt, da. Tl: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo Tl: Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quý Nguyên nhân: khoa học kĩ thuật phát triển. Tl: Làm cạn kiệt tài nguyên Tl: Tuyệt chủng một số loài động vật quý. Tl: Cần có ý thức bảo vệ và khai thác hợp lí 1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc - Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lây lông, mỡ, thịt, da. Nguyên nhân : Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo - Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quý Nguyên nhân: khoa học kĩ thuật phát triển. Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu một số vấn đề lớn cần giải quyết ở đới lạnh Gv cho hs quan sát hình sgk và kênh chữ. Gv cho học sinh chia nhóm 4 hs thảo luận nội dung: ? Nêu những vấn đề lớn cần giải quyết và nêu biện pháp khắc phục những vấn đề trên? Gv chuẩn xác, kết luận và giới thiệu hình sgk để khai thác và minh họa kiến thức Hoạt động cả lớp 3 phút Hs chia nhóm 4 em thảo luận, thống nhất báo cáo, nhận xét và bổ sung. - Vấn đề: Thiếu nhân lực để phát triển kinh tế; nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý - Biện pháp: bổ sung nhân lực, bảo vệ động vật quý... 2. Một số vấn đề lớn cần giải quyết ở đới lạnh - Thiếu nhân lực để phát triển kinh tế - Nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý Gv gọi 1-2 Hs đọc phần ghi nhớ. 1-2 Hs đọc rõ, to phần ghi nhớ 4. Củng cố Câu 1. Nêu các hình thức phát triển kinh tế ở đới lạnh? Câu 2. Nêu nguyên nhân và biện pháp khắc phục những vấn đề cần giải quyết ở đới lạnh? 5. Hướng dẫn về nhà Hướng dẫn hs học bài Trả lời câu hỏi sgk hướng dẫn làm bài tập 3 Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet Hướng dẫn chuẩn bị bài 23 Nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN: 12 Môn: Địa Lí 7 Tiết : 24 Ngày soạn: CHƯƠNG V. MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI BÀI 23. MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản ) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi. - Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới. 2. Kĩ năng - Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi để thấy được sự khác nhau giữ vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hòa. - Quan sát ảnh và nhận xét về các cảnh quan, các dân tộc. 3.Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập Chuẩn bị - GV: Tranh vùng núi - HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa. Tiến trình lên lớp Ổn định tổ chức Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh Kiểm tra bài cũ Câu 1. Nêu các hình thức phát triển kinh tế ở đới lạnh? Dạy bài mới: Giới thiệu bài theo SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm của môi trường vùng núi. Gv cho hs tìm hiều hình sgk và kênh chữ ? Mô tả quang cảnh của vùng núi Hy-ma-lay-a? nguyên nhân? Gv chuẩn xác và kết luận. Gv cho hs quan sát H23.2 Gv cho hs trao đổi cặp thống nhất nội dung sau: Nhận xét sự phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy núi An pơ. Cho biết nguyên nhân Gv chuẩn xác và kết luận. ? Vùng núi có những khó khăn gì đến tự nhiên và đời sống con người? Gv kết luận, chuyển ý Hoạt động cả lớp Hs mô tả: dưới chân núi có cây cối rậm rạp, càng lên cao càng giảm trên đỉnh chỉ có băng tuyết bao phủ. Biểu hiện: Thực vật phân tầng như thay đổi vĩ độ từ vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao. Nguyên nhân: càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm Hs trao đổi cặp thống hất, báo cáo Biểu hiện: Sườn đón gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối xanh tốt hơn sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hòa, trên những sườn đón nắng cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn sườn khuất nắng. Nguyên nhân: do hướng của sườn núi Tl: Lũ quét, lở đấtkhó khăn đi lại.. 1. Đặc điểm của môi trường - Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn núi: + Thay đổi theo độ cao: Biểu hiện: Thực vật phân tầng như thay đổi vĩ độ từ vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao. Nguyên nhân: càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm + Thay đổi theo hướng sườn: Biểu hiện: Sườn đón gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối xanh tốt hơn sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hòa, trên những sườn đón nắng cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn sườn khuất nắng. Nguyên nhân: do hướng của sườn núi Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm cư trú của con người Gv cho hs tìm hiểu kênh chữ sgk Gv cho hs chia nhóm 4 hs thảo luận nội dung : Nêu sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới ? nguyên nhân ? Gv chuẩn xác và kết luận, bổ sung Hoạt động cả lớp 3 phút Hs chia nhóm 4 hs thảo luận, thống nhất ý kiến, báo cáo, nhận xét và bổ sung. Cần đạt: - Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người. - Các dân tộc miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản. - Các dân tộc miền núi Nam Mĩ ưa sống ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trót, chăn nuôi. - Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẽ. 2. Cư trú của con người - Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người. - Các dân tộc miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản. - Các dân tộc miền núi Nam Mĩ ưa sống ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trót, chăn nuôi. - Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẽ. Gv gọi 1-2 Hs đọc phần ghi nhớ. 1-2 Hs đọc rõ, to phần ghi nhớ Củng cố: Câu 1. Nêu đặc điểm đặc trưng của vùng núi? Câu 2. Làm bài tập 2 sgk ? Hướng dẫn về nhà - Hướng dẫn hs học bài - Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet - Hướng dẫn làm bài tập 1, 2 sgk - Hướng dẫn chuẩn bị bài chương II,III,IV,V - Nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Rút kinh nghiệm . Duyệt Vũ Thị Ánh Hồng
File đính kèm:
- Đia 7 T12.doc